Giải bài 1, 2, 3 trang 36, 37 sgk hóa học 12 - Bài trang SGK hóa học

b] Cho tác dụng với dung dịchAgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra glucozơ. Đun nóng 2 dung dịch còn lại với dung dịch H2SO4sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra saccarozơ.

Bài 1 trang 36 SGK hóa học 12

Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?

A. Cu[OH]2và AgNO3/NH3;

B. Nước brom và NAOH;

C. HNO3và AgNO3/NH3;

D. AgNO3/NH3và NAOH.

Giải

Chọn A.

DùngCu[OH]2nhận biết được anđehit axetic [không hòa tan đượcCu[OH]2]; dùngAgNO3/NH3; đun nhẹ nhận biết được glucozơ [tạokết tủa Ag].

Bài 2 trang 37 SGK hóa học 12

Khi đốt cháy hoàn toàn một tập hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2và hơi nước có tỉ lệ mol là 1 : 1. Chất này có thể làm men rượu. Chất đó là chất nào trong các chất sau?

A. Axit axetic; B. Glucozơ;

C. Saccarozơ; D. Fructozơ.

Giải

Chọn B.

C6H12O6+ 6O2 6CO2+ 6H2O

nH2O : nCO2= 1 : 1

\[{C_6}{H_{12}}{O_6}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow} \limits_{men.rượu}^{30 - 35^\circ C}} 2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2} \uparrow\]

Bài 3 trang 37 SGK hóa học 12

Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:

a] Glucozơ, glixerol, anđehit axetic.

b]Glucozơ, saccrozơ,glixerol.

c] Saccarozơ,anđehit axetic và tinh bột.

Giải

a] Cách 1: Dùng dung dịchAgNO3/NH3,đun nhẹ sau đó dùngCu[OH]2.

Cách 2: DùngCu[OH]2/OH-.

b] Cho tác dụng với dung dịchAgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra glucozơ. Đun nóng 2 dung dịch còn lại với dung dịch H2SO4sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ nhận ra saccarozơ.

c] Dung dịch iot, nhận ra hồ tinh bột. Cho Cu[OH]2vào 2 dung dịch còn lại, lắc nhẹ, saccarozơ hòa tan Cu[OH]2tạo dung dịch màu xanh lam.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề