Dưỡng sinh kinh lạc là gì

Dưỡng sinh kinh lạc học

Vịnh xuân quyền | 11-01-2020 13:24:07 | 692 lượt xem

Sức khoẻ là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống hiện đại, được mọi người trong xã hội quan tâm triệt để. Có câu [có sức khoẻ là có tất cả], song song với việc làm kinh tế cho gia đình và xã hội thì mỗi người đều chăm lo cho cơ thể của mình được mạnh mẽ, vững chắc và bền bỉ. Mỗi người đều tự tìm cho mình sở thích riêng để tập luyện, như đánh cầu, đá bóng, bơi nội, tennis. Trong cuộc sống có rất nhiều bộ môn hoặc nhiều phương pháp giúp cho con người khoẻ mạnh, cường tráng như tập gym, yoga, thiền,… mỗi một bộ môn đều có những phương pháp tập luyện khác nhau. Nhưng với môn võ Vịnh Xuân quyền thì phương pháp đi ngược lại hoàn toàn, với kinh nghiệm tập luyện lâu năm và học y thuật học. Tôi xin tỏ bày đôi điều nông cạn của mình đó là phương pháp dưỡng sinh kinh lạc học.

+ Vịnh Xuân quyền là môn võ nhu quyền, với cương lĩnh lấy lỏng mềm làm gốc, chính vì vậy nó rất phù hợp với thuật dưỡng sinh kinh lạc. 

+ Vậy dưỡng sinh kinh lạc là gì? 

+ Dưỡng sinh là nuôi là hàm dưỡng là bảo vệ để sống và tồn tại. 

+ Kinh lạc là gì? Trong y học cổ truyền còn gọi là kinh mạch. 

Kinh mạch: Là nơi tuần hoàn của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, làm cơ thể thành một khối thống nhất, đó là nhân tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, truyền từ nông vào sâu và ngược lại là nơi phản ánh tình trạng bệnh tật của cơ thể, nơi tiếp thu kích thích của ngoại cảnh có tác dụng lớn trong sự sống còn của con người đó gọi là kinh lạc.

Theo luật tuần hoàn của vũ trụ và luật vô vi của lão Tử thì mọi việc [nhu thì sống, cương thì dễ gãy] chính vì Vịnh Xuân quyền là một bộ môn nhu quyền nên nó có sự quan hệ vô cùng chặt chẽ với luật âm dương, ngũ hành. Tiêu chí của Vịnh Xuân là lấy nhu làm gốc mà vạn vật đều dưỡng gốc để tồn tại và phát triển.

Ví dụ: ta muốn một cây xanh và đẹp thì luôn luôn phải chăm gốc rễ cho tốt, nếu gốc khô cạn dinh dưỡng thì cây sẽ không tồn tại. Còn con người càng hiểu về kinh lạc và cơ thể lỏng mềm thì trăm bệnh khó đến, chân khí dồi dào, con người tồn tại là do khí huyết.

- Khí là dương: là oxy trong không khí.

- Huyết là âm: là chất ngũ cốc mà tạo thành để nuôi dưỡng cơ thể khí huyết giao hoà và vận hành suốt trong cơ thể, nuôi dưỡng và phòng bệnh tật, vậy muốn khí huyết chu lưu thì các kinh lạc trong cơ thể phải lỏng mềm như một ống rỗng để giúp cho khí huyết chảy trơn tru mà không bị bế tắc, sẽ gây tình trạng đột quỵ tim. Dựa trên lý luận y học tôi đã nghiên cứu một số phương pháp và sáng tạo các bài tập nhằm giúp cho khí huyết chu lưu một cách tự nhiên để hỗ trợ cơ thể khoẻ mạnh. Trong cơ thể con người bao gồm các cơ quan như.

+ Ngũ tạng bao gồm: Tâm, can, tỳ, phế, thận. 

+ Lục phủ: đởm, vị, bàng, quang, mệnh môn, tam tiêu.

+ Mỗi một tạng là thuộc một hành trong ngũ hành!

Ví dụ: tâm thuộc hoả, phế thuộc kim, can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, thận thuộc thuỷ.

Các tạng và các hành có quan hệ biểu lý chặt chẽ, tương sinh hoặc tương khắc nhau trong cơ thể. Cơ thể con người được chia thành 3 phần:

+ Thượng tiêu: tâm và phế

+ Trung tiêu: tỳ và vị

+ Hạ tiêu: can và thận

Nếu một trong các cơ quan bị bệnh sẽ dẫn đến cơ quan khác cũng bị bệnh.

Ví dụ: Tâm có bệnh, nhất định phế cũng bị theo gọi là hội chứng bệnh tâm phế.

Biểu hiện: ho lâu ngày, sắc mặt trắng, thở ngắn, trống ngực. Cơ thể xuất hiện môi xanh tím, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược, hoặc chứng can thận âm hư, thận tàng tinh, can tàng huyết, thận thuỷ sinh can mộc, nên nếu thận âm hư hay gây can huyết hư. Tinh thuộc âm, nên gọi là can thân âm hư.

Biểu hiện: chóng mặt, hoa mắt, ù tai đau mạng sườn, lưng gối mềm yếu, họng khô, má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác. Đây là một số ví dụ về bệnh học, để khác phục các loại bệnh thì qua nghiên cứu và học tập tôi có đưa ra các phương pháp luyện tập khác nhau sao cho phù hợp với thể trạng của từng người, ngoài ra còn hỗ trợ người bệnh bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và uống thuốc. Chẳng hạn một người mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc bệnh viêm gan, thì người đó phải thiên về phương pháp luyện gân bởi gan chủ về gân cốt, gan có bệnh thì luyện gân là mục đích tăng cường phục hồi chức năng gan, phương pháp này gọi là luyện kình nhưng không cần sự hỗ trợ từ dụng cụ, như tạ tay hoặc lò xo kéo. Hoặc một người mắc phải chứng bệnh phổi không thể không tập phương pháp thở, khí công quyền hoặc bài tiểu niệm đầu. 

Theo học y học cổ truyền, trăm bệnh tại tâm nhưng gốc tại thận, cần phải hỗ trợ chân khí vững vàng, bởi thận là cội rễ của 12 mạch là chủ của sự hô hấp là nguồn của tam tiêu, thận khí đầy đủ thì tinh khí thịnh vượng. Đây là những phần nhỏ tôi khái quát bằng sự học hỏi và tu tập của mình, cho nên muốn cơ thể khoẻ mạnh thì cần phải hiểu và tập luyện dưỡng sinh kinh mạch học.

Phương pháp tập luyện dưỡng sinh kinh lạc học rất đơn giản và dễ tập, cụ thể người tập có thể đứng thẳng đầu gối khuỵ xuống vài phần, sau đó nhắm mắt, thở đều, dụng ý điều cho thân tâm lỏng mềm, cơ bắp được buông trùng, cho các kinh mạch lưu thông khắp cơ thể, nhờ cơ thể lỏng mềm khí huyết sẽ vận hành trơn tru, nuôi dưỡng và phục hồi hư tổn các tế bào bị lão hoá mà không hoạt động được. Toàn thân lỏng mềm, càng lỏng mềm bao nhiêu thì khí huyết sẽ theo khí mà vận hành giúp khả năng hoạt động của tâm luôn luôn ổn định thì trạng thái đột quỵ tim và huyết áp cao sẽ không thể xảy ra được. Tâm chủ về huyết mạch, điều chỉnh huyết áp, và vận hành máu khắp toàn thân, Quan trọng hơn cả là cơ thể cần được tăng cường thu nạp năng lượng đó là Oxy. Bởi dung tích Oxy trong mỗi người bình thường có từ 4 đến 4,5 lít khí thì tập phương pháp dưỡng sinh kinh lạc học cần phải luyện thêm phương pháp thiền. Chỉ có thiền định mới giúp dung tích Oxy trong cơ thể mới tăng lên được, nhờ lượng Oxy dồi dào, thì lục phủ ngũ tạng sẽ hoạt động tốt hơn, các huyệt đạo trong cơ thể càng được tăng cường thêm khí huyết, khí huyết mà lưu thông hoạt lạc thì cơ thể sẽ sinh miễn dịch chống vi khuẩn hoặc phong hàn hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có phương pháp nhu cốt công kết hợp điều hoà hơi thở sẽ giúp cho vị và vùng eo lưng càng được vững mạnh, giúp mệnh môn huyệt hay vùng thắt lưng càng thêm chắc chắn, tránh được tình trạng thoái hoá hoặc thoát vị đĩa đệm, nhu cốt công trước thì tập vùng bụng, sau thì tập vùng lưng, sức do địa khởi, lực do lưng phát, giúp người bệnh hoàn thiện hơn về sức khoẻ.

Tôi viết bằng lòng chân thành và sự trải nghiệm nhiều năm tu tập, vẫn còn thiếu sót mong các huynh đệ và các cao nhân chỉ bảo.

Tôi xin chân trân thành cảm ơn

Hải phòng ngày 8/11/2017 

Võ sư Phạm Tuấn Dũng 

Bạch diện cư sĩ

[Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các bài viết qua website Vịnh Xuân Quyền Hải Phòng qua đường link //www.vinhxuanhaiphong.vn/ - Sư phụ Phạm Tuấn Dũng]

* Một số bài viết tham khảo:

1. Đạo con đường không lối: //nguyenanhngoc.vn/dao-con-duong-khong-loi/bv/34

2. Phiến luận về Chuyên gia: //nguyenanhngoc.vn/phien-luan-ve-chuyen-gia/bv/40

3. Phân tích câu nói của Bác Hồ: //nguyenanhngoc.vn/phan-tich-cau-noi-cua-bac-ho/bv/41

4. Chương trình ngoại khóa đi lễ chùa Dư Hàng: //nguyenanhngoc.vn/chuong-trinh-ngoai-khoa-di-le-chua-du-hang/bv/35

5. Câu tục ngữ “Giàu vì bạn, sang vì vợ” liệu có bị đọc sai phải chăng nguyên gốc của nó là “Giàu vì bản, sang vì vở”: //nguyenanhngoc.vn/cau-tuc-ngu-giau-vi-ban-sang-vi-vo-lieu-co-bi-doc-sai-phai-chang-nguyen-goc-cua-no-la-giau-vi-ban-sang-vi-vo-/bv/50

Xin chân thành cảm ơn quý đọc giả !

---

* ThS Nguyễn Ánh Ngọc - Chuyên gia Tư vấn định hướng; Hotline: 0988.318.318

- Facebook: //www.facebook.com/profile.php?id=100008264769991 

- Fanpage #ChuyengiaTuvanDinhhuong 

- Website //nguyenanhngoc.vn/

Các bài viết liên quan

1. Kinh lạc là gì?

Kinh lạc là đường vận chuyển khí huyết, là nơi để khí Âm – Dương thông nhau và kết nối các tạng phủ với bề mặt cơ thể con người. Thông kinh lạc đóng vai trò rất quan trọng trong sự đảm bảo duy trì tính mạng và vận hành bình thường của khí huyết, khí lạc, huyết lạc, thực lạc, mệnh lạc…

Là nơi vận hành của khí huyết, kinh lạc gồm kinh mạch ẩn trong cơ thể, lạc mạch rải rác bên ngoài cơ thể. Chức năng của hệ kinh lạc là thống nhất cơ thể, nuôi dưỡng toàn thân, đáp ứng lại các kích thích bên ngoài và bên trong.

Hình 1: Kinh lạc là đường vận chuyển khí huyết [Ảnh minh họa]

2. Lợi ích của việc trị liệu thông kinh lạc

Trị liệu thông kinh lạc được biết đến là một phương pháp cải thiện, giữ gìn sức khỏe cực kì hiệu quả, đặc biệt đối với phụ nữ, người trung niên trở đi, khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa và bệnh tật.

Tác dụng sinh lý của kinh lạc là hành khí huyết, dưỡng âm dương, nhu cân cốt và lợi khớp xương. Thông kinh lạc sẽ làm da dẻ nhuận hồng, mịn màng hơn vì được tác động toàn diện từ bên trong các huyệt đạo, tăng cường tốc độ lưu thông máu và bạch huyết, giúp kinh nguyệt điều hòa. Ngoài ra, thông kinh lạc sẽ phân hủy các hàm lượng chất béo thông qua các tuyến mồ hôi, hô hấp, nước tiểu... , giải độc tố, giúp các cơ quan bên trong hoạt động uyển chuyển, linh hoạt hơn.

Những người thường xuyên có hiện tượng stress, mệt mỏi, có giấc ngủ kém, đau mỏi xương khớp, mùa đông chân tay giá lạnh, tắc nghẽn vai gáy làm khí huyết lưu thông lên não kém, gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt, đau nửa đầu, hoặc rối loạn tiền đình sau khi chải thông kinh lạc sẽ cải thiện rất rõ những tình trạng kể trên.

Hình 2: Lợi ích của việc trị liệu thông kinh lạc cải thiện sức khỏe [Ảnh minh họa]

3. Trị liệu thông kinh lạc tại Trung Tâm Điều Trị Phục Hồi Xương Khớp Việt Nam

3.1 Khám đông y lâm sàng

Kiểm tra cơ bản để xác định tình trạng cơ thể để áp dụng quy trình phù hợp gồm:

Kiểm tra tình trạng vùng đau mỏi: Kiểm tra vùng đau mỏi, và tại vùng đó có các yếu tố viêm hay thoái hóa không. Kiểm tra phản xạ hoạt động của cac vị trí liên quan.

Kiểm tra chung về cơ thể: Sử dụng máy đo kiểm tra tổng quan các chỉ số trên cơ thể, cảnh báo có nguy cơ mắc bệnh nào không.

3.2 Bảy bước trong quy trình làm kinh lạc

Giác chẩn đoán: 11 cốc giác trên lưng tươn ứng với lục phủ ngũ tạng dựa vào hình ảnh cốc giác, màu sắc, tính chất của cốc giác để xác định tạng phủ nào đang có vấn đề.

Khai huyệt: Tìm điểm ứ tắc đi vào đả thông kinh lạc.

Đả thông kinh lạc: Kinh nội bằng quang, ngoại bàng quang, kinh phế, kinh tâm, kinh tam bào: gồm day ân huyệt, giải cơ.

Bài độc.

Đi cốc phù dương chấn để làm ôn ấm kinh lạc và làm bổ trợ chính khí đã thoát ra trong quá trình đả thông, giúp ôn ấm lại kinh lạc và làm thư giãn cơ thể. 

Đắp thuốc.

Massge vùng trước đầu mặt cổ, đánh thức khách hàng kết thúc bài trị liệu.

3.3 Thông kinh lạc đã được nền y học Đông y chứng minh hỗ trợ điều trị trên 500 chứng bệnh bắt nguồn từ hoạt động sống sinh ra tắc nghẽn và sơ cứng trong suốt thời gian dài.

 

TÌM HIỂU CHUYÊN SÂU HƠN, KHÁCH HÀNG CÓ THỂ LIÊN HỆ THEO HOTLINE: 1900 8955

TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI XƯƠNG KHỚP VIỆT NAM LÀM HÀI LÒNG HƠN 50.000 BỆNH NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ AN TOÀN !

Video liên quan

Chủ Đề