Giải bài 57, 58, 59, 60 trang 165, 166 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách bài tập (SBT) Toán Tập

Cho tam giác ABC, đường tròn [K] bằng tiếp góc trong góc A tiếp xúc với các tia AB và AC theo thứ tự tại E và F. Cho BC = a, AC = b, AB = c. Chứng minh rằng:

Câu 57 trang 165 Sách bài tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Chứng minh rằng nếu tam giác ABC có chu vi 2p,bán kính đường tròn nội tiếp bằng r thì diện tích S của tam giác có công thức:

S = p.r

Giải:

Gọi O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC

Nối OA, OB, OC.

Khoảng cách từ tâm O đến các tiếp điểm là đường cao của các tam giác OAB, OAC, OBC.

Ta có: \[{S_{ABC}} = {S_{OAB}} + {S_{OAC}} + {S_{OBC}}\]

\[= {1 \over 2}.AB.r + {1 \over 2}.AC.r + {1 \over 2}.BC.r\]

\[= {1 \over 2}[AB + AC + BC].r\]

Mà AB + AC + BC = 2p

Nên \[{S_{ABC}} = {1 \over 2}.2p.r = p.r\]

Loigiaihay.com

Câu 58 trang 165 Sách bài tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường tròn [O] nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với AB, AC lần lượt tại D, E.

a] Tứ giác ADOE là hình gì? Vì sao?

b] Tính bán kính của đường tròn [O] biết AB = 3cm, AC = 4cm

Giải:

a] Ta có: \[OD \bot AB \Rightarrow \widehat {ODA} = 90^\circ \]

\[OE \bot AC \Rightarrow \widehat {OEA} = 90^\circ \]

\[\widehat {BAC} = 90^\circ \] [gt]

Tứ giác ADOE có ba góc vuông nên nó là hình chữ nhật

Lại có: AD = AE [tính chất hai tiếp tuyến giao nhau]

Vậy tứ giác ADOE là hình vuông.

b] Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC ta có:

\[B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {3^2} + {4^2} = 25\]

Suy ra: BC = 5 [cm]

Theo tính chất tiếp tuyến giao nhau ta có:

AD = AE

BD = BF

CE = CF

Mà: AD = AB BD

AE = AC CF

Suy ra: AD + AE = AB BD + [AC CF ]

= AB + AC [BD + CF ]

= AB + AC [BF + CF ]

= AB + AC BC

Suy ra: \[ AD = AE = {{AB + AC - BC} \over 2} = {{3 + 4 - 5} \over 2} = 1 [cm]\]

Câu 59 trang 165 Sách bài tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi R là bán kính của đường tròn ngoại tiếp, r là bán kính của đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng:

AB + AC = 2[R + r].

Giải:

Vì tam giác ABC vuông tại A nên tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là trung điểm của cạnh huyền BC.

Ta có: BC = 2R

Giả sử đường tròn tâm [O] tiếp với AB tại D, AC tại E và BC tại F.

Theo kết quả câu a] bài 58, ta có ADOE là hình vuông.

Suy ra: AD = AE = EO = OD = r

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

AD = AE

BD = BF

CE = CF

Ta có: 2R + 2r = BF + FC + AD + AE

= [BD + AD] + [AE +CE]

= AB + AC

Vậy AB = AC = 2 [R + r].

Câu 60 trang 166 Sách bài tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC, đường tròn [K] bằng tiếp góc trong góc A tiếp xúc với các tia AB và AC theo thứ tự tại E và F. Cho BC = a, AC = b, AB = c. Chứng minh rằng:

a] \[AE = AF = {{a + b + c} \over 2}\]

b] \[BE = {{a + b - c} \over 2};\]

c] \[CF = {{a + c - b} \over 2}\]

Giải:

a] Gọi D là tiếp điểm của đường tròn [K] với cạnh BC.

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

BE = BD; CD = CF

AE = AB + BE

AF = AC + CF

Suy ra: AE + AF = AB + BE + AC + CF

= AB + AC + [BD + DC]

= AB + AC + BC = c + b + a

Mà AE = AF [tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau]

Suy ra: \[{\rm{AE = AF = }}{{a + b + c} \over 2}\]

b] Ta có: \[BE = AE AB = {{a + b + c} \over 2} - c = {{a + b - c} \over 2}\]

c] Ta có: \[CF = AF AC = {{a + b + c} \over 2} - b = {{a + c - b} \over 2}.\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề