Trong bài thơ tác giả dụng những từ ngữ hình ảnh nào để miêu tả vẻ đẹp của tiếng Việt

Câu hỏi: Chuẩn bị đọc
Câu 1 [trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em chọn một hình ảnh em thấy phù hợp [bông sen, Bác Hồ, ruộng lúa…] và trình bày suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

- Em tùy chọn những hình ảnh mà mình cho là phù hợp và giải thích lí do chọn lựa. - Ví dụ: Em chọn hình ảnh bông hoa sen vì đây là loài hoa nổi bật của Việt Nam với sự giản dị, thanh tao và “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” giống như phẩm chất con người Việt Nam vậy.

Câu 2​

Câu 2 [trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức mình đã biết hoặc sưu tầm trên sách vở, internet.

Lời giải chi tiết:

* Bài hát: - Hãy đến với con người Việt Nam - Xuân Nghĩa - Quê hương Việt Nam – Anh Khang - Xinh tươi Việt Nam – Nguyễn Hồng Thuận * Bài thơ: - Quê Hương - Đỗ Trung Quân - Việt Nam Quê Hương Ta - Nguyễn Đình Thi - Quê Hương - Tế Hanh

Phần II​

Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 [trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?

Phương pháp giải:

Hình dung những khung cảnh mà bài thơ miêu tả và những phẩm chất của con người mà 8 dòng thơ ấy đề cập.

Lời giải chi tiết:

Tám dòng thơ này giúp em hình dung: - Phong cảnh Việt Nam là phong cảnh bình dị, gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần trù phú. - Con người Việt Nam là những con người cần cù trong sản xuất; gan dạ, anh hùng trong chiến đấu. Và họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất đẹp đẽ.

Câu 2​

Câu 2 [trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?

Phương pháp giải:

Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống cao đẹp và đáng tự hào. Em đọc lại các dòng thơ và liệt kê những truyền thống đó.

Lời giải chi tiết:

Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.

Phần III​

Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 [trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.

Phương pháp giải:

Em soát lại và tìm những từ ngữ vần với nhau, từ đó rút ra cách gieo vần và ngắt nhịp.

Lời giải chi tiết:

- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn - Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 3 nhịp 2/2/2, câu 2 và câu 4 nhịp 2/2/2/2

Câu 2​

Câu 2 [trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?

Phương pháp giải:

Xem văn bản và liệt kê hai ý : - Hình ảnh con người Việt Nam [các phẩm chất của con người] - Vẻ đẹp quê hương.

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam : những người lao động cần cù, chịu khó, những truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha, những tấm lòng chung thuỷ, sự tài hoa của người dân đất Việt. - Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.

Câu 3​

Câu 3 [trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.

Phương pháp giải:

Đọc 4 dòng thơ đầu và liệt kê ra các điểm trên, nhớ lại các biện pháp tu từ em đã học.

Lời giải chi tiết:

- Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đầu : + Nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi + So sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn + Liệt kê : biển lúa, cánh cò, mây mờ => Tác dụng: khiến cho hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, thân quen, làm tăng mức độ của đất trời Việt Nam không đâu sánh bằng. Từ đó toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Câu 4​

Câu 4 [trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.

Phương pháp giải:

Trước tiên, em tìm từ ngữ về con người Việt Nam sau đó nêu lên tác dụng của những hình ảnh đó.

Lời giải chi tiết:

Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là: - Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn. - Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu [chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen] nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó [súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa]. - Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

Câu 5​

Câu 5 [trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.

Phương pháp giải:

Em liệt kê những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả trong văn bản này.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của tác giả trong văn bản : + Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như [mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu]. + Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân [bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu]. => Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.

Câu 6​

Câu 6 [trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1] Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?

Phương pháp giải:

Nêu cảm xúc của riêng mình khi đọc văn bản này.

Lời giải chi tiết:

Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.

Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!

Những câu hỏi liên quan

Trong phần đầu bài [từ đầu đến “hàng triệu người khác”] tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy.Em hãy nêu lên:

a] Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.

b] Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?

Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể [trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói]? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

Đáp án:

tác giả đã nhân hóa "chú bồ nông" qua các từ ngữ miêu tả hành động của con người như "mải mê", "đứng ngắm", từ đó làm cho câu thơ trở nên sinh động, chú bồ nông cũng thêm quen thuộc, gần gũi, lại tựa như say mê ngắm nhìn đến ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của đóa hoa sen. Đồng thời khẳng điịnh được vẻ đẹp của đóa hoa. 

