Giá trị nhân thức của truyện Tấm Cám

Qua bài văn mẫu, các em nắm được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích Tấm Cám, từ đó có cái nhìn sâu sắc về tác phẩm. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm bài Phân tích cuộc đấu tranh thiện - ác trong Tấm Cám, Phân tích các hình thức biến hoá của Tấm trong truyện Tấm Cám, Bản chất mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám, Suy nghĩ về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống từ truyện Tấm Cám.

Đề bài: Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ tích Tấm Cám

Giá trị nhân thức của truyện Tấm Cám

I. Dàn ý Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ tích Tấm Cám [Chuẩn]

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về truyện cổ tích Tấm Cám.

2.Thân bài

a.Tấm Cám- câu chuyện cổ tích phản ánh hiện thực xã hội:- Cách xây dựng chân dung các nhân vật cũng như những xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa Tấm và mẹ con Cám phản ánh sự tồn tại song hành như một quy luật tất yếu giữa thiện-ác, tốt-xấu trong xã hội:+ Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, cái tốt; mẹ con Cám là đại diện của các ác, cái xấu.→ Tấm và mẹ con Cám là đại diện cho hai thái cực tốt xấu trong xã hội.+ Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám xảy ra cũng là khi cuộc đấu tranh giữ cái ác và cái thiện bắt đầu.+ Những mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi về vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày, giữa cá nhân với cá nhân.- Kết cục câu chuyện: mẹ con Cám phải trả giá cho tội ác của mình, Tấm có cuộc sống, hạnh phúc ấm êm bên vua

=> Cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác, người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc, cái ác sẽ bị trừng phạt.

b.Tấm Cám- câu chuyện cổ tích với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo hấp dẫn và giàu ý nghĩa:- Kì ảo: các lần biến hóa của Tấm: Tấm chết hóa thành chim vàng anh=> cây xoan đào=>khung cửi => quả thị thơm.- Ý nghĩa:+ Câu chuyện thêm phần thú vị, hấp dẫn.+ Thể hiện sức phản kháng vô cùng mạnh mẽ trong Tấm trước sự vùi dập, hủy hoại của mẹ con Cám.

+ Quan điểm: Trong bất kì xã hội nào, cũng không thể dung túng, tha thứ cho cái ác. Công lý sẽ thay phần chính nghĩa mà tiêu diệt cái ác, cái thiện lên ngôi và không bất kỳ thế lực nào có thể vùi dập được nó.

c. Tấm Cám- kết thúc truyện phản ánh ước mơ của nhân dân:- Kết thúc truyện: Mẹ con Cám bị Tấm trừng trị và nhận cái chết đích đáng cũng là lúc thiện lành chiến thắng, cái ác bị tận diệt đến cùng.

- Ý nghĩa: Kết thúc truyện phù hợp với mong muốn, ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, công lý, xã hội mà con người sống theo lẽ phải " Ở hiền gặp hành, ở ác gặp ác".

3. Kết bài

Khẳng định giá trị và sức sống lâu bền của tác phẩm.

Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ tích Tấm Cám [Chuẩn]

Truyện cổ tích là một thể loại tiêu biểu của dòng văn học dân gian Việt Nam. Mỗi câu chuyện cổ là kết quả của trí tưởng tượng dân gian xoay quanh số phận, cuộc đời của những nhân vật là đại diện tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội. Một trong những câu chuyện cổ tích hay được bao thế hệ học sinh yêu thích là truyện cổ Tấm Cám.

Đầu tiên, có thể thấy, bằng cách xây dựng chân dung các nhân vật cũng như những xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa họ, truyện đã phản ánh một lát cắt của hiện thực trong xã hội. Cuộc sống luôn tồn tại cả thiện- ác, có tốt đẹp cũng có xấu xa. Trong Tấm Cám, Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, cái tốt được mọi người yêu mến, bênh vực. Ngược lại, Cám là một kẻ ích kỷ, hẹp hòi, tham lam và tàn độc, bị mọi người ghét bỏ. Giữa Tấm và Cám là hai nhân vật đối nghịch đại diễn cho hai thái cực tốt xấu trong xã hội. Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám xảy ra cũng là khi cuộc đấu tranh giữ cái ác và cái thiện bắt đầu. Ban đầu chỉ là những xung đột, tranh giành về vật chất và tinh thần khuôn khổ gia đình. Sự việc ngày càng phát triển, mâu thuẫn càng ngày càng đẩy lên cao khi mẹ con Cám quyết tâm giết Tấm. Đây không phải là mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân nữa mà còn là mâu thuẫn mang tính xã hội như vừa nói ở trên, xung đột giữa thiện- ác. Kết cục câu truyện Cám chết, Tấm có cuộc sống, hạnh phúc ấm êm bên vua cũng cho thấy được trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái ác luôn bị thua cuộc.

Trong câu chuyện, ta còn bắt gặp những chi tiết kì ảo, hoang đường, được thể hiện rõ nhất qua những lần biến hóa của Tấm: Tấm chết hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị thơm được bà lão bán nước mang về. Những chi tiết này không chỉ làm cho câu chuyện thêm phần thú vị, có sức hấp dẫn với người đọc mà qua đó còn thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện với cái ác. Dù hết lần này đến lần khác bị mẹ con Cám chèn ép, hủy diệt sự sống, Tấm vẫn không thôi từ bó khát khao sống, khát khao hạnh phúc của mình mà quyết đấu tranh tận cùng với mẹ con Cám, giành lại sự sống và hạnh phúc cho chính mình. Qua đó, tác giả dân gian đã bày tỏ rõ quan điểm: Trong bất kì xã hội nào, cũng không thể dung túng, tha thứ cho cái ác. Công lý sẽ thay phần chính nghĩa mà tiêu diệt cái ác, cái thiện lên ngôi và không bất kỳ thế lực nào có thể vùi dập được nó.

Hành động trả thù của Tấm thoạt tiên có vẻ lạnh lùng, tàn nhẫn, bởi người xưa có câu: "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại", nhưng xét trong hoàn cảnh và ý nghĩa câu chuyện ta thấy đây là một hành động hợp logic. Mẹ con Cám bị Tấm trừng trị và nhận cái chết đích đáng cũng là lúc thiện lành chiến thắng, cái ác bị tận diệt đến cùng. Kết cục ấy phù hợp với mong muốn, ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, công lý, xã hội mà con người sống theo lẽ phải " Ở hiền gặp hành, ở ác gặp ác".

Ngoài những bức thông điệp đầy ý nghĩa, Tấm Cám còn thể hiện rõ những đặc trưng của truyện cổ tích được thể hiện qua đề tài, chủ đề, cốt truyện, các chi tiết kì ảo hoang đường đầy thú vị. Nghệ thuật tương phản đối lập được thể hiện qua hành động của nhân vật cùng lối kể chuyện tự nhiên, theo trình tự thời gian cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho truyện. Trải qua hàng thế kỉ với sự phát triển muôn màu muôn sắc của văn học, Tấm Cám vẫn giữ cho mình vị trí quan trọng trong lòng bao thế hệ độc giả.

-------------------HẾT-------------------

Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ tích Tấm Cám dưới đây giúp các em học sinh lớp 10 nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện Tấm Cám, biết cách phân tích ý nghĩa một tác phẩm văn học. Qua đó, đúc rút kinh nghiệm để làm văn phân tích hiệu quả.

Vai trò của yếu tố thần kì trong truyện Tấm Cám Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám Phân tích thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm trong truyện Tấm Cám Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám Tìm hiểu vẻ đẹp của truyện Tấm Cám Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám

Giá Trị Giáo Dục Của Truyện Tấm Cám có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website hayvuisong.com sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Giá Trị Giáo Dục Của Truyện Tấm Cám trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Giá Trị Giáo Dục Của Truyện Tấm Cám:

Học sinh tự chọn một sáng tác văn học dân gian, có thể là một bài ca dao, truyện cổ tích, truyện cười hay một câu tục ngữ ngắn gọn để chỉ ra giá trị giáo dục sâu sắc [tinh thần yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, tính cần kiệm,…]

Ví dụ: Truyện cổ tích Tấm Cám có giá trị giáo dục về đạo lí làm người:

+ Đạo lí ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Có những lúc cái thiện có thể bị cái ác lấn lướt nhưng cuối cùng phần thắng vẫn luôn thuộc về cái thiện.

+ Dân gian muốn khẳng định sức sổng mãnh liệt của con người, của cái thiện; con người không chịu khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ chân lí. Con người cần phải biết giành và giữ hạnh phúc chính đáng cho mình.

Chi tiết thông tin cho Hãy phân tích giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người của một sáng tác văn học dân gian mà anh [chị] biết…

Giá trị nhân văn từ truyện cổ tích tấm cám

Giá trị nhân văn từ truyện cổ tích Tấm Cám Truyện cổ tích dân gian quần chúng nhân dân sáng tác nhằm phản ánh kiện, việc xảy sống ngày, cộng đồng xã hội Đồng thời, truyện cổ tích phản ánh, gửi gắm, bộc lộ ước mơ, nguyện vọng người xưa xã hội tốt đẹp, sống ấm no, hạnh phúc… Truyện cổ tích sáng tác ngắn, dung lượng vừa đủ để lý giải vấn đề Do tính chất truyền miệng nên truyện cổ tích thường có kết cấu đơn giản, nội dung dễ hiểu nhiều dị tùy theo vùng miền khác Xét góc độ văn hóa, truyện cổ tích mang dấu tích văn hóa thời qua dấu tích ẩn giấu đằng sau chi tiết, cốt truyện, kiện xảy trình diễn biến câu chuyện Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có nhiều “mảnh vỡ dấu tích văn hóa” lưu lại đến ngày Nó liên quan đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán sinh hoạt cộng đồng người Việt thời xa xưa mà ngày tâm thức Một truyện cổ tích tiêu biểu truyện cổ tích “Tấm Cám” mà xem xét, nhận định góc độ khát vọng hạnh phúc, công người lao động Nội dung truyện cổ tích phản ánh quan niệm người xưa “Ở hiền gặp lành” “Ác giả ác báo” Trong ca dao, người bình dân xưa nhắc nhở “Ngày xưa báo chầy/ Ngày báo thấy nhãn tiền” Câu chuyen co tich“Tấm Cám” mang mang ý nghĩa giáo dục người: sống phải làm điều thiện, điều lành, làm điều ác nhân thất đức Nhưng có ý kiến cho rằng: ảnh hưởng giáo lý nhà Phật nên truyện cổ tích “Tấm Cám” đưa chứng minh kiếp luân hồi người răn dạy chúng sinh “làm lành lánh dữ”… Các dấu tích tín ngưỡng, văn hóa lý giải nhiều góc độ khác sở nghiên cứu liên ngành có kết hợp nhiều ngành nghiên cứu tìm lý giải thuyết phục nhất, khoa học Một có nhiều ý kiến khác chi tiết, hành động nhân vật trun cổ tích dân gian điều bình thường Vấn đề đặt lý giải theo hướng nào, tiếp cận tác phẩm phương pháp yếu tố kết hợp để có nhận định khách quan, chất kiện, việc… Khi tiếp cận tác phẩm “Tấm Cám”, khơng yếu tố diễn xướng góc độ văn học Do vậy, dựa vào văn truyen co tich “Tấm Cám”, xem xét, tìm hiểu mặt mà câu chuyen co tich nêu…

Chi tiết thông tin cho Giá trị nhân văn từ truyện cổ tích tấm cám…

Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ tấm cám

Phân tích ý nghĩa giá trị truyện cổ Tấm Cám Mở bài: Truyện cổ tích tác phẩm tự dân gian mà cốt truyện hình tượng hư cấu có chủ định, kể số phận người bình thường xã hội, thể tinh thần nhân đạo lạc quan nhân dân lao động Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì Thông qua đời số phận nhân vật Tấm, nhân dân ta muốn khẳng định chân lí thiện chiến thắng ác khuyên nhủ người nên làm điều tố đẹp, tránh việc xấu xa, hại người Thân bài: Bản chất mâu thuẫn xung đột truyện “Tấm Cám”: Mâu thuẫn chủ yếu tác phẩm mâu thuẫn cô Tấm mồ cơi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ Cám ác độc, tàn nhẫn Mâu thuẫn phát triển từ thấp đến cao Ban đầu mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất, tinh thần, ganh ghét mẹ ghẻ chồng sống gia đình thường ngày [nội dung yếm đỏ, cá bống, việc Tấm xem hội- thử giày] Về sau, mâu thuẫn chuyển thành đố kị, một còn, tiêu diệt lẫn [chi tiết chết Tấm, chim vàng anh, xoan đào khung cửi, bà lão hàng nước thị] Đây mâu thuẫn quyền lợi xã hội Truyện “Tấm Cám” phản ánh mâu thuẫn xung đột gia đình phụ quyền thời cổ [giữa dì ghẻ chồng] Bên cạnh đó, truyện có ý nghĩa xã hội cao thể mâu thuẫn thiện ác Tấm đại diện cho thiện, mẹ Cám hình ảnh ác, kẻ bất lương Mâu thuẫn tác giả dân gian giải theo hướng thiện thắng ác Ý nghĩa trình biến hóa nhân vật Tấm truyện: Sau bị mẹ Cám hại chết, Tấm nhiều lần hoá thân Tấm biến thành chim vàng anh → xoan đào → khung cửi → Tấm hóa thân thành thị thơm với bà lão làng nước → Tấm trở lại làm người Dù bị mẹ Cám tìm cách tận diệt, Tấm tái sinh nhiều hình thức khác Càng sau Tấm đấu tranh liệt để giành lại sống Q trình biến hóa Tấm thể sức sống, trỗi dậy mãnh liệt thiện trước vùi dập ác Cái thiện không chịu khuất phục, nghĩa khơng đầu hàng, thiện chiến đấu đến để bảo vệ lẽ phải cơng lí Ta thấy khơng lực tiêu diệt thiện Ý nghĩa việc trả thù Tấm: Tấm cho Cám cách để ngày xinh đẹp Tấm sai quân hầu đạo hố sâu đun nồi nước sôi Tấm bảo Cám xuống hố sai quân hầu dội nước sôi vào hố Cám chết…

Chi tiết thông tin cho Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ tấm cám…

Tấm Cám – nội dung, dàn ý phân tích, giá trị | Ngữ văn lớp 10.

Bài giảng: Tấm Cám – Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên VietJack]

I. Đôi nét về tác phẩm Tấm Cám

1. Hoàn cảnh ra đời

Quảng cáo

    Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

2. Bố cục [3 phần]

– Phần 1 [từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám”]: Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm

– Phần 2 [tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”]: Con đường đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm

– Phần 3 [còn lại]: Hành động trả thù của Tấm

3. Tóm tắt

Quảng cáo

    Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống. Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây,Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua. Chim vàng anh quấn qu‎ýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão. Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời .

4. Giá trị nội dung

    Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước…

Chủ Đề