Giải bài 96, 97, 98, 99 trang 121, 122 sách bài tập toán 9 tập 1 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

b] Tam giác ABC và tam giác MBC có chung cạnh đáy BC, đồng thời \[{S_{ABC}} = {S_{MBC}}\]nên khoảng cách từ M đến BC bằng khoảng cách từ A đến BC. Vậy M thay đổi cách BC một khoảng bằng AH nên M nằm trên hai đường x và y song song với BC cách BC một khoảng bằng AH.

Câu 96 trang 121 Sách Bài Tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH chia cạnh huyền BC thành hai đoạn BH, CH có độ dài lần lượt là 4cm, 9cm. Gọi D và E lần lượt là hình chiếu của H trên AB và AC.

a]Tính độ dài đoạn thẳng DE.

b]Các đường thẳng vuông góc với DE tại D và tại E lần lượt cắt BC tại M và N. Chứng minh M là trung điểm của BH và N là trung điểm của CH.

c]Tính diện tích tứ giác DENM.

Gợi ý làm bài

a] Ta có:

\[HD \bot AB \Rightarrow \widehat {ADH} = 90^\circ \]

\[HE \bot AC \Rightarrow \widehat {AEH} = 90^\circ \]

Tứ giác ADHE có 3 góc vuông nên nó là hình chữ nhật.

Suy ra: AH = DE [tính chất hình chữ nhật]

Tam giác ABC vuông tại A và có AH là đường cao.

Theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu ta có:

\[\eqalign{
& A{H^2} = HB.HC = 4.9 = 36 \cr
& \Rightarrow AH = 6\,[cm] \cr} \]

Vậy DE = 6 [cm]

b] * Gọi G là giao điểm của AH và DE

Ta có: GA = GD = GH = GE [tính chất hình chữ nhật]

Suy ra tam giác GHD cân tại G

Ta có:

\[\widehat {GDH} = \widehat {GHD}\,[1]\]

\[\widehat {GDH} + \widehat {MDH} = 90^\circ \,[2]\]

\[\widehat {GHD} + \widehat {MHD} = 90^\circ \,[3]\]

Từ [1], [2] và [3] suy ra: \[\widehat {MDH} = \widehat {MHD}\,[4]\]

Suy ra tam giác MDH cân tại M \[ \Rightarrow MD = MH\,[5]\]

Lại có: \[\widehat {MDH} + \widehat {MDB} = 90^\circ \,[6]\]

\[\widehat {MBD} + \widehat {MHD} = 90^\circ \] [BDH vuong tại D] [7]

Từ [4], [6] và [7] suy ra: \[\widehat {MDB} = \widehat {MBD}\]

Suy ra tam giác MBD cân tại M \[ \Rightarrow MB = MD\,[8]\]

Từ [5] và [8] suy ra: MB = MH hay M là trung điểm của BH.

*Tam giác GHE cân tại G

Ta có: \[\widehat {GHE} = \widehat {GEH}\,[9]\]

\[\widehat {GHE} + \widehat {NHE} = 90^\circ \] [10]

\[\widehat {GEH} + \widehat {NEH} = 90^\circ \] [11]

Từ [9], [10] và [11] suy ra: \[\widehat {NHE} = \widehat {NEH}\] [12]

Suy ra tam giác NEH cân tại n \[ \Rightarrow NE = NH\] [13]

Lại có: \[\widehat {NEC} + \widehat {NEH} = 90^\circ \] [14]

\[\widehat {NHE} + \widehat {NCE} = 90^\circ \] [CEH vuông tại E] [15]

Từ [12], [14] và [15] suy ra: \[\widehat {NDC} = \widehat {NCE}\]

Suy ra tam giác NCE cân tại N \[ \Rightarrow NC = NE\,[16]\]

Từ [13] và [16] suy ra: NC = NH hay N là trung điểm của CH.

c]Tam giác BDH vuông tại D có DM là đường trung tuyến nên:

\[DM = {1 \over 2}BH = {1 \over 2}.4 = 2\,[cm]\]

Tam giác CEH vuông tại E có EN là đường trung tuyến nên

\[EN = {1 \over 2}CH = {1 \over 2}.9 = 4,5\,[cm]\]

Mà \[MD \bot DE\] và \NE \bot DE\] nên MD // NE

Suy ra tứ giác DENM là hình thang

Vậy

\[\eqalign{
& {S_{DENM}} = {{DM + NE} \over 2}.DE \cr
& = {{2 + 4,5} \over 2}.6 = 19,5 \cr} \] [cm2].

Câu 97 trang 121 Sách Bài Tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Cho tam giác ABC vuông ở A,$\widehat C = 30^\circ ,BC = 10cm.$

a]Tính AB, AC.

b]Từ A kẻ AM, AN lần lượt vuông góc với các đường phân giác trong và ngoài của góc B.

Chứng minh:

MN // BC và MN = AB.

c]Chứng minh hai tam giác MAB và ABC đồng dạng. Tìm tỉ số đồng dạng.

Gợi ý làm bài

a] Trong tam giác vuông ABC, ta có:

\[AB = BC.\sin \widehat C = 10.\sin 30^\circ = 10.{1 \over 2} = 5\,[cm]\]

\[AC = BC.\cos \widehat C = 10.\cos 30^\circ = 10.{{\sqrt 3 } \over 2} = 5\sqrt 3 \,[cm]\]

b]Ta có:

\[BM \bot BN$[tính chất hai góc kề bù]$ \Rightarrow \widehat {MBN} = 90^\circ \,[1]\]

\[AM \bot BM\] [gt] \[ \Rightarrow \widehat {AMB} = 90^\circ \,[2]\]

\[AN \bot BN\] [gt] \[ \Rightarrow \widehat {ANB} = 90^\circ \,[3]\]

Từ [1], [2] và [3] suy ra tứ giác AMBN là hình chữ nhật.

Suy ra: AMB = NBM [c.g.c]

\[\Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {NMB}\]

Mà \[\widehat {ABM} = \widehat {MBC}\,[gt]\]

Suy ra: \[\widehat {NMB} = \widehat {MBC}\]

Suy ra MN // BC [có cặp so le trong bằng nhau]

Vì AMBN là hình chữ nhật nên AB = MN.

c]Tam giác ABC vuông tại A nên \[\widehat B + \widehat C = 90^\circ \]

Suy ra: \[\widehat B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 30^\circ = 60^\circ \]

Suy ra: \[\widehat {ABM} = {1 \over 2}\widehat B = {1 \over 2}.60^\circ = 30^\circ \]

Xét hai tam giác ABC và MAB, ta có:

\[\widehat {BAC} = \widehat {AMB} = 90^\circ \]

\[\widehat {ACB} = \widehat {ABM} = 30^\circ \]

Suy ra ABC đồng dạng với MAB [g.g]

Tỉ số đồng dạng: \[k = {{AB} \over {BC}} = {5 \over {10}} = {1 \over 2}\]

Câu 98 trang 122 Sách Bài Tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Cho tam giác AB = 6cm, AC = 4,5cm, BC = 7,5cm.

a] Chứng minh tam giác ABC vuông tại A. tính các góc \[\widehat B,\widehat C\]. Chứng minh tam giác ABC vuông tại A. tính các góc và đường cao AH của tam giác.

b]Tìm tập hợp các điểm M sao cho \[{S_{ABC}} = {S_{BMC}}.\]

Gợi ý làm bài

a] Ta có:

\[A{B^2} = {6^2} = 36\]

\[A{C^2} = 4,{5^2} = 20,25\]

\[B{C^2} = 7,{5^2} = 56,25\]

Vì \[A{B^2} + A{C^2} = 36 + 20,25 = 56,25 = B{C^2}\] nêntam giác ABC vuông tại A [ theo định lí Pi-ta-go].

Kẻ \[AH \bot BC\]

Ta có: \[AH = {{AB.AC} \over {BC}} = {{6.4,5} \over {7,5}} = 3,6\,[cm]\]

\[\sin \widehat C = {{AC} \over {BC}} = {{4,5} \over {7,5}} = 0,6\]

Suy ra: \[\widehat C = 58^\circ 8'\]

Ta có:

\[\widehat B + \widehat C = 90^\circ \Rightarrow B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 53^\circ 8' = 36^\circ 52'\]

b] Tam giác ABC và tam giác MBC có chung cạnh đáy BC, đồng thời \[{S_{ABC}} = {S_{MBC}}\]nên khoảng cách từ M đến BC bằng khoảng cách từ A đến BC. Vậy M thay đổi cách BC một khoảng bằng AH nên M nằm trên hai đường x và y song song với BC cách BC một khoảng bằng AH.

Câu 99 trang 122 Sách Bài Tập [SBT] Toán 9 Tập 1

Gọi AM, BN, CL là ba đường cao của tam giác ABC. Chứng minh:

a] ANL đồng dạng ABC;

b] AN.BL.CM = AB.BC.CA.cosA.cosB.cosC.

Gợi ý làm bài

a]Xét hai tam giác BNA và CLA, ta có:

\[\widehat {BNA} = \widehat {CLA} = 90^\circ \]

\[\widehat A\] chung

Suy ra BNA đồng dạng CLA [g.g]

Suy ra: \[{{AL} \over {AN}} = {{AC} \over {AB}} \Rightarrow {{AL} \over {AC}} = {{AN} \over {AB}}\]

Xét hai tam giác ABC và ANL, ta có:

\[{{AL} \over {AC}} = {{AN} \over {AB}}\]

\[\widehat A\] chung

Suy ra ABC đồng dạng ANL [c.g.c

b]ABN vuông tại N nên \[AN = AB.\cos \widehat B\,[1]\]

BCL vuông tại L nên \[BL = BC.\cos \widehat B\,[2]\]

ACM vuông tại M nên \[CM = AC.\cos \widehat C\,[3]\]

Từ [1], [2] và [3] suy ra:

\[AN.BL.CM = AB.BC.CA.\cos \widehat A\cos \widehat B\cos \widehat C.\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề