Giải vở bài tập ngữ văn lớp 7 bài luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người

Mỗi em chọn một trong bốn đề sau, lập dàn bài tập nói ở nhà theo tinh thần một bài phát biểu trước lớp.
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những " người lái đò" đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.
Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.
Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà em nhận được thời thơ ấu.

DÀN Ý CỤ THỂ

Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những " người lái đò" đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
1. Mở bài: 

  • Cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy cô giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học trò.

2. Thân bài:

  • Cảm nghĩ về những tri thức mà thầy cô mở ra cho học sinh :
    • Thầy cô là người mang cho học sinh tri thức [những kiến thức trong vấn đề học tập, cách đối nhân xử thế, cách cư xử…]
    • Ý nghĩa của những tri thức đó trong giáo dục và bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh.
  • Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô:
    • Hình ảnh thầy cô trong việc truyền tải tri thức [ liên tưởng đến hình ảnh thầy cô soạn giáo án, thầy cô giảng dạy…].
    • Cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy cô với lớp học.
    • Nêu suy nghĩ bản thân về cuộc sống thanh bạch của người thầy và "nghề giáo".
  • Nêu cảm nghĩ về những đóng góp của thầy cô cho tương lai đất nước
  • Suy nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô hiện nay [ mở rộng vấn đề].

3. Kết bài: Khẳng định hình ảnh thầy cô sống mãi trong lòng học sinh.

Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.

1. Mở bài: Nêu lên cảm xúc chung về tình bạn: Tình bạn là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng của mỗi con người.

2. Thân bài:

  • Cảm nhận về một người bạn tốt.
  • Tinh bạn gắn với những kí niệm vui buồn trong học tập và trong cuộc sống.
  • Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
  • Niềm hạnh phúc khi có một người bạn tốt.

3. Kết bài: Suy ngẫm của em về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.
1. Mở bài: 

  • Giới thiệu về vai trò của sách vở: Người ta thường nghĩ rằng mọi thứ đắt tiền đều quý giá nhưng thực tế có những thứ chưa hẳn là đắt nhất nhưng lại rất quý, thận chí là vô giá. Đó chính là sách vở.

2. Thân bài:

  • Nêu vai trò của sách vở với con người [sách vở giúp chúng ta như thế nào, nó dạy ta điều tốt hay xấu,..]
  • Những cử chỉ, hành động, đối xử với sách vở [trân trọng hay dẫm đạp lên quyển sách, vở]
  • Bạn đã từng nhìn thấy người khác đối xử với quyển sách như thế nào.
  • Sách vở còn giúp con người giải trí với những mẩu truyện cười, giúp đầu óc thanh thản hơn, giúp bạn qua đi những mệt mỏi của mình.
  • Sách còn dạy chúng ta kinh nghiện sống, giúp ta vươn tới thành công, đến đỉnh cao của tri thức.
  • Nếu trên đời không có sách vở thì sẽ ra sao.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về sách vở, và khẳng định lại vai trò của sách trong cuộc sống.

Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà em nhận được thời thơ ấu.
1. Mở bài: giới thiệu về món quà thời thơ ấu

  • Đó là món quà gì?
  • Ai tặng cho em ?
  • Tặng trong dịp nào ?
  • Tình cảm của em dành cho món quà ấy ?

2. Thân bài:

  • Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
  • Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
  • Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
  • [Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì ?]
  • Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?
  • Nêu cảm nghĩ về ý nghĩa của món quà với bản thân trong quá khứ và hiện tại.
    • Quá khứ: món quà có ý nghĩa gì với cuộc sống bản thân [ có thể là sự khích lệ với bản thân để phấn đấu, món quà mang lại niềm vui tuổi thơ…]
    • Hiện tại: món quà đó có ý nghĩa như thế nào [ vd: nó trở thành nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ; chính món quà cũng là một kỉ niệm, hồi ức không thể quên được…]

3. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
  • Lời hứa của bản thân.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Đề 1:

Trong cuộc đời mỗi người, chắc hẳn không ai quên được những giây phút đầu tiên bỡ ngỡ cắp sách tới trường. Mọi thứ đều xa lạ, mới mẻ trong tâm hồn trẻ thơ. Nhưng tiếng nói ấm áp, ánh mắt hiền từ của các cô đã giúp em hòa nhập nhanh chóng với môi trường mới. Những người lái đò không quản ngại bao vất vả, gian lao để đưa chúng em tới bến bờ tri thức và đạo đức làm người.Cô giáo đã dạy chúng em từ những nét chữ đầu tiên, những phép tính giản đơn. Biết bao nhọc nhằn, không quản ngại vất vả, thầy cô giúp chúng em đánh vần những con chữ để có thể tiếp cận với bao tri thức khoa học của nhân loại.Không những vậy, người mẹ hiền còn giúp chúng em hiểu được bao điều hay lẽ phải ở đời. Có ai lớn lên mà không từng trải qua những vấp ngã, những thất bại. Trái tim nhân hậu và  vòng tay cô đã dang rộng, che chở và dạy chúng em biết cứng rắn hơn, biết vượt qua những những buồn vui trong cuộc đời. Cảm ơn cô thầy, người mẹ thứ hai của chúng em đã cho chúng em bài học làm người quý giá. Đó là hành trang theo suốt cuộc đời chúng em sau này.Chúng em cũng biết, đôi lúc vì sự nghịch ngợm, không nghe lời của mình đã khiến thầy cô buồn lòng. Mỗi khi có bạn vi phạm kỉ luật hay không học bài để điểm thi bị kém, nhìn ánh mắt cô buồn mà chúng em thấy có lỗi rất nhiều. Cô đã vất vả chuẩn bị những bài ôn tập, uốn nắn từng chỗ sai để chúng em sửa chữa nhưng phụ lại công lao của cô, chúng em đã không cố gắng hết sức. Cô không hề mắng trách mà chỉ động viên cả lớp cần phải chuyên tâm học hành. Xin lỗi cô, một lời xin  lỗi chân thành từ trái tim chúng em – những đứa học trò thơ dại.

 Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và học trò là khách qua sông. Khách qua sông rồi, con đò vẫn như say sưa miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức. Còn gì vui hơn đối với những người thầy khi học trò của mình lần lượt trưởng thành ra đời. Nhưng mấy ai qua sông vẫn nhớ về chuyến đò năm xưa? 

Một dòng đời - một dòng sôngMấy ai là kẻ đứng trông bến bờMuốn qua sông phải có đò

Đường đời muốn bước phải nhờ người đưa

Bao thế hệ học trò dưới sự dìu dắt của cô đã khôn lớn thành tài. Chúng em rồi sẽ trưởng thành, như những cánh chim miệt mài bay khắp mọi miền đất nước tìm riêng cho mình một điểm đến bình yên và hạnh phúc. Nhưng chúng em sẽ không khi nào quên ơn cô – người đã dìu dắt, nâng đỡ những bước đi bỡ ngỡ đầu tiên trong cuộc đời. Con đò, bến cũ năm xưa sẽ là những kí ức đẹp trong kí ức tuổi học trò tươi đẹp của chúng em.

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 [Cực Ngắn]
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người –

Mỗi em chọn một trong bốn đề sau, lập dàn bài tập nói ở nhà theo tỉnh thần một bài phát biểu trước lớp. Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai. Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày. Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu. Yêu cầu: Văn biểu cảm về sự vật và con người đòi hỏi phải chú ý tới sự vật và con người một cách đầy đủ. Phải có sự vật, có con người làm nền cho những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ. Người làm phải chú ý yếu tố tự sự và miêu tả. Cần vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm. Tập vận dụng những hình thức biểu cảm như: so sánh, lời trùng điệp, hình thức cảm thán. II – THƯCHẢNHTRÊN LỞP 1. Học sinh chia tổ, nhóm, phát biểu theo dàn bài đã chuẩn bị. 2. Khi một học sinh phát biểu, các em khác lắng nghe để bổ sung, sửa chữa. 3. Nghe thầy, cô giáo nhận xét, tổng kết. BẢI THAM KHẢO QUẢ BÁNH TUỐI THO Một mảng kỉ niệm lớn của đứa trẻ – đó là món ăn, đặc biệt là cái thứ mà người dân Bắc gọi là quà bánh. Hồi nhỏ chúng tôi không được cho tiền đến trường ăn quà, vì ba mẹ tôi cho rằng trẻ con sử dụng tiền sẽ hư ! Đó quả là một thiệt thòi, vì dù trong cặp hoặc sau mui xe luôn xếp sẵn những quả chuối, quýt, bánh mật,… thì những quả cấm vẫn là của quý. Đặc biệt là cái món thịt bò khô, anh chàng đi bán rao hàng bằng cách lắp xắp cái kéo, trên thùng gỗ bày đủ nước chấm, ớt, đu đủ xanh. Những sợi đu đủ màu ngọc thạch trắng, giòn, ớt đỏ và lá thơm xanh hợp thành một bức tranh tĩnh vật – kiệt tác đối với tuổi học trò. Nhưng món ăn tôi nhớ nhất lại là quà mua ở chợ Ngã Ba Thá. Chợ họp trên một đồi nhỏ, những dãy người ngồi bán hàng vòng vèo theo hình xoáy trôn ốc lên đến đỉnh đồi. Củ khoai từ trắng nõn, bở tơi ăn với kẹo vừng kẹo bột. Lúc ấy kẹo vừng kẹo bột còn làm bằng đường mía, không trắng tinh như bây giờ, và còn giữ mùi thơm của mía. Kẹo dày mình, hình bằng quả cau nhỏ, vặn xẹo một chút. Màu của kẹo bột giống hệt màu của quả cau đã gọt vỏ, vậy nên có nơi gọi nó là kẹo cau. Kẹo nhai nghe rau ráu, rào rạo như tiếng rạm cua rán giòn, mà không cứng lốc cốc như thứ kẹo bây giờ. Ngày ấy kẹo cắn vỡ ra, ta thấy thớ bột lỗ chỗ những khoảng hổng, mà không chắc nịch lại. Vả chăng giờ đây, trẻ con đâu có ăn kẹo vừng kẹo bột nữa, mà chỉ thích nhai kẹo cao su !…130 9 NGỦVẢN 7/1-BGọi là món ăn, nhưng thực chất là món ăn tinh thần. Bởi người ta ăn ngon chủ yếu là do kỉ niệm. Những món ăn thuở nhỏ là những thứ ngon nhất còn lại cả đời người. [Theo Đặng Anh Đào, Tầm xuân] [Gợi ý tham khảo : Tìm hiểu trong bài này, tác giả đã kể những kỉ niệm gì, qua đó nêu ra những cảm nghĩ gì.]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề