Hãng xe Toyota xâm nhập thị trường Bắc Mỹ như thế nào

Kế hoạch bán ô tô điện sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu đang được VinFast gấp rút thực hiện, với việc đặt hàng có thể bắt đầu cuối năm nay.

Xếp thứ năm về doanh số ô tô tại Việt Nam, VinFast đang hướng đến thị trường Bắc Mỹ và châu Âu vào năm 2022 và kỳ vọng có thể được định giá tới 60 tỷ USD. Theo báo cáo từ Reuters , công ty mẹ Vingroup đang cân nhắc thực hiện đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng [IPO] cho VinFast, nhằm huy động 2 tỷ USD.

Phát biểu với Reuters, CEO của VinFast USA - Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, hãng sẽ ra mắt tại Mỹ và Canada cùng lúc, cũng như thị trường Đức, Pháp và Hà Lan. Nhà sản xuất này dự kiến bán các mẫu SUV điện được mô tả sẽ sang trọng hơn những ô tô hiện tại của VinFast, cụ thể đó là các mẫu VF21, VF32 và VF33 đã xuất hiện vào tháng 1 vừa qua.

Hình ảnh đồ họa về mẫu VinFast VF33.

Khi được bán ra, ô tô VinFast sẽ đi kèm chương trình cho thuê pin điện, được hãng kỳ vọng thu hút khách hàng khỏi các công ty đang dẫn đầu thị trường Mỹ như Tesla và General Motors.

Điều này có thể giúp chi phí hàng tháng khách hàng phải bỏ ra gần tương đương như việc sử dụng ô tô chạy xăng và dầu Diesel. Đồng thời, VinFast sẽ thay thế bộ pin - với các cell được sản xuất bởi Samsung - khi bị giảm khả năng lưu trữ, chỉ bằng 70% dung lượng tối đa ban đầu.

Các SUV chạy điện của VinFast sẽ có giá thấp hơn so với những xe điện tương đương khác. Theo Reuters , bà Vân Anh từ chối thảo luận về đối thủ cạnh tranh và không công bố phạm vi giá của các SUV dành cho thị trường nước ngoài.

Trong khi khách hàng Việt Nam có thể đặt cọc mẫu VF31 từ tháng này để được giao hàng vào tháng 11 thì họ sẽ phải đợi đến tháng 9 mới có thể đặt trước VF32 và VF33 và nhận xe vào tháng 2/2022. Thị trường Bắc Mỹ và châu Âu có thể bắt đầu tiếp cận các mẫu xe VinFast từ tháng 11 năm nay và được giao hàng từ tháng 6/2022. Dự kiến, nhà sản xuất Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện ra mắt ô tô điện của mình vào tháng 1/2022.

Khoang nội thất của VF33.

Trước VinFast, đã có nhiều hãng xe châu Á thâm nhập thị trường Mỹ. Tờ Reuters trích dẫn ví dụ như Toyota trong những năm 1970 và Hyundai trong những năm 1980. Tuy nhiên, dù VinFast đạt doanh số 30.000 chiếc trong năm ngoái nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận.

Theo Reuters, VinFast có kế hoạch thực hiện các giao dịch bán hàng của mình tại Mỹ qua phương thức trực tuyến, giúp hãng bỏ qua phương thức xây dựng mạng lưới đại lý đắt đỏ.

Theo VOV

Theo VOV

Chuyện lạ ở một thành phố Mỹ

Đổi đời nhờ Toyota

Đó là thành phố Georgetown, bang Kentucky. Tại đây, hãng xe Toyota xây dựng nhà máy ô tô lớn nhất ngoài nước Nhật, sản xuất xe Camry bán chạy nhất ở Mỹ. Đánh bại hai kình địch General Motors và Ford ngay trên sân đối phương, một trong những bí quyết của Toyota là triết lý kaizen

Kaizen tiếng Nhật có nghĩa là luôn luôn cải tiến. Kaizen cũng là phương châm lao động của 7.000 công nhân làm việc tại nhà máy ô tô Toyota ở ngoại ô thành phố Georgetown. Đó là một công trình kiến trúc khổng lồ màu trắng không có cửa sổ, tọa lạc trong một khuôn viên nhà máy lớn nhất ở Mỹ với diện tích lên đến 81 ha. Tại đây 500.000 chiếc xe xuất xưởng hằng năm, đa số là kiểu xe Camry, nhãn hiệu bán chạy nhất ở Mỹ hiện nay. THAY DA ĐỔI THỊT.- Tony Hendrichs, làm việc ở nhà máy Toyota Georgetown 18 năm nay, rất tự hào về triết lý kaizen áp dụng hằng ngày trong nhà máy. Mỗi khi xảy ra sự cố trên dây chuyền sản xuất, mọi người trong tổ đều xúm lại tìm cách giải quyết. Hendrichs giải thích: “Mỗi khi cá nhân gặp rắc rối, tập thể sẽ giải quyết. Chúng tôi gọi đó là kaizen”. Hendrichs rất bức xúc trước những lời than phiền anh và đồng nghiệp đã bán đứng nước Mỹ cho người Nhật vì Toyota là xe của người Nhật. Anh khẳng định rằng xe Toyota sản xuất tại Georgetown là một chiếc xe hoàn toàn của Mỹ. 85% linh kiện và phụ tùng xe sản xuất tại Mỹ. Vì vậy, anh không ngại ngùng gì khi tuyên bố: “Lái xe Toyota là yêu nước”. Người dân Georgetown cũng nghĩ như Hendrichs. Họ biết ơn Toyota đã chọn thành phố của họ làm nơi sản xuất xe, đầu tư hơn 5 tỉ USD. Georgetown nay là thành phố kết nghĩa với thành phố Tahara, trung tâm sản xuất xe Toyota dòng Lexus ở Nhật. Cách đây 20 năm, trước khi Toyota có mặt, Georgetown chỉ có 8.000 dân. Nay con số này đã lên tới 25.000. Thành phố có 10 xí nghiệp địa phương. Tất cả đều sống khỏe nhờ Toyota. Tính trung bình mỗi năm, thành phố mở thêm một ngôi trường. Nhà trẻ và trường cao đẳng cũng nhiều hơn các thành phố khác trong bang. Số giường bệnh trong bệnh viện cũng tăng gấp 4 lần. Georgetown xưa kia nổi tiếng với đặc sản rượu mạnh Whisky Bourbon. Kể từ năm 2000, các gia đình trẻ cùng với Toyota đã yêu cầu cấm bán rượu mạnh và đã được lãnh đạo thành phố chấp nhận. Tuy vậy, người ta vẫn có thể nhấm nháp vài ly với điều kiện kèm món ăn trong nhà hàng. Thị trưởng Georgetown – bà Karen Tingle-Sames – dĩ nhiên là một người hâm mộ Nhật Bản. Bà biết rằng nếu không có Toyota, thành phố này không được như hôm nay. Người phụ nữ tóc vàng, dáng người cao to, giọng cười sảng khoái này vốn là người sinh ra và lớn lên tại đây. Bà tự hào tuyên bố: “Chúng tôi có một hệ thống cấp nước và những con đường hiện đại nhất bang Kentucky. Tất cả đều nhờ Toyota”. Đâu phải vô cớ bà phát biểu như vậy. 2/3 thuế thu nhập của thành phố đến từ Toyota. 90% thuế doanh nghiệp địa phương cũng của Toyota. Bà thường xuyên đi thăm nhà máy Toyota bởi ở đó bà học được nhiều điều. Lần viếng thăm đầu tiên, người ta tặng bà một quyển sách trình bày các phương pháp quản lý của Toyota. Đọc xong bà cho áp dụng ngay trong thành phố. Kết quả rất ấn tượng. HƠN NHAU Ở CÁCH DÙNG NGƯỜI.- Tại sao hai ông lớn General Motors [GM] và Ford từng thống lĩnh thế giới thua Toyota ngay trên sân nhà? Theo bà Tingles-Sames và ban lãnh đạo Đảng Cộng hòa trong hội đồng thành phố, họ thiếu hai yếu tố quan trọng mà Toyota phát huy tối đa. Đó là phương pháp làm việc theo tổ nhóm, tôn trọng sáng kiến của họ và thực hành tiết kiệm.

