Diluted EPS là gì

Eps pha loãng là gì

-

Earning per share là một trong những chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Nhưng earning per share là gì? bản chất thật của chúng thì không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ. Vậy nên, vietradeportal.vn.com sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin quan trọng về chỉ số tài chính này, dưới đây là nội dung chi tiết.

Bạn đang xem: Eps pha loãng là gì


Earning per share là gì?


Nội dung bài viết

2 Cách phân loại EPS4 EPS được sử dụng như thế nào?5 Điều chỉnh EPS như thế nào khi có dấu hiệu bóp méo?

Earning per share là gì?

Earning per share được viết tắt là EPS. Đây là tỉ số được tính theo phần trăm của thu nhập từ các cổ phần. Khái niệm chỉ số eps là gì còn được hiểu một cách đơn giản là số tiền lãi mà người chơi cổ phiếu nhận được từ khoản vốn cổ phiếu mà họ đã đầu tư từ ban đầu. Vậy nên, EPS được coi là thông số để làm rõ năng lực lợi nhuận của doanh nghiệp.

Earning per share là phần tài chính của chủ doanh nghiệp nhận được khi đầu tư và chia đều cho cổ phiếu đang phát hành. Ví dụ như công ty A có 2 triệu cổ phiếu trên thị trường nghĩa là số tiền nhận được sau khi trừ thuế mà công ty sẽ nhận được là 2 triệu, số tiền lãi trên mỗi cổ phiếu là 2 USD.

Cách phân loại EPS


Cách phân loại EPS


Chỉ số EPS bao gồm 2 loại đó chính là EPS cơ bản [basic EPS] và EPS pha loãng [Diluted EPS].

EPS cơ bản [basic EPS] là gì?

EPS cơ bản là lợi nhuận trên 1 cổ phiếu.EPS cơ bản phổ biến hơn so với EPS pha loãng.EPS được tính bằng công thức: EPS = [Thu nhập ròng- cổ tức cổ phiếu ưu đãi]/ số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

EPS pha loãng [Diluted EPS].

Là khoản lợi nhuận suy giảm trên 1 cổ phiếu. EPS pha loãng được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm.

Chỉ số EPS của doanh nghiệp sẽ thay đổi, do sự gia tăng số lượng của cổ phiếu thường mà không cần có thêm nguồn tiền chảy vào; làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.

EPS pha loãng được tính bằng công thức: [Lợi nhuận ròng-cổ tức cổ phiếu ưu đãi]/ [lượng cổ phiếu đang lưu hành + lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi].

Nếu như nhà đầu tư chỉ quan tâm tới chỉ số EPS cơ bản mà bỏ qua yếu tố dự đoán EPS trong tương lai, có thể dẫn đến một số sai lầm. Chính vì thế, báo cáo kết quả của công ty phải bao gồm EPS cơ bản và EPS pha loãng.

Công thức tính EPS trong báo cáo tài chính


Công thức tính EPS


Cách tính EPS vô cùng đơn giản đó là:

EPS = [Thu nhập ròng- cổ tức cổ phiếu ưu đãi] / số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Trong đó:

Thu nhập ròng [lợi nhuận ròng] chính là tổng thu nhập của một doanh nghiệp. Chúng được tính từ tổng thu nhập của doanh nghiệp có điều chỉnh, thêm các khoản chi phí hoạt động, thuế, khấu hao hay lãi suất và các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.Công thức tính thu nhập ròng= doanh thu thuần + lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + các khoản thu nhập bất thường khác giá vốn bán hàng- chi phí- thuế thu nhập doanh nghiệp.Cổ tức cổ phiếu là phần lợi nhuận thu được từ cổ phiếu ưu đãi, được ấn định theo một tỷ lệ cố định có trên mệnh giá.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn chúng tôi sẽ lấy ví dụ giúp bạn. vietradeportal.vn lựa chọn cổ phiếu của CTCP sữa Việt Nam [VNM] và CTCP của Thép Hòa Phát [HPG] như sau:

Cổ phiếuLợi nhuận sau thuếCổ tức ưu đãiKLCP bình quânEPS cơ bảnVNM10.2957851,741[10.295 785]/1,741=5463,4HPG8.01502,1248.015/2,124=3773,5

Cổ phiếu VNM lợi nhuận sau thuế 4 quý gần nhất sẽ đạt 10.295 tỷ đồng và khối lượng của cổ phiếu bình quân đang lưu hành sẽ là 1,741 tỷ cổ phiếu. Trong kỳ, VNM sử sẽ dụng 785 tỷ đồng trả cổ tức ưu đãi.

Và chỉ số EPS cơ bản của VNM = [10.295 785]/1,741=5,463.4 [đồng/cổ phiếu].

Tương tự như vậy, EPS của HPG được tính bằng 8.015/2,124=3773,5 [đồng/cổ phiếu].

Xem thêm: Tại Sao Bitcoin Chỉ Có 21 Triệu, Tại Sao Tối Đa Chỉ Có 21 Triệu Bitcoin

Việc tính chỉ số EPS khá đơn giản nhưng là điều quan trọng mà bạn cần phải nắm chắc ý nghĩa và cách sử dụng.

Lợi ích của việc tính earning per share formula

EPS là chỉ số tổng hợp, phản ánh kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu khác nhau.Chỉ số EPS còn được sử dụng để tính các chỉ số tài chính quan trọng khác như chỉ số P/E trong trường hợp công ty cổ phần không có cổ phần ưu đãi hay chỉ số ROE chỉ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên số vốn cổ phần của công ty cổ phần.Công thức tính chỉ số ROE sẽ là ROE = EPS/ Vốn điều lệ công ty.Earning per share còn được dùng để so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp với nhau.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra chỉ số EPS hấp dẫn đảm bảo định hướng đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính, chỉ số tài chính khác của doanh nghiệp.

EPS được sử dụng như thế nào?


EPS được sử dụng như thế nào?


EPS là chỉ số quan trọng trong hoạt động định giá cổ phiếu và cấu thành nên chỉ số định giá P/E. Đồng thời đây cũng chính là tiêu chí để đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua các thời kỳ

Xác định chỉ số P/E trong hoạt động định giá

Như đã nói ở trên thì EPS là thành phần chính tạo nên chỉ số định giá P/E, E trong P/E được hiểu là EPS. Bằng cách chia giá một cổ phần của công ty cho EPS, một nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các thời kỳ, từ đó biết được thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu mức định giá là bao nhiêu.

Đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ

Để làm được điều này trước hết bạn cần phải xác định được tỷ lệ tăng thu nhập trên cổ phiếu EPS Growth Rate % = [EPS1 EPS0]/EPS0

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá cao của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp được đánh giá cao và ngược lại. Tùy thuộc vào xu hướng và mức độ tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định hay tuột dốc,Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư quan tâm.

Điều chỉnh EPS như thế nào khi có dấu hiệu bóp méo?

Do tính phổ biến của chỉ số EPS mà nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng các thủ thuật tài chính để thổi phồng lợi nhuận và tác động đến các chỉ số định giá. Để giúp người dùng dễ dàng nhận biết và điều chỉnh EPS phù hợp chúng tôi sẽ đưa ra 2 trường hợp điển hình đó là:

EPS không bao gồm các khoản mục bất thường

Bạn thử tưởng tượng, một công ty đang sở hữu 4% cổ phần tại một công ty khác, giá cổ phiếu tăng lên 200% so với thời điểm mua vào. Lãnh đạo công ty quyết định bán toàn bộ để đem về một khoản thu nhập lớn cho doanh nghiệp.

Mặc dù khoản thu này được coi là bất thường nhưng không có gì đảm bảo rằng công ty sẽ có một khoản thu nhập như vậy trong tương lai. Vậy nên các nhà đầu tư cần phải thận trọng, loại bỏ các khoản thu nhập bất thường khi tính toàn các chỉ số earning per share. Lúc này chỉ số EPS được tính bằng công thức:

EPS = Lợi nhuận sau thuế cổ tức ưu đãi [+, -] khoản mục bất thường/Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

EPS bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi tiếp diễn

Ví dụ bạn đang sở hữu cổ phiếu của một doanh nghiệp bán lẻ với chuỗi cửa hàng rộng 1500 điểm với earning per share là 5.500 đồng. Thế nhưng thị trường bán lẻ bắt đầu có những dấu hiệu bão hòa và ảnh hưởng tới bức tranh thương mại điện tử.

Để tiết giảm chi phí, lãnh đạo công ty đã đóng cửa 300 cửa hàng thua lỗ và bán lại mặt bằng cho một số đối tác. Về mặt lý thuyết EPS tăng từ 5.500 lên 6.800 đồng. Tuy nhiên các nhà đầu tư cần phải lưu ý 2 điểm đó là:

Đây là khoản thu bất thường không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõiDoanh nghiệp chỉ hoạt động với 1.200 của hàng trong các thời kỳ.

Việc tính EPS sẽ áp dụng theo công thức sau:

EPS = Lợi nhuận sau thuế cổ tức ưu đãi [+, -] khoản mục bất thường [+, -] hoạt động kinh doanh không còn tiếp diễn/Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Mối quan hệ giữa EPS và P/E


Mối quan hệ giữa EPS và P/E


Chỉ số EPS được coi là một biến số quan trọng nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây là bộ phận chủ yếu cấu thành nên chỉ số P/E [hệ số giá trên thu nhập]. E trong P/E chính là EPS. Hệ số P/E giữ vai trò quan trọng trong việc phân tích đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường của cổ phiếu đó P/E=P/EPS.

Trong đó:

P [Market Price] giá thị trườngEPS [Earning Per Share] thu nhập của mỗi cổ phiếu

Như vậy, hệ số P/E cho thấy giá trị hiện tại của cổ phiếu cao hơn mức thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần.

Một số lưu ý khi tính toán chỉ số EPS

Trong quá trình tính toán chỉ số EPS, nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong thời kỳ để việc tính toán trở nên chính xác hơn vì lượng cổ phiếu sẽ thay đổi theo thời gian. Trên thực tế, người ta đơn giản hóa việc tính toán EPS bằng việc sử dụng cổ phiếu đang lưu hành vào cuối thời kỳ.

Có thể làm giảm chỉ số EPS bằng cách tính thêm các cổ phiếu chuyển đổi vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Nếu công ty phát hành thêm hoặc mua lại cổ phiếu thì sẽ được tính theo công thức bình quân gia truyền.

Chỉ số earning per share thay đổi phụ thuộc vào phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia đánh giá lấy từ thông tin công ty. Chỉ số EPS lấy từ chuyên gia hoặc công ty thì chỉ là con số ước tính.

Chỉ số EPS được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá sự ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, để thấy được hiệu quả hoạt động của công ty. EPS không phải lúc nào cũng sẽ tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu như công ty muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 10% và chỉ số EPS sẽ giảm kéo theo giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm.

Xem thêm: 【Xem】 Mã Thư Tín Hà Nội Là Gì ? Các Mã Thư Tín Hà Nội, Hồ Chí Minh Và Việt Nam

Với các nội dung thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về chỉ số earning per share. Nếu có câu hỏi nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề