General manager nghĩa là gì

General Manager là chức vụ Tổng quản lý trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm ra các quyết định, hoạch định các kế hoạch, phân công công việc cho các bộ phận; quản lý toàn diện vấn đề doanh thu - lợi nhuận – tổn thất và giám sát hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Trong nhiều tập đoàn, công ty nhất là của Mỹ [và một các nước phương Tây], vị trí cao nhất [top position] được gọi là là Chairman hay President. Dưới đó, sẽ là các Vice president, Director [hoặc officer] – người điều hành, quyết định những việc quan trọng. Và tiếp đến chính là General Manager và Manager – người phụ trách công việc cụ thể.

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú,  General Manager chính là Tổng quản lý khách sạn – chức vụ giữ quyền quản lý cao nhất với các vấn đề về tài chính, điều hành – giám sát toàn bộ hoạt động hàng ngày của khách sạn và thường báo cáo công việc trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc chủ tịch.

Công việc của General Manager

Kiểm tra công việc các bộ phận hoặc team có khớp với mục tiêu và chiến lược của công ty hay không.

Xem xét và đánh giá các thang đo về chất lượng và hiệu suất các team nói chung và từng thành viên nói riêng.

General Manager xem xét các kết quả đạt được, còn những hạn chế gì và đưa ra hướng giải quyết.

Kiểm tra, giám sát và xử lí tình huống.

Tố chất cần có của General Manager

Có tầm nhìn xa trông rộng

General Manager đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt nhà hàng, khách sạn phát triển nên phải có tầm nhìn xa trông rộng cùng khả năng phán đoán để định hình hướng đi, xác định mục tiêu và đưa ra quyết định chính xác. Điều này sẽ giúp General Manager có được sự tín nhiệm từ người khác và đảm bảo mọi người đều hiểu rõ hoạt động của nhà hàng, khách sạn.

Khả năng lãnh đạo tốt

Đây là tố chất bắt buộc phải có ở General Manager để chỉ đạo và phân chia công việc cho nhân viên cấp dưới hiệu quả. Ngoài ra, khả năng lãnh đạo còn giúp General Manager đánh giá năng lực và thái độ của từng nhân viên, từ đó đề ra phương án điều chỉnh nhân sự phù hợp.

Có khả năng tư duy và sáng tạo

General Manager giỏi là người có khả năng sáng tạo và tư duy linh hoạt, thúc đẩy hình thành các chiến lược kinh doanh và ý tưởng xây dựng dự án độc đáo. Bên cạnh đó, sự sáng tạo còn là yếu tố tạo ra say mê, hứng thú trong công việc và gắn kết nguồn nhân lực thành một tổng thể.

Có khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả

Làm việc trong lĩnh vực NHKS sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh, lúc này General Manager phải là người bình tĩnh tìm ra cách giải quyết vấn đề kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà hàng, khách sạn.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Một trong những yếu tố quan trọng cần có ở General Manager là kỹ năng giao tiếp. Một phần năng lực lãnh đạo của General Manager được thể hiện thông qua kỹ năng này vì General Manager thường xuyên gặp gỡ khách hàng và thuyết phục cấp trên đồng ý với các chiến lược, dự án mới.

Ham học hỏi và trau dồi kiến thức

Học hỏi và không ngừng trau dồi kiến thức là cách tốt nhất giúp General Manager hoàn thiện bản thân, gặt hái nhiều thành công trong công việc. Một General Manager chắc chắn phải có vốn kiến thức sâu rộng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp vững mạnh hơn.

General Manager trong nhà hàng khách sạn

Mỗi khách sạn, nhà hàng sẽ phân công nhiệm vụ riêng cho General Manager nhưng công việc chung của vị trí này như sau:

  • Phối hợp với các bộ phận liên quan lập kế hoạch kinh doanh định kỳ theo tháng/ quý/ năm cho khách sạn, nhà hàng.

  • Chịu trách nhiệm về chiến lược kinh doanh, marketing, quản lý doanh thu, ngân sách, lợi nhuận của doanh nghiệp.

  • Giám sát, quản lý hoạt động của toàn bộ phòng ban, bộ phận, đảm bảo hoạt động hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận.

  • Khảo sát, phân tích thị trường, tìm hiểu xu hướng phát triển hiện tại, nắm rõ nhu cầu khách hàng cũng như báo cáo kinh doanh. Đồng thời, General Manager đưa ra chính sách, hướng giải quyết kịp thời cho những hạng mục phát sinh.

  • Cùng với các bộ phận liên quan thiết lập tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà khách

  • sạn, nhà hàng cung cấp. Cải thiện sản phẩm, dịch vụ của đơn vị để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

  • Đại diện đón tiếp các khách VIP, VVIP.

  • Xử lý những vấn đề phát sinh, phàn nàn, khiếu nại của khách.

  • Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện.

  • Tuyển dụng, đào tạo nhân sự chất lượng, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên.

  • Lập kế hoạch, theo dõi và duyệt mua sắm, sửa chữa trang thiết bị.

  • Tổ chức các cuộc họp định kỳ tuần/ tháng/ quý/ năm và các cuộc họp đột xuất.

  • Trực tiếp báo cáo tài chính, báo cáo công việc với cấp trên.

Người đăng: hoy Time: 2020-08-20 11:03:31

Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng đẩy mạnh quá trình hội nhập và phát triển, nhiều công ty ở Việt Nam sử dụng rất nhiều thuật ngữ mới để chỉ về các chức vụ trong công ty. Các thuật ngữ mới khiến cho rất nhiều người nhầm lẫn và cảm thấy bối rối vì không hiểu hết ý nghĩa của nó. Do đó, trong bài viết lần này chúng ta cùng tìm hiểu 2 chức danh tiêu biểu nhất, để xem General manager là gì và General director là gì? Và họ sẽ làm gì với từng chức danh đó?

General manager là gì? [Ảnh: Intenet]

Ngày nay, không chỉ riêng gì những nhân viên văn phòng làm trong các công ty nước ngoài mới cần biết đến các chức danh bằng tiếng Anh, mà ngày càng có rất nhiều giấy tờ, văn bản có sử dụng những từ tiếng Anh cơ bản. Do đó, nếu bạn không tìm hiểu đúng và rõ, có thể dẫn đến việc bạn sẽ không hiểu hoặc hiểu sai những nội dung liên quan đến công ty đó.

Trong nhiều tập đoàn, công ty nhất là của Mỹ [và một các nước phương Tây], vị trí cao nhất [top position] được gọi là là Chairman hay President. Dưới đó, sẽ là các Vice president, Director [hoặc officer] – người điều hành, quyết định những việc quan trọng. Và tiếp đến chính là General Manager và Manager – người phụ trách công việc cụ thể.

Director và Manager đều là những người đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của công ty. [Nguồn: Internet]

Genreral Director là gì? Công việc của General Director

General Director được hiểu là người điều hành công ty. Họ là những người được xem là cấp lãnh đạo và có vai trò quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của họ là:

– Lập các kế hoạch kinh doanh, quy định.

– Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho công ty.

– Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược của công ty.

– Điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của công ty.

– Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.

– Đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty như mong đợi của ban giám đốc về tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, phát triển nhân tài và các hoạt động khác.

– Lập kế hoạch kinh doanh và marketing.

– Quản lý nhân viên để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.

– Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.

General Manager là gì? Công việc của một General Manager

General Manager là một nhà quản lý cấp cao, có trách nhiệm chung trong việc quản lý cả doanh thu và chi phí thu nhập của công ty. Một General Manager thường giám sát hầu hết tất cả các chức năng tiếp thị và bán hàng của công ty cũng như các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Thông thường, General Manager chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân công, phối hợp, nhân sự, tổ chức và ra quyết định hiệu quả để đạt được kết quả mong muốn cho một tổ chức.

Tùy vào quy mô, cách vận hành của công ty, mà công việc thường ngày của một General Manager sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản công việc chính là:

– Kiểm tra công việc các bộ phận hoặc team có khớp với mục tiêu và chiến lược của công ty hay không.

– Xem xét và đánh giá các thang đo về chất lượng và hiệu suất các team nói chung và từng thành viên nói riêng.

– Ngoài ra, General Manager cũng phải xem xét các kết quả đạt được, còn những hạn chế gì và đưa ra hướng giải quyết.

– Kiểm tra, giám sát và xử lí tình huống.

Công việc của General Manager và General Director trong khách sạn

Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, General Manager và General Director đều có nghĩa là Tổng Giám đốc, là người giữ chức vụ và quyền quản lý cao nhất về các vấn đề về tài chính, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động của khách sạn. Tùy vào tính chất và quy mô của khách sạn, mà công việc của General Manager và General Director sẽ có sự khác biệt.

Tuy nhiên, phần lớn công việc chính của vị trí này: Phối hợp với các bộ phận liên quan lập kế hoạch kinh doanh cho khách sạn; chịu trách nhiệm về chiến lược kinh doanh, Marketing, ngân sách, lợi nhuận của khách sạn; khảo sát và phân tích xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng; thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của khách sạn; đại diện khách sạn đón tiếp các khách VIP hay trực tiếp giải quyết các sự cố gây ảnh hưởng đến danh tiếng của khách sạn; tham gia tuyển dụng, đào tạo nhân sự; quản lý vấn đề an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm; duy trì mối quan hệ với các cơ quan chức năng, chính quyền…

Trong khách sạn, General Manager và General Director là người giữ chức vụ và quyền quản lý cao nhất [Ảnh: Internet]

Các tố chất cần có của những nhà điều hành và quản lý

Dù là General Director hay General Manager, thì họ đều là những nhà quản lý, những người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và lãnh đạo.

Để trở thành những nhà quản lý bạn cần phải trang bị những tố chất và kỹ năng cần thiết [Nguồn: Internet]

>> Tham khảo thêm: Manager là gì? Manager làm gì? Kỹ năng một manager cần có

Vì thế, để trở thành những nhà quản lý, điều hành như vậy, bạn cần phải có những tố chất sau

Sự hiểu biết và ham học hỏi

Tất nhiên, những người làm chức vụ càng cao họ đều phải nắm vững những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình. Ngoài ra, họ còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin cũng như tri thức mới.

Tầm nhìn và sự quyết đoán

Sự thành bại của doanh nghiệp đều phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo. Nếu không có khả năng phán đoán thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn và chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, sự quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.

Dũng cảm và kiên trì

Một nhà quản lý cấp cao không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại. Họ phải đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó, để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh.

Ngoài ra, để trở thành một Director hay Manager ưu tú, ngoài yếu tố ngoại hình và kiến thức thì họ cần trang bị cho mình những kỹ năng không thể thiếu như: Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp… Nếu muốn trở thành những nhà lãnh đạo, ngay từ bây giờ bạn hãy cố gắng rèn luyện những tiêu chí này nhé.

Video liên quan

Chủ Đề