Toyota có một phương pháp tuyển người lao động khá đặc biệt: Không bao giờ thu nhận người từng làm trong một nhà máy sản xuất ô tô. Lý do: Muốn đào tạo họ lại theo phong cách Toyota tốn kém hơn việc đào tạo một người chưa biết gì. Như Hendrichs chẳng hạn. Trước khi đầu quân cho Toyota, anh từng là bếp trưởng trong quân đội. Tuy vậy cũng có một vài ngoại lệ. Tổng quản lý Tom Zawacki là một trường hợp như vậy. Trước đây ông từng làm đốc công trong một nhà máy của hãng GM. Xin vào làm Toyota cách đây 20 năm, người Nhật bảo ông: “Hãy quên đi tất cả những gì ông biết”. Và ông đã nghe lời. Theo Zawacki, một trong những bí quyết thành công khác của Toyota là không bao giờ lãng phí nguyên vật liệu. Chất thải ở nhà máy Toyota Georgetown rất ít. Hầu hết những gì nhà máy thải ra đều được tái sinh. Mỹ hóa công nhân viên tại các nhà máy ở Mỹ cũng là một kiểu quản lý khôn ngoan của Toyota. Khi Toyota ồ ạt mở các nhà máy ở Mỹ, dư luận nước này không khỏi lo ngại cuộc xâm lăng của Toyota sẽ làm đảo lộn thị trường lao động Mỹ. Họ đâu biết rằng – theo báo Wall Street Journal - Toyota chủ trương Mỹ hóa lực lượng sản xuất và quản lý ngay từ đầu vì lý do chính trị: hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người Mỹ. Hiện nay, Toyota đang sử dụng gần 40.000 lao động Mỹ trong các nhà máy của mình. 400.000 người Mỹ khác làm việc tại các công ty và nhà máy cung cấp nguyên vật liệu cho Toyota. Riêng tại Georgetown, chỉ có 5% công nhân viên của Toyota là người Nhật. Ngay từ cổng ra vào nhà máy, cờ Mỹ bay phấp phới. Bất cứ công nhân viên Toyota nào phải làm nghĩa vụ quân sự đều được nhà máy bảo đảm công ăn việc làm khi giải ngũ.

Toyota ở Mỹ

Cách đây 5 năm, Toyota Motor, công ty đầu đàn của Tập đoàn Toyota, xây một loạt nhà máy ở Bắc Mỹ giúp hãng trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Tổng hành dinh của Toyota đặt ở New York.

Toyota đầu tư rất mạnh ở Mỹ. Hãng hiện có 5 nhà máy lớn ở các thành phố Huntsville [bang Alabama], Georgetown [bang Kentucky], Princeton [bang Indiana], San Antonio [bang Texas] và Buffalo [bang Tây Virginia]. Ngoài ra, Toyota còn liên doanh với hãng GM lập Công ty New United Motor Manufacturing [NUMMI] mở nhà máy ở Fremont [bang California] hoạt động từ năm 1984. Toyota cũng liên doanh với hãng Subaru [Nhật] thành lập Công ty Subaru Indiana Automotive [SIA] xây một nhà máy ở Lafayette [bang Indiana] hoạt động từ năm 2006.

Ngoài ra, Toyota đang xây một nhà máy mới ở thành phố Blue Springs [bang Mississipi] dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2010. Sản phẩm chính của nhà máy này là chiếc Higlander 7 chỗ.

Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Toyota vào nước Mỹ đến nay vào khoảng 16,8 tỉ USD. Tính đến năm 2005, các nhà máy Toyota ở Mỹ đã xuất xưởng 14,8 triệu chiếc, mua vào “phụ tùng, vật liệu và bộ phận xe” sản xuất tại Mỹ trị giá 26,1 tỉ USD.

Camry và Prius [xe lai chạy xăng và điện] là hai nhãn hiệu của Toyota đã và đang bán chạy nhất ở Mỹ nhờ ưu thế tiết kiệm nhiên liệu [giá xăng đang tăng cao ở Mỹ] và chất lượng không thua xe GM và Ford. Dòng xe Lexus cũng luôn luôn bán chạy. Riêng tháng 5 vừa qua, các dòng xe Toyota và Lexus bán được 269.023 chiếc tăng 16,2% so với tháng trước.

Một nguyên do quan trọng làm hai ông lớn GM và Ford phải nhường ngôi cho Toyota là họ có quá nhiều nhãn hiệu phải quản lý. Cải tiến làm mới các nhãn hiệu này thường mất nhiều thời gian và tiền bạc. Ví dụ, GM có đến 11 nhãn hiệu khác nhau [chưa kể các nhãn hiệu đối tác] còn Ford, 9 nhãn hiệu. Trong khi đó Toyota chỉ có ba nhãn hiệu là Lexus, Scion và Toyota. Muốn làm mới các dòng xe, Toyota tốn ít thời gian và tiền bạc hơn GM và Ford rất nhiều.

TRỌNG NGHĨA

Video liên quan

Chủ Đề