Tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường nước

 Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người và môi trường sống, hệ sinh thái đang là vấn đề nghiêm trọng đáng báo động tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy những ảnh hưởng này là gì? Đâu là phương pháp xử lý hiệu quả? Cùng Biogecy tìm hiểu rõ hơn.

Bạn đang xem: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường

1/ Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người và môi trườngTác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người2/ Giải pháp giảm thiểu tác động của thuốc BVTV đến con người và môi trường

1/ Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người và môi trường

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại, động vật gặm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc BVTV, dùng sai cách, dùng bừa bãi của con người đã và đang tác động không hề nhỏ đến môi trường sống, gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của con người.


Hình 1. Hình ảnh nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Tác động của thuốc BVTV đến môi trường sống

Tồn dư thuốc BVTV trong đất sẽ gây hại trực tiếp cho cây trồng. Đặc biệt là nhóm Clo có trong nó cực kỳ khó phân hủy trong nhiều năm. Điều này dẫn đến việc lượng tồn dư khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới. Thường sẽ có độc tính cao hơn cả bản thân nó ban đầu.

Ví dụ: Sản phẩm tồn lưu của DDT [DICLODIPHENYLTRICLOETAN] trong đất là DDE có tác dụng như thuốc trừ sâu. Tác hại đối với sự phát triển của phôi bào trứng chim độc hơn DDT từ 2-3 lần.

Loại thuốc Aldrin tương tự như DDT, có khả năng tồn lưu trong môi trường sinh thái đất. Tạo thành sản phẩm “Dieldrin” mà độc tính của nó cao hơn Aldrin nhiều lần. Thuốc diệt cỏ 2.4-D tồn lưu trong môi trường sinh thái đất cũng có khả năng tích lũy trong quả hạt cây trồng.

Như vậy, việc lạm dụng thuốc BVTV sẽ gây hại trực tiếp cho cây trồng, đất đai, phá hủy thế cân bằng của sinh vật, hệ sinh thái, gây ra nhiều hệ lụy khôn thường khó hồi phục với môi trường xung quanh.


Hình 2. Bao bì các loại thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho môi trường

Tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe con người

Các thuốc trừ sâu dẫn xuất từ EDBC [Acid Ethylene Bis Dithiocarbamate] như Maned, Propionate không có tính độc cao đối với động vật máu nóng. Không tồn tại lâu trong môi trường. Nhưng lượng dư của chúng trên nông sản như khoai tây, cà rốt,… dưới tác dụng của nhiệt độ có thể tạo thành ETV [Ethylenethiourea]. Mà ETV, qua nghiên cứu cho chuột ăn gây ung thư và đẻ ra chuột quái thai.

Thuốc BVTV, có tác dụng bảo vệ cây trồng trước các loại dịch hại như: cỏ dại, côn trùng, nấm bệnh,… Dư lượng thuốc BVTV còn là nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiếp xúc, người sử dụng. Đó là nguy cơ tiềm ẩn của một số bệnh ung thư do nhiễm hóa chất BVTV.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản và trong môi trường [đất, nước, không khí] sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người. Bắt đầu quá trình gây hại trực tiếp cho con người & môi trường. Tác hại của chúng ngay lập tức, tiềm ẩn và tích lũy theo thời gian. Một số loại hóa chất BVTV và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người và gia súc.

Con đường lây nhiễm độc chủ yếu là qua ăn, uống [tiêu hóa] 97.3%, qua da và hô hấp chỉ chiếm 1,9% và 1,8%. Thuốc gây độc chủ yếu là Volfatoc [77,3%], sau đó là 66 [14,7%] và DDT [8%].



Hình 3. Tác hại của hóa chất BVTV đối với con người

Thông thường, các loại hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể con người và động vật chủ yếu từ 3 con đường sau:Hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ngoài da;Đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống;Đi vào khí quản qua đường hô hấp.

Xem thêm: 6+ Loại Dây Kết Nối Điện Thoại Với Loa ₫45, Dây Cáp Kết Nối Âm Thanh Điện Thoại Với Loa ₫45

Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là một hệ thống hoàn chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm của môi trường này sẽ tác động đến môi trường xung quanh và ngược lại.


Chu trình phát tán hóa chất BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp

2/ Giải pháp giảm thiểu tác động của thuốc BVTV đến con người và môi trường

Để giảm thiểu các tác động của thuốc BVTV đến con người và môi trường, các chuyên gia khuyến khích bà con cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng đúng chuẩn như:

Chỉ sử dụng thuốc BVTV trong trường hợp thực sự cần thiết, tránh lạm dụng.Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV ít độc, có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng đối với người, gia súc.Đối với người tiến hành phun thuốc BVTV cần chú ý đựng chai, hộp thuốc cẩn thận, bảo quản nơi khô ráo. Khi sử dụng cần pha loãng theo đúng nồng độ, dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu, không nên pha nhiều. Khi pha cần pha nơi thoáng, rộng rãi, đầu hướng gió. Khi phun cần trang bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ… Phun kho trời râm mát. Sau khi phun cần súc rửa chai lọ với xà phòng 3-5%, nước vôi soda 3-5%, ngâm giặt quần áo. Với dư lượng thừa cần chôn sâu 0.5m tại bãi hoang xa nhà dân, xa nguồn nước, bãi chăn gia súc…

Tuy nhiên để đảm bảo được ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Tốt nhất bà con cần chuyển đổi từ hình thức canh tác sử dụng thuốc BVTV sang canh tác hữu cơ. Để an toàn cho cả người trồng trọt – người sử dụng. Đảm bảo được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu.

Để giải bài toán về dư lượng thuốc BVTV, các nhà khoa học đưa ra phương pháp sử dụng phân vi sinh nông nghiệp nhằm mang lại thực phẩm an toàn nhất cho con người. Trong đó được ưa chuộng nhất phải kể đến dòng phân vi sinh Quantum Growth [bao gồm Quantum Light và Quantum VSC] đã được tạo ra bởi Viện nghiên cứu sinh Thái Hoa Kỳ để phục vụ cho hoạt động trồng trọt.

Hình 6. Sản phẩm phân vi sinh Quantum Growth – Đồng hành cùng nông sản sạchTổ hợp vi sinh trong phân vi sinh sạch Quantum Growth kết hợp với các thành phần tự nhiên của đất để cung cấp các lợi ích sau:

+ Lưu giữ và sản xuất nước, chịu được hạn hán.

+ Tăng sức khoẻ thực vật [tăng mức Brix], tăng lượng rễ và phát triển cây trồng.

+ Điều khiển được sự thất thoát phân bón do chảy trôi. Phân huỷ phân bón đến mức cân bằng nhờ vi sinh.

+ Nảy mầm hạt nhanh hơn, dự trữ chất dinh dưỡng, giảm sự chảy trôi các chất dinh dưỡng.

+ Cố định Cacbon và nitơ trong đất.

+ Vi khuẩn quang hợp làm tăng sức khỏe của thực vật và rễ.

Xem thêm: Cho Em Hỏi: Sim Viettel Không Gửi Được Tin Nhắn Đơn Giản 100% Thành Công

+ Có thể tăng năng suất tăng hiệu quả 30-50%.

Quantum Growth – Vi sinh sạch cho nông sản sạch, góp phần vào công tác xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ phát triển tại Việt Nam!

Trước đây, đồng bào Vân Kiều và Pa Cô ở miền núi tỉnh Quảng Trị ít sử dụng thuốc BVTV trong canh tác cây trồng. Nhưng vài năm trở lại đây, khi các loại thuốc BVTV được bày bán tràn lan với giá rẻ và cho hiệu quả thấy rõ đối với cây trồng, cho nên người dân đua nhau mua về sử dụng. Theo chị Hồ Thị Tương, ở xã Thuận [Hướng Hóa]: Ngày trước, để phát sạch cỏ trên diện tích 1 ha nương rẫy phải mất từ 15 đến 20 ngày công lao động, nay sử dụng một gói thuốc diệt cỏ có giá khoảng 70.000 đồng, một người bơm phun trong khoảng một giờ sẽ làm sạch các loại cỏ trên diện tích tương tự. Nhanh và giảm bớt công sức, đó là lợi ích trước mắt nhưng ít người ở địa bàn miền núi này biết rằng, việc dùng thuốc diệt cỏ để canh tác một cách tràn lan đã gây ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước.

Thuốc diệt cỏ sau khi đưa vào sử dụng, một phần thẩm thấu qua đất, phần lớn theo mưa trôi xuống các con sông, suối và ao, hồ, làm ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của người dân... Ðiều đáng lo ngại là hiện nay, phần lớn người dân miền núi đang dùng loại thuốc diệt cỏ Paraquat có khả năng gây bệnh nguy hiểm cho động vật và con người. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đưa loại thuốc này vào danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.

Ði dọc theo các khe, suối trên địa bàn các xã vùng Lìa [Hướng Hóa], chúng tôi thấy người dân vứt vỏ, chai thuốc BVTV rất nhiều, trong khi hầu hết nguồn nước sinh hoạt của bà con ở đây được lấy từ nước suối. Suối Pa Ráp, ở xã Pa Tầng [Hướng Hóa] là nơi đầu nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân các bản làng ở thung lũng phía dưới. Suối chảy từ một ngọn núi cao vòng quanh các quả đồi đổ về xuôi, chung quanh đồi là các rẫy sắn của người dân địa phương. Nước ở con suối này gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người dân quanh vùng bởi sự ô nhiễm của nó, nhưng họ vẫn phải sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này cho thấy một số người dân còn thiếu hiểu biết và thiếu ý thức về hậu quả nghiêm trọng của việc bao bì, vỏ chai đựng thuốc BVTV bị vứt bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của chính mình và cộng đồng.

Anh Hồ Văn Hơ, ở xã A Túc [Hướng Hóa] cho biết: "Mỗi vụ sắn, tôi bơm thuốc hai lần để diệt cỏ, vào lúc mới trồng và lúc cây sắn cao khoảng 0,5 m. Ngoài ra, lúc nào cây có dấu hiệu sâu bệnh thì phun thuốc trừ sâu, phun xong thì ra suối rửa bình cho sạch sẽ. Ở đây ai cũng làm vậy cả”. Anh Hơ hoàn toàn không biết thuốc diệt cỏ và các loại thuốc trừ sâu bệnh đó có hại cho sức khỏe con người, bởi con suối đó cũng là nơi gia đình anh lấy nước về để dùng hằng ngày.

Anh Hồ Văn Ðình, ở thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp [Ða Krông] lại lo lắng cho biết: "Công trình nước sạch trên địa bàn bị hỏng cho nên hơn 5 năm nay, người dân ở thôn Xa Vi phải dùng nguồn nước từ các khe, suối. Biết là nguồn nước bị ô nhiễm thuốc diệt cỏ do người dân phun tại các nương sắn bên suối và súc rửa bình bơm nhưng chúng tôi vẫn phải lấy để tắm rửa, sinh hoạt chứ cũng không biết lấy nước ở đâu ra nữa".

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 190 cơ sở bán các loại thuốc BVTV, nhưng mới chỉ có 90 cơ sở được cấp phép. Hầu hết các cơ sở kinh doanh thuốc diệt cỏ, trừ sâu không có giấy phép đều không bảo đảm các tiêu chuẩn về kinh doanh thuốc BVTV. Việc kiểm tra, xử phạt những cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trái quy định cũng rất khó khăn, vì một số điểm kinh doanh thuốc không được bày bán công khai. Khi có cơ quan chức năng kiểm tra, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh đã giấu hết các loại thuốc không có nhãn mác rõ ràng...

Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hồng Phương cho biết: Người dân ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Ða Krông, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, sử dụng tràn lan các loại thuốc diệt cỏ. Việc lạm dụng các loại thuốc BVTV sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng lẫn người sinh sống chung quanh, tồn dư các loại thuốc BVTV sẽ tích lũy trong cơ thể người và gây nên một số loại bệnh. Việc quản lý, thu gom bao bì thuốc BVTV của người dân cũng chưa được quan tâm; vỏ bao, chai đựng thuốc vứt bừa bãi trên nương rẫy, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Qua tìm hiểu, tại các xã vùng Lìa [Hướng Hóa] có nhiều trường hợp phụ nữ sinh non do thường xuyên tiếp xúc, sinh sống ở vùng đất sử dụng thuốc diệt cỏ. Nhiều y sĩ, bác sĩ làm việc tại các trạm y tế ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Ða Krông cũng cho biết, thời gian gần đây, một số người dân đến khám bệnh cho biết, họ bị choáng sau khi bơm thuốc diệt cỏ, sử dụng các loại thuốc BVTV mà không mang đồ bảo hộ…

Từ thực tế nêu trên, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Trị cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân miền núi về tác dụng và tác hại của thuốc BVTV. Khuyến cáo người dân không nên lạm dụng thuốc BVTV mà tích cực sử dụng biện pháp sinh học, sử dụng thiên địch để phòng, trừ dịch hại, giảm sự lệ thuộc vào thuốc hóa học. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm những người buôn bán các loại thuốc cực độc có chứa hoạt chất 2.4D và thuốc diệt cỏ Paraquat.

Các cơ quan chức năng và địa phương cần đầu tư xây các bể xử lý vỏ thuốc BVTV tập trung ở nương rẫy để thu gom, xử lý vỏ thuốc, qua đó tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân sử dụng đúng thuốc BVTV, không chỉ bảo vệ tốt mùa màng mà còn bảo vệ sức khỏe cho chính mình và
cộng đồng.

Bài và ảnh: NGUYỄN VĂN HAI

Video liên quan

Chủ Đề