Giải bài 9.1, 9.2, 9.3 trang 136 sách bài tập toán lớp 6 tập 1 - Câu trang Sách bài tập (SBT) Toán lớp tập

Do OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OA thuộc tia Ot nên điểm O nằm giữa hai điểm C, A. Cũng vì OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B.

Câu 9.1 trang 136 Sách bài tập [SBT] Toán lớp 6 tập 1

Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 2cm, OB = 5cm và OC = 10cm

Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Giải

Khi đó do OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B. Tương tự, do OA < OB < OC nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

Vì OB = OA + BA, suy ra AB = 5 - 2 = 3 [cm]

Tương tự, OC = OB + BC, suy ra BC = 10 - 5 = 5 [cm]

Ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo các sau: OC = OA + AC, suy ra AC = 10 - 2 = 8 [cm].

Cũng có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách AC = AB + BC = 3 + 5 = 8 [cm].

Câu 9.2 trang 136 Sách bài tập [SBT] Toán lớp 6 tập 1

a] Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 3cm, OB = 7cm, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = 5cm.

b] Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Giải

a] Ta vẽ được các đoạn thẳng OA, OB, OC như sau:

b] Khi đó, do OA và OB cùng thuộc tia Ot và OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O, B. Từ đó OB = OA + AB, suy ra AB = 7 - 3 = 4[cm]

Do OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OA thuộc tia Ot nên điểm O nằm giữa hai điểm C, A. Cũng vì OC nằm trên tia đối của tia Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B.

Như vậy, BC = BO + OC, suy ra BC= 7 + 5 = 12 [cm].

Ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau: CA = CO + OA, suy ra CA = 5 + 3 = 8 [cm]. Cũng có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách CB = CA + AB suy ra 12 = CA + 4, từ đó CA = 8 cm.

Câu 9.3 trang 136 Sách bài tập [SBT] Toán lớp 6 tập 1

a] Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA = 3cm, OB = 2OA, trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng OC = OB.

b] Từ đó tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và AC.

Giải

a] Do OB = 2OA và OA = 3cm nên OB = 6cm. Biết OC = OB, suy ra OC = 6cm. Từ đó ta vẽ được các đoạn OA, OB, OC như sau:

b] Khi đó, do OA và OB cùng thuộc tia Ot và OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm C, A nên ta có thể tính độ dài của đoạn AC theo cách sau:

CA = CO + OA, suy ra CA = 6 + 3 = 9 [cm]

Cũng vì OC nằm trên tia đối của ta Ot còn OB thuộc tia Ot nên điểm O cũng nằm giữa hai điểm C, B. Như vậy, BC = BO + OC, suy ra

BC = 6 + 6 = 12 [cm].

Ta cũng có thể tính độ dài của đoạn BC theo cách

CB = CA + AB = 9 + 3 = 12 [cm]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề