Giá trị hiển thị trên đồng hồ là gì

Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe nói nhiều về đồng hồ vạn năng nhưng lại không biết chúng thực tế là gì, có năng tính năng, ứng dụng nổi bật nào và cách dùng ra sao,… và hàng ngàn câu hỏi, những thắc mắc quay quanh thiết bị này. Vậy hãy cùng METROTECH tìm hiểu về loại đồng hồ vạn năng này cũng như cấu tạo đồng hồ vạn năng,… thông qua bài viết ngay dưới đây để có cái nhìn tổng quát và chi tiết hơn nhé!.

Đồng hồ vạn năng[đồng hồ đo điện] là gì?

Đồng hồ vạn năng[đồng hồ đo điện] là gì?

Đồng hồ vạn năng [hay đồng hồ đo điện] được coi là thiết bị đo điện có khả năng đo được dòng điện, điện áp, điện trở, đo tần số, thông mạch cùng với nhiều chức năng đo lường khác. Ưu điểm vượt trội phải nói đến của đồng hồ vạn năng này là chúng có khả năng đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, sự phóng nạp tụ điện… Trên thị trường hiện nay, thiết bị này được chia làm 2 loại là: đồng hồ vạn năng điện tử và đồng hồ vạn năng kim.

Tìm hiểu các loại đồng hồ vạn năng cơ bản

Tìm hiểu các loại đồng hồ vạn năng cơ bản

Các loại đồng hồ vạn năng cơ bản

Về cơ bản có 2 loại đồng hồ vạn năng là: Đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng điện tử[ hay đồng hồ vạn năng kỹ thuật số].

Nhìn chung cả 2 đều có khả năng đo điện áp [DC và AC], dòng điện [DC và AC] và điện trở giống nhau. Cả hai đều là loại có kiểu thiết kế dạng tay cầm, chạy bằng pin[DC] hay kiểu máy để bàn.

Đối với đồng hồ vạn năng loại kim chúng thường có trở kháng đầu vào cao hơn so với loại đồng hồ vạn năng điện tử.

Đồng hồ vạn năng kim

Chúng được coi là thiết bị hoạt động dựa trên một microammeter [ một thiết bị đo cường độ dòng điện hay ampe] và có kim di chuyển trên thang chia độ. Sản phẩm này thường có giá rẻ hơn so với loại đồng hồ điện tử, tuy nhiên chúng có thể sẽ rất khó khăn để một số người đọc được kết quả một cách chính xác. Ngoài ra đồng hồ vạn năng loại kim này khi sử dụng phải thật cẩn thận,tránh để rơi bởi chúng có thể sẽ bị hỏng.

Đồng hồ vạn năng điện tử[ đồng hồ vạn năng kỹ thuật số]

Riêng đối với đồng hồ vạn năng điện tử này, chúng được coi là loại được dùng phổ biến nhất bao gồm các phiên bản từ đơn giản cho đến những thiết kế mới dành cho các kỹ sư điện tử. Khác với đồng hồ vạn năng kim, đồng hồ  điện tử sẽ cung cấp số đọc trên màn hình LCD. Do vậy loại này thường đắt hơn nhiều so với loại kim, tuy nhiên chúng không khác biệt quá nhiều về giá giữa các phiên bản cơ bản khác. Nhưng đối với những phiên bản cao cấp hơn chúng sẽ đắt hơn nhiều. Là thiết bị có những ưu điểm vượt trội hơn nhiều so với đồng hồ vạn năng kim tuy nhiên, ưu điểm chính mà người tiêu dùng quan tâm là việc đọc kết quả dễ dàng và độ chính xác cao mà sản phẩm mang lại

Cấu tạo đồng hồ vạn năng

Cấu tạo đồng hồ vạn năng

Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ vạn năng :

