Em hay nếu các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho bản thân khi ở nhà

Nguyên nhân bị bạo lực, xâm hại và thương tích

Theo Tiến sỹ Nguyễn Duy Nhiên - Trưởng khoa Triết, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó Viện trưởng Viện An sinh xã hội và Phát triển cộng đồng, cố vấn cấp cao giáo dục kỹ năng sống cho biết:

"Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các em bị bạo lực, xâm hại và thương tích. Cụ thể, mùa Hè các em ở nhà không có việc gì làm thường xem ti vi, mang đồ đạc trong nhà ra chơi bị bố mẹ, ông bà quát mắng, thậm chí đánh đòn.

Hoặc cha mẹ, thường hay ví 'con mình với con người ta', khiến trẻ em vô tình bị bạo lực về tinh thần. Các em ở lứa tuổi còn nhỏ chưa có kỹ năng phòng vệ, khi đi vào thang máy hay ở ngoài đường thường hay bị bắt nạt, xâm hại thân thể nhất là các trẻ em gái; hoặc thiếu kỹ năng đi đường dễ bị tai nạn giao thông; chơi thể thao bị trầy xước, có khi gãy chân, tay...”.

Chơi thể thao nếu các em không có kỹ thuật dễ bị thương tích khi giẫm lên chân nhau, hoặc ngã.

Hội Phụ nữ phường Phú La là cơ quan thường xuyên phối hợp với các đơn vị, địa phương để tuyên truyền cho các gia đình, hội viên Hội phụ nữ về cách chăm sóc trẻ em. Thực tế, đã có trường hợp các em bị tổn thương mà cha mẹ không hay biết, thậm chí có em đã tìm đến cái chết để giải thoát bản thân.

“Trong đợt giãn cách do dịch bệnh vừa qua, các em ở nhà học online, bố mẹ vẫn phải đi làm. Một số em có ý thức thì không sao, nhưng một số em ham chơi, lạm dụng sử dụng máy tính nên chểnh mảng học hành. Khi bố mẹ về nhà lại ít tiếp xúc, nói chuyện với bố mẹ. Khi bố mẹ hỏi lại có những biểu hiện cáu và tức giận. Việc người lớn không hài lòng dễ xảy ra hành động mắng, đánh... Cũng có những trường hợp, các em ít giao tiếp, nên khi gặp khó khăn như không làm được bài tập bị thầy cô phê bình; hoặt tâm lý thay đổi ở tuổi mới lớn không biết chia sẻ cùng ai cũng dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ ở các em. Nhẹ thì gây tổn thương về tinh thần, nặng thì tổn thương đến thân thể”. - Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hương Sen, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ [LHPN] phường Phú La, quận Hà Đông.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan, còn có một số nguyên nhân khách quan khiến trẻ bị bạo hành, xâm hại, tai nạn như bị bỏng nước, bỏng bột, đứt tay do cha mẹ, ông bà vô tình để các đồ vật nóng, dễ gây thương tích ở gần tầm tay của trẻ.

Nắm bắt tâm tư của trẻ em để có cách hành xử đúng

Trong thời gian vừa qua, UBND quận Hà Đông, các phòng ban chuyên môn và đoàn thể trên địa bàn quận Hà Đông đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về phòng, chống xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích ở trẻ em.

Bà Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội LHPN quận Hà Đông, cho biết: “Trong những ngày gần đây, Hội đã tổ chức tuyên truyền ở 6 trường học, với trên 1000 học sinh tham gia nghe chuyên gia nói về những nguyên nhân gây tai nạn, thương tích và bị xâm hại ở trẻ em, cũng như cách phòng tránh. Trong đó, có 3 trường THPT là Quang Trung, Lê Quý Đôn, Trần Hưng Đạo; 3 trường THCS là Phú La, Phú Lãm và Lê Quý Đôn.

Qua tuyên truyền, chúng tôi mong muốn các em thổ lộ được tâm tư của mình, những khúc mắc với thầy cô, bạn bè, gia đình. Trên cơ sở đó, chuyên gia sẽ tư vấn cho các em về tâm lý của tuổi mới lớn, cách phòng chống bị xâm hại, bạo lực và tai nạn”.

Trẻ em ra ngoài đường nều không có người lớn đi kèm rất dễ xảy ra tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, trẻ em gái dễ bị xâm hại.

