Gỏi ngô sen bao nhiêu calo?

Ngó sen là thực phẩm ít calo và giàu chất xơ nên người Việt Nam khá ưa chuộng. Loại thực phẩm này có vị ngọt dịu nhẹ khá dễ chịu, ăn giòn giòn. Các món gỏi làm từ ngó sen thường rất hấp dẫn và được nhiều nhà hàng sử dụng trong thực đơn.

Nguyên liệu cho món gỏi này cần thịt ba rọi, lỗ tai heo, tôm sú nguyên con, lagim rau củ và không thể thiếu ngó sen được [ đặt biệt ngó sen phải được chế biến đảm bảo không còn mùi bùn].  Nước sốt trộn gỏi do đầu bếp Monami tự pha theo công thức đạt được độ chua, ngọt, mặn vừa phải. Rưới nước sốt lên các nguyên liệu đã sơ chế trộn đều, setup ra dĩa, thêm chút đậu phộng, hành phi, ăn kèm với dĩa bánh phồng tôm, ngon không tả.

 Ngoài ra, sen mọc trong bùn nên bạn phải xử lý thật kỹ để loại bỏ sâu bệnh, bụi bẩn có thể bám vào củ sen để đảm bảo an toàn thực phẩm.  Vậy là bạn đã nắm được  những thông tin cần biết về món gỏi củ sen rồi, hãy cùng bắt tay vào làm món gỏi ngó sen tôm thịt thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình nhé.

Ngó sen là thành phần quen thuộc trong nhiều vị thuốc quý bởi chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ như Vitamin C, A, B, Asparagine, Arginin,... Đây đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu hấp dẫn cho thực đơn hàng ngày với đa dạng những công thức chế biến khác nhau. Cùng Unilever Food Solutions tham khảo chi tiết ngó sen là gì để tận dụng hết những công dụng sẵn có.

Ngó sen là gì?

Ngó sen [có tên khoa học là Nodus Nelumbinis Rhizomatis] có phần thân rễ nằm ngập dưới lớp bùn sâu, có dạng hình trụ với đường kính dài khoảng 3cm. Bộ phận này đặc trưng với lớp vỏ bên ngoài màu nâu nhạt, bên trong là các khoang rỗng hình nan hoa, mềm xốp và trắng hồng. 

Hàng năm, ngó sen thường được thu hoạch vào mùa thu khi thời tiết vẫn còn mát mẻ. Lúc này, ngó sen nhỏ và mảnh, cuộn lại thành từng vòng, có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon cực hấp dẫn và lạ miệng

 

 Tác dụng của ngó sen đối với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng của ngó sen là gì? Loại nguyên liệu này có chứa hàm lượng lớn chất xơ, canxi, sắt và nhiều chất khoáng quan trọng khác như kali, đồng, magie, kẽm,... Bên cạnh đó là các Vitamin B, E, K,... có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, trong 100g ngó sen, thành phần được phân tích gồm có:

  • 74 calo.
  • 17g cacbohidrat.
  • 5 gam chất xơ.
  • 2,5g Protein.
  • 0,1 gam chất béo.
  • 0,39mg kẽm.
  • 23mg magie.
  • 0,261mg kali.
  • 1,16mg sắt.
  • 0.25mg đồng.
  • 40mg natri.
  • 44mg Vitamin C và nhiều hoạt chất khác.

Theo Đông Y, ngó sen có vị ngọt, tính ấm, là nguồn dược liệu quan trọng trong việc điều trị bệnh. Cụ thể, với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, loại ngó sen đem đến nhiều tác dụng quan trọng cho sức khoẻ như sau:

  • Bảo vệ dạ dày nhờ thành phần Mucoprotein và Polysaccharides bên trong củ sen. 
  • Cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn chặn tích tụ cholesterol có hại cho cơ thể.
  • Điều trị tình trạng mất ngủ, giúp an thần, giảm stress hiệu quả.
  • Vitamin K cùng các nguyên tố vi lượng bên trong ngó sen có tác dụng điều hoà huyết áp, bổ máu, cầm máu và tái tạo tế bào hồng cầu cho cơ thể.
  • Giãn mạch, cân bằng dòng chảy và làm giảm tình trạng quá tải natri bên trong mạch máu.
  • Hàm lượng Vitamin C và khoáng chất dồi dào có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, tăng cường sản sinh collagen, giúp da mềm mại và hạn chế lão hoá.
  • Cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột nhờ hàm lượng chất xơ lớn, giúp kích thích hệ tiêu hoá, làm giảm cảm giác thèm ăn để quá trình giảm cân được diễn ra hiệu quả.
  • Hoà tan dịch nhầy trong khoang mũi, làm giãn nở phế quản, giúp điều trị hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến hô hấp.
  • Thanh nhiệt, giải độc và tăng cường chức năng hoạt động của gan.
  • Chống oxy hoá, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, sửa chữa tổn thương và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
  • Điều trị táo bón và ngăn ngừa trĩ hình thành. 

Cách sử dụng hiệu quả ngó sen là gì? Người bệnh có thể dùng loại nguyên liệu này để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng các phương pháp như sau:

  • Ép lấy nước uống: Hỗ trợ điều trị ngộ độc cua, cá.
  • Ép chung với mía tươi để lấy nước uống: Hỗ trợ điều trị cảm cúm, say nắng, sốt cao, khát nước, vật vã,...
  • Ép lấy nước, uống cùng với vài lát gừng tươi: Điều trị nôn mửa dai dẳng.
  • Hầm canh: Bồi bổ cơ thể, kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá.
  • Hầm với đậu xanh làm canh: Điều trị chứng đau mắt đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt liên tục do viêm kết mạc.

Hướng dẫn cách làm sạch ngó sen

Bề mặt ngó sen thường dễ bị thâm đen do một phần nhựa tiết ra nhiều và đặc tính nằm sâu dưới lớp bùn quá lâu. Vì vậy, việc làm sạch nguyên liệu kỹ lưỡng trước khi chế biến là thực sự cần thiết để đảm bảo tính thẩm mỹ cho thành phẩm. Dưới đây là 3 cách thực hiện đơn giản dành cho bạn:

  • Sơ chế với hỗn hợp đường và giấm: Bạn nên rửa sạch nguyên liệu, thái thành các đoạn nhỏ từ 4 - 6cm, ngâm ngay vào hỗn hợp gồm 150ml giấm ăn, 200g đường và 2 lít nước. Cuối cùng là dùng màng bọc thực phẩm bịt kín rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 
  • Sơ chế với hỗn hợp nước chanh muối: Bạn cho khoảng 1,5 lít nước sạch, muối, nước cốt chanh vào một bát lớn. Sau đó cho ngó sen vào ngâm. Tiếp theo là bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và có thể dùng ngay sau 22 - 24 giờ đồng hồ. 
  • Sơ chế bằng nước đá lạnh: Bạn tước sạch vỏ ngó sen, cắt khúc, chẻ mỏng và ngâm vào nước đá lạnh cùng một ít muối, chanh. Hỗn hợp này sẽ giữ cho nguyên liệu luôn trắng giòn, tươi ngon. 

Với cả ba cách làm này, bạn có thể an tâm là các chất bẩn, ký sinh trùng, bùn đất,... gần như sẽ được loại bỏ. Bên cạnh đó, ngó sen còn duy trì được độ tươi ngon, trắng giòn nguyên vẹn, đảm bảo thành phẩm siêu chất lượng. Trước khi mang ra chế biến, người làm bếp chỉ cần rửa sạch lại với nước là có thể dùng được ngay.

 

Lưu ý khi sử dụng ngó sen

Các lưu ý quan trọng khi sử dụng ngó sen là gì? Cùng tham khảo để tận dụng triệt để công dụng của nguyên liệu đồng thời tránh được những vấn đề phát sinh không mong muốn:  

  • Hạn chế dùng ngó sen sống bởi sẽ dễ gây nhiễm ký sinh trùng cho cơ thể. Nếu sử dụng phải làm sạch và sơ chế kỹ lưỡng.
  • Người bạn đang mắc các chứng bệnh về dạ dày hoặc hội chứng chứng kích thích đường ruột thì nên hạn chế ăn ngó sen vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế dùng ngó sen bởi thành phần tinh bột sẽ làm tăng Insulin, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
  • Không nên ăn ngó sen quá thường xuyên, đặc biệt là người có tỳ vị không tốt.

Các món được làm từ ngó sen

Các món ngon hấp dẫn từ ngó sen là gì? Với nguồn nguyên liệu quen thuộc này, bạn có thể áp dụng nhiều công thức chế biến đa dạng để thực đơn mỗi ngày thêm phong phú. Dưới đây là một số gợi ý lý tưởng có thể tham khảo:

  • Gỏi ngó sen tôm thịt.
  • Gỏi gà ngó sen.
  • Gỏi ngó sen tai heo chua ngọt. 

Hầu hết các món ăn này đều được chuẩn bị với thành phần nguyên liệu siêu đơn giản, cách chế biến nhanh gọn, dễ dàng. Thế nhưng, thành phẩm cuối cùng lại cực bắt mắt và lạ miệng. Với cả ba món, bạn có thể lựa chọn ăn kèm cùng đậu phộng rang, hành phi, bánh đa, rau thơm,... để cảm nhận trọn vị ngon hấp dẫn. Đừng chần chừ, thêm ngay vào thực đơn khai vị thêm lạ miệng nhé!

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin hữu ích liên quan đến loại ngó sen là gì. Hy vọng với những cập nhật này, bạn đã có thêm nhiều ý tưởng hay ho cho thực đơn hàng ngày thêm hoàn hảo và hấp dẫn. Ngoài ra, để công đoạn chế biến các món ngon từ ngó sen trở nên nhanh chóng, bạn nên thêm ngay Knorr Bột Chanh vào giỏ hàng của mình. Với hương vị chanh tươi mát tương đương 8kg chanh tươi, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khi nấu ăn. Đặc biệt, đừng quên theo dõi Unilever Food Solutions mỗi ngày để cập nhật nhiều công thức nấu ăn hữu ích.

Gỏi ngó sen bao nhiêu calo?

Lượng calorie từ các nguyên liệu của gỏi ngó sen: 210g ngó sen: 155 calorie.

100g ngó sen xào bao nhiêu calo?

Cụ thể, trong 100g ngó sen, thành phần được phân tích gồm có: 74 calo.

Ngó sen có bao nhiêu calo?

Ngó sen là một trong những loại rau củ có hàm lượng calo vừa phải. 100g ngó sen sẽ cung cấp khoảng 74 calo. Tuy nhiên, trong ngó sen lại bao gồm nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe.

Gỏi tôm thịt bao nhiêu calo?

Gỏi cuốn tôm thịt chứa 180 - 210 calo. Đặc biệt, gỏi cuốn tôm thịt là món ăn thanh đạm, không dầu mỡ, phù hợp với người đang ăn kiêng hoặc muốn giảm cân. Nếu bạn làm gỏi cuốn không có bún [chỉ đạm và rau] cung cấp mức năng lượng khoảng 52 calo. Lượng calo trong bún tươi khoảng 69 calo trong 100g.

Chủ Đề