  • Núm xoay: Núm xoay có trên đồng hồ vạn năng thường được sử dụng để điều chỉnh chế độ mà bạn muốn đo. Ngoài ra chúng còn có thể sử dụng để bật hoặc tắt dụng cụ.
  • Dây cáp đo: Thường sẽ bao gồm 2 sợi dây một sợi màu đen và một sợi màu đỏ. Sợi màu đỏ thường tượng trưng cho cực dương và ngược lại sợi màu đen tượng trưng cho cực âm. Đối với một số loại đồng hồ vạn năng chúng sẽ có thêm khả năng kiểm tra nhiệt độ, do vậy thường sẽ có thêm một sợi dây cáp nhiệt độ loại K, Chúng có thể được cắm trực tiếp vào lỗ chung hay lỗ điện áp hoặc lỗ chuyên dụng dành riêng. Đầu dò của cáp có một cảm biến rất nhỏ.
  • Lỗ cắm: Lỗ cắm là chỗ được dùng để cắm các dây cáp vào đồng hồ vạn  năng. Tuy nhiên thường có nhiều hơn 2 lỗ trên đồng hồ bởi cáp dương màu đỏ sẽ cần lỗ khác nhau khi đo cường độ dòng điện và điện áp. Đa phần lỗ điện áp thường được sử dụng cho hầu hết các ứng điện trở, tần số hay điện dung. Do vậy chúng có thể có nhiều hơn một lỗ cắm dành cho các mức độ hoặc đơn vị khác nhau của đồng hồ.
  • Màn hình: Màn hình trên đồng hồ thường là loại LCD, để chúng có thể hiển thị được giá trị số được được, ngoài ra còn có thêm đơn vị đo.

Công dụng của đồng hồ vạn năng

Công dụng của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là loại thiết bị có khả năng đo nhiều giá trị khác nhau, tùy thuộc vào model. Những model cơ bản thường được dùng để đo điện áp, cường độ và điện trở. Hơn hết chúng có thể được dùng để kiểm tra tính liên tục hay các kiểm tra đơn giản để xác nhận rằng mạch điện đã hoàn thiện.Đối với các loại đồng hồ vạn năng hiện đại hơn chúng có thể kiểm tra tất cả các giá trị sau:

  • Điện áp xoay chiều[ hay dòng điện xoay chiều] và cường độ dòng điện
  • Điện áp và dòng điện một chiều
  • Điện trở
  • Điện dung
  • Decibel
  • Chu kỳ
  • Tần số
  • Độ tự cảm
  • Nhiệt độ C hoặc F

Một số phụ kiện hay cảm biến đặc biệt có thể được gắn thêm vào một số đồng hồ vạn năng để có thể đo thêm những giá trị khác, chẳng hạn như:

  • Mức độ ánh sáng
  • Độ axit
  • Độ kiềm
  • Tốc độ gió
  • Độ ẩm tương đối

Các ký hiệu trên đồng hồ vạn năng

Các ký hiệu

Trên đồng hồ vạn năng kim thường sẽ hiển thị một số kí hiệu cụ thể như sau:

  • Nội trở của đồng hồ: 20 KΩ /VDC 9KΩ/VDC
  • Kí hiệu đo cả dòng xoay chiều và một chiều
  • Phương đặt đồng hồ:
  •   ┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
  •  ┴  hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng
  • Phương đặt xiên góc [thường là 450]
  • Điện áp thử cách điện: 5 KV
  • Bảo vệ bằng cầu chì và diode
  • DC.V [Direct Current Voltage]: Thang đo điện áp một chiều.
  • AC.V [Alternating Current Voltage]: Thang đo điện áp xoay chiều.
  • DC.A [Direct Current Ampe]: Thang đo dòng điện một chiều.
  • AC.A [Alternating Current Ampe]: Thang đo dòng điện xoay chiều
  • Ω: Thang đo điện trở
  • 0Ω ADJ [0Ω Adjust]: Chỉnh không ôm [chỉnh điểm không động]
  • COM [Common]: Đầu chung, cắm que đo có màu đen
  • [+] : Đầu đo dương
  • OUTPUT cắm que đo có màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
  • AC15A cắm que đo có màu đỏ trong trường hợp đo dòng xoay chiều lớn cỡ A

Cung chia độ

  • A – Là cung chia thang đo điện trở Ω : Thường được dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang đo điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải [hoặc ngược lại với tất cả các cung còn lại].
  • B – Là mặt gương: thường được dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương[tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của nó trong gương].
  • C – Là cung chia độ thang đo điện áp: Được dùng để đọc giá trị sau khi đo điện áp một chiều và thang đo điện áp xoay chiều 50V trở lên. Cung này thường sẽ có 3 vạch chia độ là: 250V; 50V; 10V D – Là cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V: Trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thấp không thể đọc giá trị ở trong cung C. Vì thang đo điện áp xoay chiều dùng diode bán dẫn chỉnh lưu nên có sụt áp trên diode sẽ gây ra tình trạng sai số.
  • E – Là cung chia độ dòng điện xoay chiều tới 15A.
  • F – Là cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor – hfe.
  • G, H – Là cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối.
  • I – Là cung chia độ thang đo kiểm tra dB: Thường được dùng để đo đầu ra tín hiệu tần số thấp hoặc âm tần đối với mạch xoay chiều. Thang đo này sử dụng để độ khuếch đại và độ suy giảm bởi tỷ số giữa đầu vào và đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo đơn vị đề xi ben[db].

Mạch điện bên trong

OUTPUT và COM: Đầu cắm que đo

Khối hiển thị gồm M: Cơ cấu đo và R22

Khối nguồn: 2 pin 1,5V [BT1] và pin 9V [BT2]

Hệ thống điện trở bù nhiệt, làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ khi có dòng chạy qua CCCT: R23 điện trở bù bằng Cu mắc song song với CCCT và R18 điện trở bù bằng Mn mắc nối tiếp với CCCT.

Khối bảo vệ gồm có:

  • F1: Cầu chì khi quá dòng.
  • D3: bảo vệ khung dây M của CCCT theo chiều thuận.
  • D2: bảo vệ khung dây M của CCCT theo chiều ngược.

Khối đo sẽ bao gồm:

  • Đo điện áp một chiều DC.V: chuyển mạch [R1, R2, R3, R4, R5, R6].
  • Đo dòng điện 1 chiều nhỏ Dm.A: chuyển mạch [R11, R12, R13].
  • Đo điện áp xoay chiều AC.V: chuyển mạch [R7, R8, R9, R10]; diode chỉnh lưu nửa sóng D1.
  • Đo điện trở Ω: chuyển mạch [R14, R15, R16]; điều chỉnh 0ΩADJ [VR1], R21, R20 và R19.

Tìm hiểu các đại lượng được đo trên đồng hồ vạn năng

Các đại lượng cơ bản: V – A – Ω

Trong đó:

  • DCV: đo điện áp xoay chiều có 7 thang đo, từ 0,1V đến 1000V.
  • DC.mA: Đo dòng điện 1 chiều, có 4 thang đo, từ 50mA đến 250mA.
  • AC.V: Đo điện áp xoay chiều, có 4 thang đo, từ 10V đến 1000V.
  • AC 15A: Đo dòng điện xoay chiều đến 15A.
  • Đo điện trở, có 4 thang đo, từ X1Ω đến X 10kΩ.

Tìm hiểu cách đọc giá trị trên các cung chia độ của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng thường có rất nhiều thang đo, mà mặt hiển thị của chúng lại có kích thước giới hạn nên không thể ghi hết tất cả các cung chia độ cho mỗi thang. Chính vì điều đó nên khi đo người dùng cần phải đọc giá trị của các cung chia độ cơ bản sau đó nhân [hoặc cộng] với hệ số mở rộng thang đo theo bảng dưới đây:

Đại lượng đo Thang đo Cung chia độ Hệ số mở rộng
DC.V

[Điện áp 1 chiều]

0,1V C10 X 0.01 [chia 100]
0,5V C50 X 0.01 [chia 100]
2,5V C250 X 0.01 [chia 100]
10V C10 X 1
50V C50 X 1
250V C250 X 1
1000V C10 X 100
AC.V

[Điện áp xoay chiều]

10V D10 X 1
50V C50 X 1
250V C250 X 1
1000V C10 X 100
DC.A 50mA C50 X 1
2,5mA C250 X 0.01 [chia 100]
25mA C250 X 0,1 [chia 10]
250mA C250 X 1
AC.A 15A E15 X 1

[Điện trở]

X 1Ω A0 – 2k X 1
X 10Ω A0 – 2k X 10
X 1kΩ A0 – 2k X 1000
X 10kΩ A0 – 2k X 10.000
LI

[Dòng điện chạy qua tải]

X 1Ω G15 X 10[mA]
X 10Ω G15 X 1[mA]
X 1kΩ G15 X 10[mA]
X 10kΩ G15 X 4[mA]
LV

[Điện áp đặt trên tải]

X 1Ω H3 X 1[V]
X 10Ω H3 X 1[V]
X 1kΩ H3 X 1[V]
X 10kΩ H3 X 4[V]
Output 10V D10 X 1
50V C50 X 1
250V C250 X 1
1000V C10 X 100
dB 10V I -22 ÷ 10 dB X 1
50V I -22 ÷ 10 dB X 1 + 14dB
250V I -22 ÷ 10 dB X 1 + 28dB
1000V I -22 ÷ 10 dB X 1 + 40dB
hFE X 10Ω F 0 ÷ 1000 X1

Tìm hiểu ứng dụng đồng hồ vạn năng đo điện

Trong nghiên cứu

Với sự phát triển và tiến bộ của công nghệ ngày nay,  trong các cuộc nghiên cứu vật lý về dòng điện thì đồng hồ vạn năng được coi là thiết bị vô cùng quan trọng. Chúng giúp các nhà nghiên cứu biết được chính xác thông số của dòng điện cũng như nhận biết đâu là dòng điện một chiều, đâu là dòng điện hai chiều.

Do đó mà các nhà nghiên cứu có thể tiến hành thử nghiệm nhiều cuộc khảo sát để lấy kết quả chính xác mà không tốn quá nhiều thời gian.

Trong ngành thiết bị điện tử

Đối với những người làm trong ngành thiết bị điện tử thường rất “ưu ái” cho thiết bị này bởi chúng vô cùng tiện dụng trong công tác kiểm tra điện và điện tử. Máy hiển thị cho ra kết quả chính xác trực tiếp trên màn hình LCD một cách nhanh chóng, chính xác nhất, giúp người dùng điều chỉnh được các thông số của cuộn cảm đồng thời kiểm tra lắp đặt mạch điện sao cho hiệu quả

Không chỉ dừng lại ở đó, đồng hồ vạn năng mang lại rất nhiều sự tiện dụng cho kỹ sư điện tử, có thể đo được dao động cho ở tần số thấp hay điều chỉnh mạch điện của radio, đồng thời làm bộ kiểm tra điện thoại và mạch điện ô tô.

Trong sản xuất

Trong lĩnh vực sản xuất cũng không hề kém cạnh, đồng hồ vạn năng giúp xác định nguồn năng lượng tốt cho quá trình sản xuất, lưu giữ được các số đo giữa hiệu điện thế đồng thời biết được nhiệt độ nào thích hợp cho cây trồng và gia súc bằng cách đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.

Nhưng để hỗ trợ một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất cho quá trình nghiên cứu, lắp ráp thiết bị điện tử và sản xuất ứng dụng, thì người tiêu dùng cần lựa chọn kỹ nơi bán và phân phối sản phẩm chính hãng để sở hữu cho mình một chiếc đồng hồ vạn năng tốt.

Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ điện năng

Để sử dụng đồng hồ điện năng một cách hiệu quả và an toàn nhất người dùng cần ghi nhớ những lưu ý cụ thể dưới đây:

  • Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều, nếu bạn để nhầm thì chiếc đồng hồ đo điện vạn năng của bạn sẽ bị hỏng ngay lập tức.
  • Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC, điều này sẽ gây hỏng đồng hồ của bạn.
  • Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo, nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
  • Nếu để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC, có khả năng gây hỏng đồng hồ.
  • Nếu để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC, đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong.

METROTECH – Nơi cung cấp đồng hồ vạn năng uy tín – chất lượng mà bạn nên lựa chọn

Việc lựa chọn đơn vị  cung cấp uy tín về các loại đồng hồ vạn năng chất lượng nói riêng hay các thiết bị – dụng cụ trong phòng thí nghiệm nói chung luôn được người tiêu dùng chú ý và quan tâm. Họ thường rất khó trong việc so sánh chất lượng, dịch vụ cũng như giá cả giữa các đơn vị cung cấp với nhau.

METROTECH hiểu được điều đó và luôn tự tin nói rằng mình là một trong những Website thương mại điện tử uy tín nhất trong lĩnh vực thiết bị phòng thí nghiệm- dụng cụ phòng thí nghiệm. cùng với việc đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Ngoài ra, METROTECH còn mang đến cho bạn những cái giá tốt nhất cùng chất lượng tuyệt vời để khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng lựa chọn.

Với đội ngũ nhân sự tốt,dày dặn kinh nghiệm cộng với các dịch vụ hậu mãi siêu tốt nhằm mang lại sự tin cậy cao nhất trong quy trình tư vấn- thiết kế- lắp đặt- bảo hành/bảo trì chuẩn theo mong muốn của khách hàng.

METROTECH luôn đề ra phương châm hướng tới sự chất lượng của sản phẩm nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối, luôn đáp ứng nhanh chóng, kịp thời mọi yêu cầu của khách hàng. Nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm cho mình những sản phẩm chất lượng, chính hãng có liên quan tới các loại đồng hồ vạn năng uy tín hay một số dụng cụ thí nghiệm khác thì METROTECH chắc chắn  sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Website này hoặc qua thông tin dưới đây:

  • Tư vấn bán hàng: 0888203779
  • Hỗ trợ kỹ thuật: 0857389770
  • Email:
  • Địa chỉ: 618 Lê Trọng Tấn, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, HCM

Post Views: 2.163

Chủ Đề