Còn hình ảnh mặt nước và mây trời lại tái hiện không gian thiên nhiên với cả chiều cao lẫn chiều sâu. Điều đó được thẻ hiện qua từ láy "thăm thẳm" và "lồng lộng". "Thăm thẳm" gợi ta liên tưởng đến mặt nước trong xanh mà sâu thăm thẳm. Cánh hoa rơi trên mặt nước khẽ khàng lay động khiến cho mặt nước "rung rinh"-> một tính từ miêu tả vô cùng tinh tế gợi về những cơn sóng nước nho nhỏ từ cánh hoa rơi tạo cho mặt nước, đồng thời thấy được nước như đang nâng niu cánh hoa [vì rung rinh là một tính từ miêu tả rất nhẹ]. Bầu trời lại trở nên cao rộng, đa tầng lớp nhờ những đám mây. 

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài tập 6 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1:

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3:

- Hình dung của em về cảnh sông nước nơi đây qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên nói trên:

Quảng cáo

Trả lời:

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình, bóng trăng, tiếng hò.

- Hình dung của em về cảnh sông nước nơi đây qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên nói trên: Cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế, Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người. 

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

  • Bài tập 1 trang 46 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau ....

  • Bài tập 2 trang 46 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Điền kí hiệu bằng [B] và trắc [T] vào các ô tương ứng ....

  • Bài tập 3 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Bài ca dao số 3 được gọi là lục bát biến thể vì ....

  • Bài tập 4 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Vẻ đẹp của phong cảnh Hồ Tây được thể hiện trong hai dòng thơ ....

  • Bài tập 5 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những tình cảm ẩn chứa trong lời nhắn gửi ....

  • Bài tập 7 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Tình cảm của con người đối với quê hương đất nước ....

  • Bài tập 8 trang 48 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Viết đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] nêu cảm nghĩ về một danh lam ....

  • Bài tập 1 trang 48 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Từ đường trong “Đường lên xứ Lạng bao xa? ....

  • Bài tập 2 trang 48 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Nghĩa của từ trái trong “Cách một trái núi với ba quãng đồng ....

  • Bài tập 3 trang 48 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Đánh dấu [X] vào cột phù hợp trong bảng sau ....

  • Bài tập 4 trang 49 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Tìm thêm một số ví dụ về từ đồng âm và từ đa nghĩa ....

  • Bài tập 1 trang 49 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ ....

  • Bài tập 2 trang 49 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những câu chuyện cổ sau của Việt Nam ....

  • Bài tập 3 trang 49 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Vẻ đẹp tình người mà những câu chuyện cổ đã kể với nhà thơ ....

  • Bài tập 4 trang 50 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Đọc đoạn thơ ở cột bên trái và điền thông tin phù hợp vào cột ....

  • Bài tập 5 trang 50 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Điền kí hiệu gạch chéo [/] vào những chỗ ngắt nhịp ....

  • Bài tập 6 trang 50 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Nhà thơ có thể “nhận mặt ông cha” qua các câu chuyện cổ ....

  • Bài tập 7 trang 50 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Bài học cuộc sống mà bài thơ gợi lên ....

  • Bài tập 8 trang 50 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Viết đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] nêu cảm nhận của em ....

  • Bài tập 1 trang 51 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Nêu khái quát nội dung từng phần của văn bản Cây tre Việt Nam ....

  • Bài tập 2 trang 51 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những chi tiết, hình ảnh tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp của cây tre ....

  • Bài tập 3 trang 51 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những từ ngữ trong văn bản biểu đạt rõ nhất đặc điểm của cây tre ....

  • Bài tập 4 trang 51 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những chi tiết trong văn bản thể hiện khung cảnh ....

  • Bài tập 5 trang 52 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền ....

  • Bài tập 6 trang 52 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những chi tiết, hình ảnh trong văn bản Cây tre Việt Nam ....

  • Bài tập 7 trang 52 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Theo em, trong đời sống hôm nay, khi sắt thép ....

  • Bài tập 1 trang 52 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Giải thích nghĩa của các từ in đậm được dùng với nghĩa hoán dụ ....

  • Bài tập 2 trang 53 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau ....

  • Bài tập 3 trang 53 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những dòng thơ “Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” ....

  • Bài tập 4 trang 53 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Ý nghĩa của thành ngữ Tre già măng mọc ....

  • Bài tập 1 trang 54 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua ....

  • Bài tập 2 trang 54 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những chi tiết cho thấy bầy ong đã không quản gian khó ....

  • Bài tập 3 trang 54 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong mà em cảm nhận ....

  • Bài tập 4 trang 54 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Thông điệp nhà văn gửi đến người đọc hành trình của bầy ong ....

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Vở thực hành Ngữ văn lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát VTH Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề