Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi Anh đi anh nhớ quê nhà

        Ca dao có nhiều bài nói về nỗi nhớ. Bài ca dao dưới đây là một trường hợp:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

        Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

        Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

        Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Đúng là:

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

                               [Chế Lan Viên]

        Câu thứ hai nói lên hai nỗi nhớ rất cụ thể. Anh đi xa, anh nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đó là hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu. Quê nghèo, chỉ có món ăn bình dị ấy. Anh mộc mạc, chất phác, anh rất yêu quê nhà, anh nhớ hương vị của canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương. Đâu cứ phải cảnh giàu sang phú quý, có cơm gà cá gỡ... mới nhớ? Anh nhớ cái bình dị của quê hương, một bát canh, một quả cà với tất cả tâm hồn. Anh thuần hậu, chất phác và đáng yêu. Vả lại, bát canh rau muống, quả cà dầm tương là hương vị của cây nhà lá vườn, trong đó còn có tình thương của người mẹ hiền tần tảo sớm khuya. Sau này, nhiều nhà thơ đã có những vần thơ đẹp viết về hương quê như hương nhãn, hương cốm mới, canh cá tràu, canh mồng tơi... Hương quê, tình quê sâu đậm biết dường nào:

Canh cá trầu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thèm một tí rau thơm

Ừ, thể đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm

                                                   [Canh cá trầu - Chế Lan Viên]

        Hai câu 3, 4, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến người:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao.

        Nhớ ai rồi lại nhớ ai dào dạt trào dâng trong lòng. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thầm thương ở quê nhà dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả. Nhớ ai ở đây còn có thể nhớ cả những người không quen biết như nhà thơ Tế Hanh đã thổ lộ trong bài Nhớ con sông quê hương.

        Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng. Nỗi nhớ mà anh hướng tới cuối cùng là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Ai trong câu thơ này là cô thôn nữ hay lam hay làm, duyên dáng mà anh đã thầm yêu trộm nhớ. Hôm nao là hôm nào, là đêm trăng. Cảnh lao động của em mà anh nhớ là tát nước. Nơi tát nước cũng là nơi hò hẹn, đó là bên đàng. Có thế đó là một kỉ niệm mà nghìn năm chưa dễ mấy ai quên. Kỉ niệm ấy đã hơn một lần được nói đến:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

        Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Đề thi về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu

Chứng minh chị Dậu là linh hồn của tác phẩm Tắt Đèn

Đề bài: Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Câu 1. [ 1,25 điểm]

Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết. Em hãy chép lại bài ca dao, điền các dấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó.

Câu 2. [1,25 điểm]

1. Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm mấy câu ?

2. Hãy phân tích ngữ pháp và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép ?  Nếu là câu ghép, em hãy chỉ rõ quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép đó.

Câu 3. [ 2 điểm]

Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao trên.

Câu 4. [ 5,5 điểm]

Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? Hãy viết bài văn thuyết minh về thể thơ đó.

********************************

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1. [ 1,25 diểm]

1. Học sinh điền đúng, đủ các dấu câu cần thiết cho 0,5 điểm

Anh đi, anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

2. Công dụng các dấu câu :

Dấu câuCông dụng
Dấu phẩy 1Phân tách các vế trong một câu ghép           0,25 điểm
Dấu phẩy 2,3,4,5Phân tách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu. [ Vị ngữ]                                     0,25 điểm
Dấu chấmKết thúc câu trần thuật                                0,25 điểm

Câu 2. [ 1,25 điểm]

1. Xét về cấu tạo ngữ pháp, bài ca dao trên gồm 1 câu. [ 0,25 điểm]

2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp : [ 0,5 điểm ]

Anh  /  đi,     anh  /  nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,

CN1 / VN1 , CN2  /                                      VN2

nhớ ai dãi nắng dầm sương, nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

  • Câu trên là câu ghép. [ 0,25 điểm]
  • Quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nối tiếp. [ 0,25 điểm] 

Câu 3. [ 2 điểm]

1. Yêu cầu về hình thức: Phải viết thành bài có bố cục   Mở – Thân – Kết, diễn đạt rõ ràng, lưu loát. [ 0,5 điểm]

2. Yêu cầu về nội dung: Cần chỉ ra và phân tích tác dụng của những dấu hiệu nghệ thuật có trong bài ca dao

* Các dấu hiệu nghệ thuật[ 0,5 điểm]

– Điệp ngữ  “nhớ” nhắc lại 5 lần

– Liệt kê

* Tác dụng[ 1 điểm]  Khắc hoạ nỗi nhớ da diết của người xa quê.

– Anh đi, đi vì việc lớn, vì sự nghiệp chung, cho nên nỗi nhớ đầu tiên anh dành cho quê nhà. Đó là quê hương, chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi tất cả tuổi thơ ta lớn lên từ đó. Nơi ấy có bát canh rau muống, có món cà dầm tương . Những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh khôn lớn, trưởng thành…Và cái hương vị quê hương ấy đã hoà vào máu thịt, hoà vào hơi thở của anh.

Đề thi về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà

– Có sản phẩm ắt có bàn tay người trồng tỉa, bón chăm, dãi dầu một nắng hai sương. Có lẽ vì thế, từ nỗi nhớ những món ăn dân dã, món ăn được tạo ra từ bàn tay và giọt mồ hôi của mẹ cha, của những người thân thiết  anh lại nhớ tới con người quê hương. Ban đầu là nỗi nhớ chung chung.Thế nhưng đến cuối bài ca, nỗi nhớ ấy hướng vào một con người cụ thể hơn : Cô thôn nữ dịu dàng, duyên dáng trong công việc lao động : tát nước.

– Điệp từ “nhớ”, phép liệt kê  và thể thơ lục bát nhẹ nhàng đã khắc hoạ nỗi nhớ sâu xa, da diết , dồn dập của người xa quê. Nỗi nhớ nọ bao trùm nỗi nhớ kia, hoá thành những lời dặn dò, những lời tâm sự, giúp người ở nhà giữ vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh. Bài ca dao đã gợi tình yêu quê hương đất nước trong trái tim mỗi người.

Câu 4 : [ 5,5 điểm]

1. Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát [ 0,25 điểm]

2. Bài văn thuyết minh cần đảm bảo những yêu cầu sau

a. Yêu cầu chung :

– Kiểu bài : Thuyết minh [ nhóm bài thuyết minh về một thể loại văn học].

– Đối tượng : thể thơ lục bát

b. Yêu cầu cụ thể :

Mở bài:    Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát. [ 0,5 điểm]

Thân bài : Cần đảm bảo những ý cơ bản sau :

  • Nguồn gốc : [0,5 điểm] Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, do chính cha ông chúng ta sáng tác. Trước kia, hầu hết các bài ca dao đều được sáng tác bằng thể thơ này.Sau này, lục bát được hoàn thiện dần và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với 3254 câu lục bát.
  • Đặc điểm :

* Nhận diện câu chữ : [0,5 điểm]  Gọi là lục bát căn cứ vào số tiếng trong mỗi câu. Thơ lục bát tồn tại thành từng cặp : câu trên 6 tiếng được gọi là câu lục, câu dưới 8 tiếng được gọi là câu bát. Thơ LB không hạn định về số câu trong một bài . Như thế, một bài lục bát có thể rất dài nhưng cũng có khi chỉ là một cặp câu LB.

* Cách gieo vần[ 0,5 điểm]

– Tiếng thứ 6  câu lục vần với tiềng thứ 6 câu bát, tiếng thứ 8 câu bát lại vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo. Cứ thế luân phiên nhau cho đến hết bài thơ.

* Luật B-T : [ 0,75 điểm]

– Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc phải theo luật B-T

– Các tiếng 2,6,8 trong dòng thơ thường là thanh B, còn tiếng thứ 4 là thanh T.

– Luật trầm – bổng :  Trong câu bát, nếu tiếng thứ sáu là bổng [ thanh ngang] thì tiếng thứ 8 là trầm [thanh huyền] và ngược lại.

*Đối : [ 0,25 điểm]   Đối trong thơ lục bát là tiểu đối [ đối trong một dòng thơ]

* Nhịp điệu : [ 0,25 điểm]   Thơ LB chủ yếu ngắt nhịp chẵn : 4/4, 2/2/2, 2/4, 4/2…Tuy nhiên cách ngắt nhịp này cũng rất linh hoạt, có khi ngắt nhịp lẻ 3/3.

* Lục bát biến thể : [ 0,5 điểm]

– Số chữ trong một câu tăng lên hoặc giảm đi [ thường là tăng lên].

– Tiếng cuối là thanh T.

– Xê dịch trong cách hiệp vần tạo nên sự thay đổi luật B-T : Tiếng thứ 4 là thanh B

– Âm hưởng của lục bát khi thì thiết tha sâu lắng, khi thì dữ dội, dồn dập. Vì thế , thể thơ này có thể diễn tả được mọi cung bậc tình cảm của con người.

– Dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng ngườido đó cũng dễ sáng tác hơn các thể thơ khác.

* Lưu ý : Khi thuyết minh, bắt buộc HS phải đưa ra ví dụ minh hoạ. Nếu bài viết không có ví dụ thì không cho quá 1/2  số điểm.

Kết bài : [ 0,5 điểm] Khẳng định lại giá trị của thể thơ lục bát.

Hình thức trình bày, diễn đạt : 0,5 điểm

Video liên quan

Chủ Đề