Giá mủ cao su khô hôm nay

Giá cao su hôm nay tại các tỉnh thành như Đăk Lăk, Bình Phước, Đắk Nông, Bình Dương, Phú Yên,… Cập nhật giá mủ cao su mới nhất ở trong nước. Bên cạnh đó là những thông tin về lịch sử cao su, cách phòng trị bệnh cho cây,…

Bảng giá cao su hôm nay

Phân loại Giá cả
Giá mủ cao su chén 15,000 VND – 16,000 VND/ kg
Giá cao su đánh đông 12,000 VND – 13,000 VND/ kg
Mủ dây cao su 23,000 VND – 24,000 VND/ kg
Giá cao su Đắk Lắk 295 – 305 đồng/ độ [mủ nước]
Mủ cao su Đắk Nông 300 – 305 đồng/ độ mủ
Giá cao su Gia Lai 295 – 305 đồng/ độ
Mủ cao su Lâm Đồng 310 – 315 đồng/ độ mủ
Cao su Phú Yên 325 đồng/ độ mủ [mủ nước]
Giá cao su Bình Phước 300 – 315 đồng/ độ mủ
Giá mủ cao su Bình Dương 300 – 310 đồng/ độ mủ
Cao su Đồng Nai 285 đồng/ độ mủ
Mủ cao su Tây Ninh 310 – 315 đồng/ độ
Công ty cao su Phước Hòa 325 đồng/ độ
Công ty cao su Phú Riềng 320 đồng/ độ mủ
Công ty cao su Bình Long 308 đồng/ độ
Công ty cao su Đồng Nai 308 – 315 đồng/ độ
Bảng giá cao su các loại cập nhật năm 2021

Cao su Việt Nam & hành trình phát triển

Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho ra mủ có tính đàn hồi. Vào năm 1878, người Pháp lần đầu tiên đưa cây cao su vào Việt Nam nhưng không sống được. Đến năm 1892, Việt Nam nhập 2.000 hạt giống cao su từ Indonesia. Năm 1897, cây cao su đầu tiên được trồng thành công tại Việt Nam. Thời gian sau đó, hàng loạt công ty, đồn điền cao su đã ra đời.

Ngày nay, cao su được trồng rộng rãi khắp nước ta. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai khu vực có diện tích trồng cao su lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, diện tích cao su tại Việt Nam đang đứng thứ 5 toàn cầu và xếp thứ 3 về sản lượng [chỉ sau Thái Lan và Indonesia].

Thị phần tiêu thụ cao su Việt Nam chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, EU,… Sức tiêu thụ cao su ở trong nước còn khá thấp, chỉ chiếm khoảng 18.5%. Vì xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô là chủ yếu, giá cao su xuất khẩu còn khá thấp. Giá chịu ảnh hưởng lớn từ sức mua của thương lái Trung Quốc.

Số mủ cao su thu hoạch chịu ảnh hưởng bởi thời gian kỹ thuật và lượng mủ trong cây. Theo nghiên cứu, thời gian tốt nhất để cạo mủ cao su là trước 7h sáng. Khác với nhiều cây trồng, việc thu hoạch cao su diễn ra liên tục trong 8 – 10 tháng.

Cây cao su phát triển tốt trong khu vực mưa nhiều [khoảng 2.000 mm]. Nhưng cây không thể chịu úng nước hoặc gió. Nếu nắng hạn từ 4 – 5 tháng, năng suất mủ sẽ giảm.

Cao su là cây công nghiệp lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Sau 5 – 7 năm chăm sóc, cây cao su có thể thu hoạch liên tục. Cây càng già thì càng nhiều mủ. Khi cây đạt đến độ tuổi từ 26 – 30 năm thì sẽ ngừng ra mủ.

>> Xem thêm: Giá các nông sản khác TẠI ĐÂY

Cách phòng và trị bệnh cao su

Bệnh trên cây cao su có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số cách phòng trị bệnh hữu hiệu cho cây trồng này.

1. Bệnh khô miệng cạo cao su, xì mủ, nứt vỏ

Nguyên nhân và triệu chứng: Chưa rõ nguyên nhân. Trên cây xuất hiện các đoạn mủ khô và nhanh chóng lan nhanh khiến cây bị nứt vỏ.

Cách phòng trị:

  • Chăm sóc cây theo quy trình. Cần kiểm tra xem đất trồng cao su có bị chua không. Nên bón thêm phân để trồng.
  • Gợi ý, bà con có thể trộn Arigold 620 pha với NPK Agro-2 mỗi loại 50cc, pha trong bình 16 lít và phun lên cây. Ở phần miệng cạo, dùng hỗn hợp trên nhưng không pha nước, bôi lên miệng cạo.
  • Tạm dừng việc khai thác mủ để cây hồi phục hoàn toàn.

