Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 97, 98 sách giáo khoa đại số và giải tích 11 - Bài trang sgk toán

b5] Áp dụng công thức \[{S_n} = {{\left[ {2{u_1} + [n - 1]d} \right].n} \over 2}\],từ đây tìm được \[n\], tiếp theo áp dụng công thức\[u_n= u_1+ [n - 1]d\]. Đáp số: \[n = 10, u_n= -43\].

Bài 1 trang 97 sgk toán 11

Trong các dãy số sau đây, dãy số nào là cấp số cộng? Tính số hạng đầu và công sai của nó:

a] \[u_n= 5 - 2n\]; b] \[u_n= \frac{n}{2}- 1\];

c] \[u_n= 3^n\] ; d] \[u_n= \frac{7-3n}{2}\]

Hướng dẫn giải:
a] Với mọi \[n\in {\mathbb N}^*\],\[u_{n+1}-u_n= -2\]
Vậy dãy số là cấp số cộng có \[u_1= 3\] và công sai \[d = -2\].
b]Với mọi \[n\in {\mathbb N}^*\], \[u_{n+1}-u_n= \frac{n+1}{2} - 1 - [ \frac{n}{2}- 1] = \frac{1}{2}\].
Vậy dãy số là cấp số cộng với \[u_1= - \frac{1}{2}\]và \[d = \frac{1}{2}\].
c] Ta có\[u_{n+1}-u_n= 2.3^n\]không là hằng số [phụ thuộc \[n\]], vậy dãy số không phải là cấp số cộng.
d] Với mọi \[n\in {\mathbb N}^*\],\[u_{n+1}-u_n= \frac{7-3[n+1]}{2}-\frac{7-3n}{2}=-\frac{3}{2}\]
Vậy dãy số là cấp số cộng có \[u_1= 2\], \[d = -\frac{3}{2}\].

Bài 2 trang 97 sgk toán 11

Tìm số hạng đầu và công sai của các cấp số cộng sau, biết:

a]\[ \left\{\begin{matrix} u_{1}-u_{3}+u_{5}=10\\ u_{1}+u_{6=17} \end{matrix}\right.\],

b] \[ \left\{\begin{matrix} u_{7}-u_{3}=8\\ u_{2}.u_{7}=75 \end{matrix}\right.\].

Hướng dẫn giải:

Sử dụng công thức \[u_n= u_1+ [n 1]d\].

a] Từ hệ thức đã cho ta có:

\[ \left\{\begin{matrix} u_{1}-u_{1}-2d+u_{1}+4d=10\\ u_{1}+u_{1}+5d =17 \end{matrix}\right.\]hay\[ \left\{\begin{matrix} u_{1}+2d=10\\ 2u_{1}+5d = 17 \end{matrix}\right.\]

.Giải hệ ta được:\[u_1= 16, d = -3\].

b] Từ hệ đã cho ta có:

\[ \left\{\begin{matrix} u_{1}+6d-u_{1}-2d =8\\ [u_{1}+d][u_{1}+6d]=75 \end{matrix}\right.\]hay\[ \left\{\begin{matrix} 2d =4\\ [u_{1}+d][u_{1}+6d]=75 \end{matrix}\right.\]

Giải hệ ta được:\[u_1= 3\] và \[d = 2\] hoặc \[u_1= -17\] và \[d = 2\]

Bài 3 trang 97 sgk toán 11

Trong các bài toán về cấp số cộng, ta thường gặp năm đại lượng \[u_1,n, d, u_n, S_n\].

a] Hãy viết các hệ thức liên hệ giữa các đại lượng để có thể tìm được các đại lượng còn lại?

b] Lập bảng theo mẫu sau và điền vào chỗ trống thích hợp:

Hướng dẫn giải:

a] Cần biết ít nhất ba trong năm đại lượng \[u_1,n, d, u_n, S_n\]thì có thể tính được hai đại lượng còn lại.

b] Thực chất đây là năm bài tập nhỏ, mỗi bài ứng với các dữ liệu ở một dòng. Học sinh phải giải từng bài nhỏ rồi mới điền kết quả.

b1] Biết \[u_1= -2, u_n= 55, n = 20\]. Tìm \[d, S_n\]

Áp dụng công thức \[d = {{{u_n} - {u_1}} \over {n - 1}},{S_n} = {{[{u_1} + {u_n}].n} \over 2}\]

Đáp số: \[d = 3, S_{20}= 530\].

b2] Biết \[d = -4, n = 15\], \[S_n= 120\]. Tìm \[u_1,u_n\]

Áp dụng công thức \[u_n= u_1+ [n - 1]d\] và \[{S_n} = {{[{u_1} + {u_n}].n} \over 2}\]

ta có:

\[\left\{ \matrix{
{u_1} - {u_{15}} = 56 \hfill \cr
{u_1} + {u_{15}} = 16 \hfill \cr} \right.\]

Giải hệ trên, ta được \[u_1= 36, u_{15}= - 20\].

b3] Áp dụng công thức\[u_n= u_1+ [n - 1]d\], từ đây ta tìm được \[n\]; tiếp theo áp dụng công thức\[{S_n} = {{[{u_1} + {u_n}].n} \over 2}\]. Đáp số: \[n = 28\], \[S_n= 140\].

b4] Áp dụng công thức\[{S_n} = {{[{u_1} + {u_n}].n} \over 2}\], từ đây tìm được \[u_1\], tiếp theo áp dụng công thức \[u_n= u_1+ [n - 1]d\] để tìm \[d\]. Đáp số: \[u_1= -5, d= 2\].

b5] Áp dụng công thức \[{S_n} = {{\left[ {2{u_1} + [n - 1]d} \right].n} \over 2}\],từ đây tìm được \[n\], tiếp theo áp dụng công thức\[u_n= u_1+ [n - 1]d\]. Đáp số: \[n = 10, u_n= -43\].

Bài 4 trang 98 sgk toán 11

Mặt sàn tầng một của một ngôi nhà cao hơn mặt sân \[0,5 m\]. Cầu thang đi từ tầng một lên tầng \[2\] gồm \[21\] bậc, mỗi bậc cao \[18 cm\].

a] Hãy viết công thức để tìm độ cao của một bậc tuỳ ý so với mặt sân.

b] Tính độ cao của sàn tầng hai so với mặt sân.

Hướng dẫn giải:

a] Gọi chiều cao của bậc thứ \[n\] so với mặt sân là \[h_n\]

Ta có: \[ h_n= 0,5 + n.0,18[m]\].

b] Chiều cao mặt sàn tầng hai so với mặt sân là

\[h_{21}=0,5 + 21.0,18 = 4,28 [m]\].

Bài 5 trang 98 sgk toán 11

Từ \[0\] giờ đến \[12\] giờ trưa, đồng hồ đánh bao nhiêu tiếng, nếu nó chỉ đánh chuông báo giờ và số tiếng chuông bằng số giờ

Hướng dẫn giải:

Đồng hồ đánh số tiếng chuông là: \[S = 1 + 2 + 3 +....+ 12\]. Đây là tổng của \[12\] số hạng của cấp số cộng có \[u_1= 1, u_{12}= 12\]. Do đó áp dụng công thức tính tổng,

ta có \[S = \frac{[1+12].12}{2} = 78\].

Vậy đồng hồ đánh \[78\] tiếng chuông.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề