Freelance headhunter là gì

Mặc dù suốt năm 2020, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế thế giới, bao gồm Việt Nam. Nhưng nhờ nỗ lực phòng chống dịch kịp thời của chính phủ, Việt Nam không những ngăn ngừa dịch bùng phát mà còn trở thành điểm đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này góp phần nhu cầu nhân sự tại Việt Nam cao hơn so với các nước khác. Qua đó, vai trò của Headhunter tại Việt Nam ngày càng quan trọng và trở thành điểm sáng cho những bạn trẻ chân ướt chân ráo theo ngành tuyển dụng.

Điều gì khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm tới ngành Headhunt trong thời gian này đến như vậy? Nghề Headhunter có đáng để các bạn trẻ đầu tư vào? Nếu đã đầu tư, đầu tư như thế nào sao cho hợp lý? Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, hãy cùng Kalpha giải mã nghề Headhunter này nhé!

1. Chân dung của 1 Headhunter

Quy trình làm việc của Headhunter

Headhunter còn được gọi là nhà tư vấn tuyển dụng, chuyên đi săn các chất xám hay ứng viên tài năng theo yêu cầu từ các công ty khách hàng hay cho chính công ty của mình. Nói cách khác, Headhunter đóng vai trò là cầu nối giữa ứng viên và doanh nghiệp.

2. Vai trò của Headhunter trong thị trường tuyển dụng đầy biến động ngày nay

Headhunter có thể giúp doanh nghiệp giải được bài toán nhân sự hóc búa trong thị trường thừa cầu thiếu cung

Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư lớn từ các nước phát triển như Nhật, Hàn, Singapore, Hồng Kông, Mỹ, Đây là 1 tín hiệu đáng mừng cho lao động trẻ tiếp cận được các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài chưa thực sự hiểu rõ thị trường lao động tại Việt Nam như mức lương trung bình trong từng ngành nghề, các trang tìm việc phổ biến của ứng viên, kỹ năng chuyên môn, Điều này đã dẫn đến khủng hoảng nhân sự hay thiếu chất xám của các doanh nghiệp nước ngoài.

Vì thế, các Headhunter đã trở thành phao cứu sinh cho các doanh nghiệp vì giải quyết được bài toán nhân sự hóc búa này. Các Headhunter xuất hiện như Hạn hán gặp mưa rào, trở thành bà mối giúp doanh nghiệp nước ngoài và lao động trẻ tại Việt Nam tìm đến với nhau trong thời gian sớm và phù hợp nhất.

Hiểu rõ được vai trò thiết yếu của các Headhunter đối với sự sống còn của các doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường Việt Nam. Nên các doanh nghiệp đã không ngần ngại đổ tiền vào chi phí sử dụng dịch vụ Headhunt. Kết quả, nghề Headhunter trở thành cơ hội nghề nghiệp cho những bạn trẻ thích sự thử thách, lương hấp dẫn và xây dựng mối quan hệ.

3. Bật mí 4 điểm mạnh cần có của 1 át chủ bài Headhunter

Sàng lọc ứng viên nhanh và hiệu quả

Sàng lọc ứng viên đúng và kịp thời giúp Headhunter giành được ứng viên tiềm năng so với các Headhunter khác

Có 1 sự thật, để tìm được 1 ứng viên phù hợp, những bạn Headhunter bắt buộc xem qua hàng trăm hồ sơ với cách nhìn khách quan và chuyên nghiệp. Hơn nữa, để không bị vuột mất ứng viên tiềm năng từ tay công ty đối thủ, Headhunter cũng cần phải sàng lọc hàng trăm ứng viên trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, để sàng lọc sao cho hiệu quả, Headhunter phải nhìn ra được góc tối mà ứng viên đã che đậy đi trong hồ sơ của họ. Để làm được điều này, hãy luôn đặt ra nhiều câu hỏi đúng trọng tâm, như: Tại sao họ lại từ bỏ công ty tốt với mức lương cao?, Tại sao họ lại quyết định làm cho công ty Singapore thay vì công ty Nhật?,Lương hay môi trường làm việc, cái nào quan trọng với họ hơn?,

Thấu hiểu ứng viên và doanh nghiệp

Đọc vị khách hàng góp phần không hề nhỏ vào sự thành công của Headhunter

Để làm tốt vai trò cầu nối giữa ứng viên tài năng và doanh nghiệp, Headhunter phải hiểu tường tận yêu cầu tuyển dụng của công ty như thế nào, khả năng chi trả lương cho nhân viên, môi trường làm việc và công nghệ của công ty. Cũng như phải nhìn ra được năng lực và kỹ năng chuyên môn của ứng viên, lý do tìm việc và môi trường làm việc yêu thích của họ.

Từ đó, Headhunter có thể vạch ra chiến lược phù hợp và những phương pháp hiệu quả cho việc kết nối ứng viên phù hợp với khách hàng.

Mạng lưới quan hệ rộng

Mối quan hệ rộng vô cùng cần thiết và quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của Headhunter

Thị trường tuyển dụng ngày càng cạnh tranh, việc để vuột mất cơ hội làm việc với khách hàng hay ứng viên vào tay công ty đối thủ là chuyện thường xuyên diễn ra. Vì vậy, để giảm thiểu vấn đề này, mỗi Headhunter cần xây dựng cho mình 1 mạng lưới quan hệ với các ứng viên và doanh nghiệp đủ lớn.

Bởi vì, nó giúp Headhunter phát hiện nhanh chóng những viên tiềm năng, vẫn chưa được các công ty tuyển dụng khác biết đến. Cũng như, Headhunter sẽ được gợi ý những thông tin đắt giá về những ứng viên ở ẩn trong 1 lĩnh vực đặc thù, khó có thể tìm ra nếu dựa vào cách tìm kiếm cũ.

Chịu đựng áp lực tốt về mặt tâm lý

Tâm lý tiêu cực là 1 trong những yếu tố cốt lõi cản trở con đường thành công của Headhunter

Các Headhunter sẽ thường chứng kiến nhiều phi vụ hủy kèo phút 89 đến từ doanh nghiệp hay từ ứng viên. Doanh nghiệp sẽ đột ngột dừng hợp đồng tuyển dụng. Hoặc từ chối ứng viên trong thời gian thử việc vì kiếm được ứng viên khác phù hợp hơn. Cũng có thể vì ngân sách eo hẹp. Còn ứng viên thì họ sẽ bất thình lình từ chối offer từ doanh nghiệp để nhận offer khác tốt hơn. Hoặc do họ nghỉ việc giữa chừng trong thời gian thử việc.

Trong khoảng thời gian đó, các Headhunter chắc chắn sẽ bị sốc và chán nản do đã cố gắng làm hết mình vì khách hàng. Nếu Headhunter nào vượt qua được cú sốc tâm lý và lấy lại được tinh thần trong khoảng thời gian này. Bảo đảm những Headhunter đó sẽ gặt hái được những thành công sau này. Còn nếu Headhunter nào chưa thực sự chịu được cú sốc trên, năng suất làm việc của các Headhunter đó sẽ ngày 1 tệ đi. Vì chính suy nghĩ tiêu cực luôn hiện hữu trong tâm trí của bản thân sẽ cản trở việc ra quyết định sáng suốt sau này.

4. Tóm lại, nghề Headhunter có xứng đáng để các bạn trẻ theo?

Trờ thành Headhunter: đáng hay không đáng?

Tùy vào trải nghiệm và năng lực của mỗi người mà sẽ có cảm nhận và chiến lược khác nhau về ngành nghề Headhunt này. Dưới góc nhìn của 1 người từng làm Headhunter hơn 1 năm như mình, Headhunt thực sự sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích có giá trị to lớn về kinh nghiệm và tiền bạc. Nhưng cũng mang đến những thách thức và khó khăn cho bạn để theo đuổi.

Jane Nguyen với 7 năm kinh nghiệm trong nghề Headhunter

Vậy, bạn có thực sự mong muốn thành công trong nghề Headhunter này? Nếu có, hãy quyết tâm và kiên trì đến phút cuối bất kể trường hợp có tệ như thế nào. Cuối cùng, nếu bạn thực sự nghiêm túc việc học hỏi nghề Headhunter này, hãy đến Kalpha và tìm gặp chị Jane Nguyen để chị tư vấn thêm nhé. Chị Jane sẽ không mang lại cho bạn thất vọng đâu. Chúc bạn có 1 khởi đầu sự nghiệp Headhunter thuận lợi.

Tìm hiểu Kalpha qua:

Download Kalpha://scnv.io/C19l

Instagram://www.instagram.com/kalphavn/

Facebook://www.facebook.com/KalphaVN/

Video liên quan

Chủ Đề