2. Bệnh nấm hồng

Nguyên nhân và triệu chứng: Do nấm Corticium salmonicolor gây bệnh và thường xuất hiện ở vị trí phân cành. Các cây từ 3 – 12 tuổi thường gặp bệnh này, hại nặng nhất là cây từ 4 – 8 tuổi. Ban đầu, cành cây cao su sẽ xuất hiện mạng nhện trắng và chảy các giọt mủ. Khi thời tiết thuận lợi, nấm chuyển màu trắng sang hồng. Vết bệnh đổi vàng và cành lá chết khô.

Cách phòng trị:

Cắt đốt cành bệnh đã chết, vệ sinh sạch sẽ vườn cây. Sử dụng thuốc đặc hiệu Validacin 5L 1,2% kết hợp dung dịch Bordeaux 1% để phun và Bordeaux 5% để quét. Cách 10 – 15 ngày phun 1 lần.

3. Bệnh rụng lá mùa mưa

Nguyên nhân và triệu chứng: Chứng bệnh gây ra bởi nấm Phytophtora botryosa và Phytophtora palmivora. Bệnh này chỉ xuất hiện khi mùa mưa tới, gây hại nặng cho các vùng trồng cao su khi thời tiết mưa dầm. Lúc này, cuống lá sẽ có mủ đen hoặc trắng. Ở phần giữ vết bệnh có màu nâu xám. Lá rụng nhiều.

Cách phòng trị:

Xử lý ngay khi phát hiện mầm bệnh. Dùng thuốc có metalaxyl + mancozeb 0.2%. Các chồi non bị bệnh cần loại bỏ phần thối, bôi metalaxyl + mancozeb 2%, tiếp đến bôi vaseline. Vườn cây kinh doanh không được phun thuốc, chỉ bôi metalaxyl + mancozeb 2% hoặc lên miệng vết cạo. Các thuốc có thể dùng là Oxyclorua đồng 0,25%, Ridomil MZ 72 0,3 – 0,4% và Bordeaux 1%.

Mỗi ngày, chị Rơ Châm H’Bưn [SN 1988, ở làng Kênh Chop, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai] thường bắt đầu cạo mủ cao su từ 2 tới 6 giờ sáng. Vất vả là thế, nhưng chị H’Bưn vẫn phấn khởi, vì mỗi tháng, vườn cao su 2,5 ha này cho thu xấp xỉ 25 triệu đồng.

“Năm ngoái, vườn cây cao su nhà tôi thu được 200 triệu đồng. Năm nay, giá tăng hơn, thu phải tăng thêm khoảng 50 triệu. Tới đây, tôi dự định để số tiền để đầu tư cà phê và để tiền làm nhà từ 250 - 300 triệu đồng” - chị H’Bưn chia sẻ.

Hiện nay, giá mủ cao su đã vượt mức 40 triệu đồng/tấn khô. [Ảnh: Nguyễn Thảo]

Chị Rơ Châm H’Diên làm công nhân tại Nông trường Cao su Ia Nhin [Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh] đã 7 năm nay. Trong nhiều năm giá mủ cao su xuống thấp, có lúc, thu nhập của chị chỉ được 5 triệu đồng/tháng. Từ giữa 2021 tới nay, giá mủ cao su nhích dần, thu nhập được gia tăng, chị rất phấn khởi và tin tưởng sẽ gắn bó lâu dài với công việc.

“Tôi vào công nhân cao su từ 2015. Khi đó giá mủ cao su đang xuống, nông trường cao su vẫn quan tâm đời sống công nhân. Đến nay, cuộc sống lương tháng chúng tôi ổn định hơn, lương tháng 8 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn trồng cà phê, nuôi heo. Tôi cảm thấy cuộc sống chúng tôi ổn định hơn” - chị Rơ Châm H’Diên nói.

Hiện nay, tại Gia Lai có hàng nghìn người dân làm chủ 15.000 ha cao su tiểu điền cùng hơn 6.700 công nhân làm việc tại 4 doanh nghiệp cao su. Ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Công đoàn, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh cho biết, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2014 đến đầu 2021, giá mủ cao su giảm, có lúc chỉ còn khoảng 25 triệu đồng/tấn, giá thành thấp hơn chi phí sản xuất, việc đảm bảo lương trên 5 triệu đồng cho công nhân tại doanh nghiệp có lúc gặp khó khăn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 tới nay, lương trung bình của công nhân tại doanh nghiệp tăng đáng kể nhờ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc hơn.

Công nhân cao su phấn khởi vì thu nhập được cải thiện. [Ảnh: Nguyễn Thảo]

“4 tháng đầu năm nay, giá mủ có tín hiệu mừng là nhích lên. Đầu năm nay, lương bình quân của người lao động là trên 7,5 triệu đồng/tháng. Chúng tôi chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, ví dụ phong trào thể dục thể thao; phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi; cùng nhau làm giàu. Cán bộ công nhân viên rất tin tưởng vào sự phát triển của công ty trong thời gian tới” - ông Nguyễn Thanh Hải nói.

Mủ cao su tăng giá đang góp phần giúp các hộ dân và công nhân cao su tại tỉnh Gia Lai được cải thiện thu nhập và có đời sống ổn định hơn./.

Giá cao su hôm nay 22/8/2022 tại thị trường thế giới biến động trái chiều. Trong khi giá cao su trên sàn Tokyo giảm 0,18%, thì tại sàn Thượng Hải lại tăng 0,42%.

Cập nhật giá cao su mới nhất hôm nay 22/8/2022

Giá cao su hôm nay 22/8 tại thị trường thế giới tăng giảm trái chiều ở 2 sàn Tokyo và Thượng Hải so với hôm qua.

Cụ thể, giá cao su kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo [TOCOM] giao tháng 10/2022 giảm 0,18% [tương đương 1,2 yen/kg], ở mức 224,3 yen/kg.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải [SHFE], giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 tăng 0,42% [tương đương 50 nhân dân tệ], ở mức 11.905 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su trực tuyến tại sàn Tokyo và Thượng Hải mới nhất

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên [ANRPC], nguồn cung cao su toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu, điều này cho thấy triển vọng thị trường cao su tự nhiên dự kiến sẽ cải thiện hơn trong năm nay và các năm tới.

Cụ thể, trong tháng 6, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi tiêu thụ đạt 1,2 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng 6/2021. Như vậy, nguồn cung thiếu hụt khoảng 93.000 tấn.

Tuy Trung Quốc đang thực hiện chính sách "Zero Covid" nhưng nhu cầu tiêu thụ mủ cao su và cao su sơ chế tại thị trường này vẫn đang tiếp tục tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 7, Trung Quốc nhập khẩu 579,7 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp [kể cả mủ cao su], với trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng và tăng gần 11% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 3,97 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá gần 7,5 tỷ USD, tăng hơn 4% về lượng và tăng 10,4% về trị giá so với 7 tháng năm 2021.

Như vậy, giá cao su hôm nay 22/8/2022 tại thị trường thế giới tăng nhẹ ở sàn Thượng Hải.

Giá cao su hôm nay 22/8 tại thị trường trong nước ít biến động. So với tháng trước, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước đang giảm nhẹ do hoạt động xuất khẩu kém sắc.

Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 290-302 đồng/độ TSC, giảm 5 đồng/độ TSC so với cuối tháng 7.

Giá mủ cao su nguyên liệu tại Bình Dương của Công ty cao su Phước Hòa ở mức 306-308 đồng/độ TSC, giảm 5 đồng/độ TSC.

Còn giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 285-295 đồng/độ TSC, không đổi so với cuối tháng 7/2022.

Hội cao su - nhựa TP.HCM dự báo, giá cao su sẽ tăng khó khăn trong những tháng cuối năm mặc dù thời gian này thường là mùa sản xuất trong năm. Nguyên nhân là do tình hình lạm phát thế giới vẫn tiếp diễn, nhu cầu tiêu thụ cao su khó đoán định.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cao su của Việt nam trong tháng 7 đạt 196,5 nghìn tấn, trị giá gần 319 triệu USD.

So với tháng 6, xuất khẩu cao su của nước ta đã tăng 4,6% về lượng và tăng gần 3% về trị giá. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu cao su Việt Nam đang giảm gần 4% và giảm 5,7% về trị giá.

Giá cao su xuất khẩu của nước ta trong tháng tiếp tục giảm, và đang là tháng thứ 3 liên tiếp đi xuống. Trong tháng, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.623 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng trước và giảm 1,8% so với tháng 7/2021.

So với tháng 4, giá xuất khẩu cao su trung bình đã giảm 182 USD/tấn, là mức giá thấp nhất từ tháng 2/2021 đến nay.

Số liệu thống kê cho thấy trong tháng 7 giá cao su xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc ở mức 1.572 USD/tấn, giảm hơn 1% so với tháng 6 và giảm 3% so với tháng 7/2021.

Như vậy, giá cao su hôm nay 22/8/2022 tại thị trường trong nước vẫn đang có xu hướng đi ngang so với hôm qua.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề