Giá trị của cuộc sống là gì


Suy ngẫm 12 giá trị sống


Giá trị cuộc sống [hay giá trị sống] được coi là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.

Mỗi người là một cá thể riêng biệt vì thế giá trị sống cũng mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Tuy nhiên, theo các tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam thì có 12 giá trị sống dưới dây có tính chất phổ quát trên toàn thế giới.

12 giá trị sống đúng nghĩa

 1. Hòa Bình

 Hoà bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Nếu mỗi người đều cảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới.

 Thanh bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn.

 Bình an có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng.

 2. Tôn trọng

 Bẩm sinh con người là vốn quý giá. Một phần của lòng tự trọng là biết về các phẩm chất của mình.

 Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác.

 Nhận biết giá trị của bản thân và trân trọng giá trị của người khác chính là cách thức để ta nhận được sự tôn trọng.

 3. Yêu thương

 Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất.

 Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác.

Yêu thương là nhìn nhận mỗi người theo cách tích cực hơn.

 4. Khoan dung

 Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt

 Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên.

 Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung.

 5. Trung thực

 Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu.

 Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực.

 Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu.

 6. Khiêm tốn

 Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài.

 Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác.

 Việc gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác nhằm mục đích chứng tỏ bản thân mình sẽ chỉ làm giảm bớt trải nghiệm nội tâm về giá trị, phẩm cách và bình an trong tâm hồn.

 7. Hợp tác

 Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung.

 Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc.

 Khi hợp tác, ta cần phải biêt điều gì là cần thiết. Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng nhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình. Lúc này, ta giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo.

 8. Hạnh phúc

 Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập hy vọng và sống có mục đích.

 Khi tâm hồn bình yên và giàu tình yêu thương, hạnh phúc sẽ tự nhân lên.

 Khi mong muốn những điều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn ngập con tim.

 9. Trách nhiệm

  Nếu chúng ta muốn được hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm sống bình yên.

 Người có trách nhiệm luôn sẵn lòng đóng góp công sức của mình. Trách nhiệm không phải là điều ràng buộc chóng ta mà nó tạo điều kiện để ta có được những gì ta mong muốn.

 Người có trách nhiệm là người biết thế nào là công bằng và thấy rằng mỗi người đều nhận được phần của mình.

 10.Giản dị

 Giản dị là biết trân tọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống.

 Giản dị là sự trân trọng vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả những người được xem là xấu xa, tồi tệ.

 Giản dị giúp chúng ta biết giảm thiẻu những chi tiêu không cần thiết. Nó giúp ta nhận ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng, đủ để ta có một cuộc sống thoải mái thì bất kỳ sự thái quá và thừa thãi nào cũng có thể dẫn tới tình trạng hư hỏng và lãng phí.

 11.Tự do

Tự do có thể bị hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép mình làm những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôi thích. Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạm dụng sự lựa chọn.

Chúng ta chỉ thật sự cảm thấy tự do khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm.

 12. Đoàn kết

Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng.

Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầu không khí trở nên ấm áp.

 Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ. Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưa ra những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ.











GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG


Cuộc sống luôn 'nói chuyện' với ta qua những điều giản dị và không ngờ đến nhất.

Mint
[Dịch từ Fructuous]

Có một chú tiểu khá thông minh, chú luôn đặt những câu hỏi xung quanh cuộc sống. Một ngày nọ, chú hỏi sư thầy của mình:

- Thưa thầy, giá trị cuộc sống của một con người là gì ạ? Con hỏi vậy vì thường ngày thấy mọi người lên chùa đều cầu mong cuộc sống có giá trị. 

Người thầy đi vào phòng rồi mang ra cho chú tiểu một hòn đá xấu xí và bảo:

- Con hãy mang hòn đá này ra chợ bán và hãy nhớ là dù có ai mua thì cũng không được bán và mang về cho ta.
- Tại sao lại phải vậy thưa sư phụ?
- Nếu con muốn biết giá trị cuộc sống là gì thì hãy làm như ta bảo.

Vì sự tò mò nên chú tiểu đã làm theo. Chú mang hòn đá ra chợ ngồi bán và trong suy nghĩ thì không hiểu tại sao nó lại liên quan đến giá trị của cuộc sống.

Chú ngồi bán hòn đá ở chợ cả ngày mà không hề có ai hỏi, mọi người còn thấy làm kỳ lạ không hiểu tại sao chú lại ngồi bán một hòn đá xấu xí mà không có giá trị gì. Ngồi cả một ngày, một người bán rong thấy vậy thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá 1 đô la. Chú tiểu nhớ lời sư phụ dặn dù bất kỳ ai hỏi mua cũng không được bán. Mang hòn đá về, chú hỏi sư phụ:
- Hòn đá này có gì đặc biệt mà thầy lại bảo con mang bán. Cũng may đã có người hỏi mua với giá 1 đô la. Vậy giá trị cuộc sống là gì thưa thầy?

Sư thầy cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào cửa hàng bán vàng và bán cho chủ cửa hàng vàng, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán, rồi còn sẽ hiểu thế nào là giá trị cuộc sống.

Vì tò mò, chú tiểu lại làm theo lời sư thầy. Hôm sau, chú mang hòn đá đi vào một cửa hàng vàng, vừa đi vừa nghĩ, tại sao sư phụ lại bảo mình mang hòn đá này vào bán trong cửa hàng vàng trong khi cả ngày qua chú ngồi ngoài chợ bán mà không ai mua, dù mua cũng không đáng giá. Dù rất ái ngại nhưng vì tò mò nên chú quyết định làm theo lời sư phụ.

Và thật bất ngờ, khi chú mang vào bán trong một cửa hàng vàng, chủ tiệm đã trả giá hòn đá là 500 đô la. Rất bất ngờ vì một hòn đá qua một ngày từ chỗ bán không ai mua giờ lại có giá như vậy, nhớ lời sư phụ dặn chú tiểu đã không bán và mang về.

Chú vội vàng hỏi tại sao lại như vậy và giá trị cuộc sống là gì mà tại sao một hòn đá từ không giá trị qua một ngày lại có giá trị rất lớn như vậy.
Sư phụ cười và nói: 
- Nếu con muốn hiểu giá trị cuộc sống là gì thì ngày mai con hãy mang hòn đá này tới một tiệm đồ cổ và bán, nhớ là dù với bất kỳ giá nào thì con cũng không được bán và mang về cho ta. Con sẽ hiểu giá trị cuộc sống là gì.

Chú tiểu càng tò mò hơn. Hôm sau, chú mang hòn đá tới một tiệm đồ cổ. Sau một hồi xem xét thì chú tiểu vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Chú nhất quyết không bán và vội về kể lại với sư phụ: 
- Vậy hòn đá này là gì, mà từ một thứ không giá trị không ai mua giờ nó có giá cả một gia tài.
- Đó chính là giá trị cuộc sống - Sư thầy nói.

Giá trị cuộc sống của mỗi con người đều do chính chúng ta quyết định, cũng giống như chú tiểu do dự khi mang một hòn đá không có giá đi bán. Giá trị cuộc sống là do chính chúng ta tạo dựng và đặt ra. Vậy hãy tự đặt mình vào nơi mà mọi người hiểu ta và đó là nơi giá trị sống được tôn trọng.

Cuộc sống ở trong tất cả mọi sự việc, từ những điều to lớn cho đến điều đơn giản, thậm chí là ở trong những điều mà chúng ta không hề quan tâm đến. Cuộc sống luôn "nói chuyện" với chúng ta thông qua những điều giản dị nhất và không ngờ đến nhất. Đừng bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào trong cuộc sống của bạn!


Ý nghĩa của việc học


Khi còn bé, ta thường được ba mẹ khuyên rằng: Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để điểm cao. Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức, học để biết, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm và làm chuyên nghiệp? 

Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng học là để biết. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này. Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không. Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao. 

Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Ngày xưa chưa có Internet chưa có công cụ tìm kiếm google thì người biết nhiều sẽ rất có lợi ích. Học không chỉ để biết, học còn để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp. 

Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình đẳng với nhau. Ta có thể ngồi ở nhà để tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến một vấn đề nào đó ta quan tâm. Ta có thể giao tiếp với những chuyên gia cách chúng ta hàng ngàn cây số. Ta có thể tiếp cận lượng kiến thức khổng lồ trên mạng. Khi đó điều gì sẽ xảy ra. Liệu trí nhớ của ta có thể hơn được một công cụ tìm kiếm như Google. Khi mà lượng thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng thì chúng không còn tạo nên sự cạnh tranh nữa. Con người không thể hơn nhau bởi thông tin và kiến thức họ biết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹ năng tra cứu thông tin mà thôi. 

Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến thức trong đầu chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì khi đó kiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta biết rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của chúng ta thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng thấy rằng trong xã hội có nhiều người rất có tiềm năng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần những người làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huy đúng lúc, đúng chỗ thì cũng sẽ bị phí phạm. Một hành động còn hơn một đống lời bàn, một hành động bằng mười suy nghĩ. 

Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm. 

Khi ta tư duy học đểlàm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải trình bày một đề tài hay một dự án. Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất hoàn thiện nhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệt của đề án và dẫn tới việc không thuyết phục được người khác ủng hộ đề án. 

Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được. 

Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này. 

Chủ Đề