Chủ tịch Hội LHPN phường Hà Cầu Nguyễn Thị Thu Trang, quận Hà Đông, cho biết: “Chúng tôi tuyên truyền đối với các bà mẹ có con dưới 18 tuổi, nhất là các gia đình có trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các phụ huynh, con em họ. Từ đó, Hội phối hợp với các đơn vị, địa phương tuyên truyền, tư vấn cho các bậc phụ huynh, em học sinh, nhà trường về những chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em".

Thông qua đó, để các gia đình, nhà trường nắm bắt được tâm tư của trẻ để hỗ trợ các em ngoài học tập còn chơi vui lành mạnh, tránh tâm lý không ổn định, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, gây thương tích đối với trẻ em”.

Ở góc độ là cơ quan quản lý Nhà nước về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đối với cấp phường cũng đã triển khai những giải pháp tập trung trong việc phòng, chống bạo lực, xâm hại và thương tích. Bà Nguyễn Phương Anh, Phó Chủ tịch UBND phường Phú La, cho biết:

“Vừa qua trên địa bàn phường, quận cũng có những sự việc đáng tiếc liên quan đến việc sức khoẻ của trẻ em. Do đó, phường đã tập trung quan tâm hơn đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Phường đã chỉ đạo các nhà trường, cơ quan đoàn thể, tổ dân phố quan tâm giáo dục tâm lý cho trẻ em, mời các chuyên gia đến nhà trường nói chuyện về tâm lý tuổi học đường.

Khuyến cáo các gia đình, tổ dân phố, đoàn thể quan tâm đến các em nhiều hơn nhất là dịp nghỉ hè, các sân chơi cho học sinh rất ít, trong khi đó các bố mẹ mải đi làm thiếu qua tâm đến con trẻ dễ dẫn đến tai nạn thương tích.

Trong dịp nghỉ hè, các em học sinh được sử dụng điện thoại dễ tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, khi chúng ta không định hướng được thông tin nào các con cần tìm hiểu thì rất nguy hiểm. Cha mẹ phải gần gũi các con, từ đó nắm được tâm tư của các bạn, hạn chế sử dụng các biện pháp tiêu cực, dễ dẫn đến những vụ việc đáng tiếc xâm hại đến trẻ em”.

.

Cập nhật lúc: 10:47, 14/05/2022 [GMT+7]

Hằng năm cứ vào thời điểm kết thúc kỳ thi học kỳ II cũng như bước vào kỳ nghỉ hè là số vụ tai nạn thương tích ở trẻ em có chiều hướng gia tăng. Ngoài các vụ trẻ bị đuối nước, thì trẻ còn thường gặp các tai nạn rủi to tại nhà như: bỏng, điện giật, đứt tay chân do những vật sắc nhọn, té ngã, ngộ độc thực phẩm….

Địa điểm 2 trẻ [14 và 15 tuổi] đuối nước tại bờ sông Đồng Nai, khu vực P.Hóa An[TP.Biên Hòa]. Ảnh: Đăng Tùng

Tai nạn thương tích thường xảy ra bất ngờ, đến từ các nguyên nhân chủ quan [xuất phát từ chính bản thân trẻ em] và nguyên nhân khách quan [môi trường sống xung quanh, sự bất cẩn chủ quan lơ là của người lớn]. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng tránh tai nạn nếu có sự chủ động từ nhiều phía trong việc trang bị các kỹ năng cơ bản giúp trẻ phòng ngừa, ứng phó các rủi ro tai nạn có thể phát sinh…

Những tai nạn đau lòng

Thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, từ tháng 5-2021 đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho gần 7,3 ngàn ca tai nạn thương tích. Trong đó có hơn 5,5 ngàn trẻ bị tai nạn do ngã, 706 ca bị tai nạn giao thông, 295 ca bị bỏng, 65 ca ngộ độc, 14 ca đuối nước… Tùy thuộc vào từng lứa tuổi mà các tai nạn thương tích mà trẻ gặp phải cũng khác nhau.

Theo Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, các trẻ ở độ tuổi 1-5 thường bị bỏng do lửa, điện, nước sôi; lứa tuổi lớn hơn [6-10 tuổi] thường bị tai nạn do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như: gãy tay, chân do leo trèo, tai nạn giao thông, đuối nước. Các trẻ lứa tuổi dậy thì [14-15 tuổi] thường bị tai nạn giao thông với những chấn thương rất nặng như: sọ não, ngực, bụng, gãy tay, chân…

Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm, Đồng Nai có từ 15-20 trẻ bị thiệt mạng do tai nạn đuối nước.

Thời gian gần đây, trên địa bàn Đồng Nai liên tiếp xảy ra các vụ trẻ bị đuối nước. Mới nhất là vụ việc xảy ra 29-4, 2 học sinh trường THCS T.Q.T. [xã Giang Điền, H.Trảng Bom] đã bị trượt chân rơi xuống hồ khai thác đá tại khu vực trên dẫn đến tử vong. Trước đó vào cuối tháng 3-2022, 2 trẻ nhỏ [tạm trú P.Hóa An, TP.Biên Hòa] đã vĩnh viễn ra đi khi tắm ở sông Đồng Nai…

Nhiều vụ tại nạn thương tích xảy ra không chỉ để lại cho trẻ những di chứng về sức khỏe mà còn là nỗi đau, ám ảnh cho người lớn về chính sự bất cẩn, chưa quan tâm sâu sát đến trẻ. Còn nhớ cùng thời điểm này năm ngoái, 2 học sinh của một trường tiểu học ở TP.Biên Hòa đã uống nhầm thuốc diệt chuột đựng trong lọ giống si rô khiến một em tử vong, còn một em dù được cứu sống nhưng khả năng phải chịu nhiều di chứng về sau. Vụ việc đau lòng trên một lần nữa cảnh báo về tình trạng nguy hiểm khi trẻ em tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.

Giữa tháng 3-2022, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận một bé gái 8 tuổi nhập viện trong tình trạng đau buốt cổ họng, khó chịu, không nuốt được nước bọt. Sau khi chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện 1 mảnh xương có kích thước khoảng 1,5x2cm mắc trong lòng thực quản. Nguyên nhân bé hóc xương là do bé vừa ăn vừa xem điện thoại nên vô tình nuốt phải xương. Ngoài trường hợp này, các bác sĩ đã cấp cứu, nội soi lấy dị vật là 1 mảnh xương cá dài khoảng 3cm và 1 vỉ thuốc còn nguyên vỏ trong thực quản của 2 bệnh nhi khác.

Chủ động hơn trong phòng ngừa

Để hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh. Theo BS Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, tai nạn thương tích xảy ra cho trẻ phần lớn là trong sinh hoạt ở nhà, lứa tuổi thường từ 3-7 tuổi các bé tò mò muốn trải nghiệm bản thân. Các tai nạn trẻ thường gặp là: bỏng, bị hóc, sặc do nhét đồ chơi và các vật dụng có kích thước nhỏ vào miệng, tai, mũi… đã có nhiều trường hợp trẻ bị va đập vào các đồ dùng trong nhà như cạnh bàn khi chạy nhảy, bị tủ đè, chạm vào các thiết bị điện không an toàn, bị bỏng khi đến gần khu vực nấu nướng…

Địa điểm 2 trẻ đuối nước tại hồ khai thác đá tại xã Giang Điền [H.Trảng Bom]

BS Nguyễn Lê Đa Hà lưu ý, đối với những gia đình có trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu tâm để mắt đến trẻ, để xa tầm tay trẻ những vật nhỏ, sắc nhọn, nguy hiểm mà trẻ có thể nuốt phải. Trẻ nhỏ thường tò mò, thích khám phá những điều xung quanh, vì thế, nếu trông coi trẻ không kỹ, rất có thể trẻ sẽ bị kẹt tay vào cửa, bỏng nước sôi, điện giật, té ngã, ngộ độc... Trong gia đình, việc bố trí các ổ điện nên cao quá tầm với của trẻ hoặc phải được bịt kín khi không sử dụng; vo tròn các cạnh bàn nhọn, khu vực nhà bếp cần có rào chắn đề phòng trẻ bị bỏng nước sôi hoặc những tai nạn có nguyên nhân từ lửa. Không nên cho trẻ chơi tiền xu và các vật dụng quá nhỏ, tránh tình trạng bé cho vào miệng, mũi, tai…

Đối với tai nạn đuối nước ở trẻ em, việc chủ động phòng ngừa luôn được ngành Giáo dục và các cấp, ngành quan tâm. Trong đó, việc trang bị các kỹ năng bơi lội phòng, chống đuối nước được xem là yếu tố cần thiết giúp bảo vệ các em. Tuy nhiên, việc triển khai công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Mới đây, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai bộ tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn phòng tránh đuối nước cho học sinh. Theo đó, yêu cầu các sở GD-ĐT cần mở đợt cao điểm triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để học sinh biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là nhận biết các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; triển khai, hướng dẫn việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước đến từng trường học, lớp học trước khi học sinh nghỉ hè.

Kim Liễu

Phó giám đốc Sở GD-ĐT võ NGỌC THẠCH:

Phổ biến kiến thức, kỹ năng nhận biết tai nạn thương tích cho học sinh

Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng đuối nước ở trẻ em, học sinh là do môi trường sống thiếu an toàn, nhiều ao, hồ, sông, suối… Bên cạnh đó, còn do cha mẹ, người lớn chủ quan, lơ là trong việc theo dõi, giám sát, quản lý trong thời gian các em được nghỉ học, ở nhà, để các em tự do rủ nhau đi chơi, đi bơi.

Qua các vụ tai nạn xảy ra cho thấy, có nhiều học sinh dù không biết bơi nhưng vẫn tự ý đi tắm, đi bơi hoặc rủ nhau chơi đùa ở những nơi gần ao hồ, sông suối mà không có sự giám sát của người lớn. Năm nào cứ vào dịp hè là lại xảy ra tai nạn đuối nước, đọc các thông tin liên quan đến vụ việc, ai cũng thấy thương tâm.

Trong điều kiện các nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em còn thiếu, nhiều nơi nhất là các trường học chưa bố trí kinh phí thực hiện công tác này, trước mắt, giáo viên cần thường xuyên lồng ghép kiến thức, kỹ năng nhận biết nguy hiểm như: tránh xa sông suối, ao hồ, nơi sạt lở, dòng nước chảy xiết khi trời mưa lớn, kể cả khi đi trong thành phố. Bên cạnh đó, phụ huynh nên chủ động cho con mình đi học bơi. Khi được trang bị tốt các kỹ năng về phòng chống đuối nước các cháu sẽ được an toàn hơn.

BS NGUYỄN LÊ ĐA HÀ, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai:

Trang bị các kỹ năng ứng phó với tai nạn

Trong số các tai nạn thương tích thì đuối nước chiếm tỷ lệ tử vong rất cao. Phần lớn trẻ em đều thích nước vì đó là môi trường để vui chơi, khám phá nhiều điều mới lạ...

Do đó, để phòng ngừa đuối nước cho trẻ, phụ huynh không để trẻ một mình trong bồn tắm; cần làm rào, nắp đậy chắc chắn; lấp kín những ao hồ không cần thiết. Đồng thời, cho trẻ em học bơi và nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn; lưu ý trẻ chỉ đi bơi ở những nơi đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định; khi đi đâu cần thống báo lịch trình với cha mẹ; dạy trẻ kỹ năng sơ cứu khi gặp các tình huống tai nạn. Ngoài ra, phụ huynh và người trông trẻ cần thiết phải trang bị những kiến thức sơ đẳng trong xử lý tai nạn thương tích cho trẻ vì thực tế đã có những trường hợp do xử trí sai mà tình trạng bệnh nặng thêm.

Bà LÊ NGỌC LÀNH [ngụ xã Hưng Lộc, H.Thống Nhất]:

Phụ huynh hãy chủ động cho con học bơi

Lứa tuổi học sinh có đặc điểm tâm sinh lý rất hiếu động, chủ quan, thích thể hiện bản thân, trong khi còn thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia bơi, lội dẫn đến đuối nước.

 Qua các vụ tại nạn xảy ra, tôi thấy có nhiều học sinh dù không biết bơi nhưng vẫn tự ý đi tắm, đi bơi hoặc rủ nhau chơi, đùa ở những nơi gần ao hồ, sông suối mà không có sự giám sát của người lớn. Năm nào cứ vào dịp hè là lại xảy ra tai nạn đuối nước, đọc các thông tin liên quan đến vụ việc ai cũng thương tâm.

Trong điều kiện các nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em còn thiếu, nhiều nơi, nhất là các trường học chưa bố trí kinh phí thực hiện công tác này. Vì vậy, trong điều kiện hiện tại, để bảo vệ con em tốt nhất, ngoài sự quan tâm chăm sóc, tôi nghĩ phụ huynh nên chủ động cho con mình đi học học bơi. Khi được trang bị tốt các kỹ năng về phòng, chống đuối nước, các cháu sẽ được an toàn hơn.             

Gia An [ghi]

Video liên quan

Chủ Đề