Hay làm rõ tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước ta

Đáp án: B

Lời giải:

Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện: Nhà nước chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, thực hiện đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược để xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Ảnh minh họa: internet

1. Bản chất giai cấp của Đảng và quan hệ giữa Đảng với nhân dân và dân tộc

Kế thừa các bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh, Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc hơn bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Nếu như Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam”, thì khoản 1 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 bổ sung thêm “đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Đây không phải là quan điểm mới, nhưng là lần đầu tiên vai trò là đội tiên phong của Đảng đối với nhân dân lao động và dân tộc được hiến định rõ trong Hiến pháp, làm cho nội hàm vai trò lãnh đạo của Đảng được mở rộng. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng được quy định bởi: 1] mục tiêu, đường lối, hệ tư tưởng, thế giới quan của Đảng, đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; 2] về lợi ích,  Đảng ta gắn bó máu thịt với lợi ích của dân tộc. Khác với sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước tư bản, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, phản ánh nguyện vọng và lợi ích của cả dân tộc. Đây được xem là nét đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, việc khẳng định ở nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” là tất yếu, không làm mất đi bản chất giai cấp công nhân của Đảng, trái lại làm cho nó được sâu sắc, đầy đủ hơn.

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nội dung mới rất quan trọng ở khoản 2 Điều 4, đó là “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”[1].

Điều này thể hiện trách nhiệm của Đảng trước nhân dân là rất lớn. Đây là một sự bổ sung hợp lý, kịp thời nhằm làm cho các thế lực thù địch không có cơ sở để xuyên tạc khi cho rằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là độc quyền, áp đặt. Việc hiến định này đã khẳng định nghĩa vụ của Đảng trước nhân dân, nhấn mạnh rõ hơn bản chất của Đảng ta là vì lợi ích của toàn dân tộc.

Đảng muốn lãnh đạo được nhân dân thì Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan hệ mật thiết, gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân là vật bảo đảm cho sự tồn tại vững chắc của Đảng cũng như của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh đã khẳng định: “quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”[2].

Để gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng phải thật sự vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục đích cao nhất của mình. Nhân dân là đối tượng lãnh đạo của Đảng, đồng thời là chỗ dựa của Đảng, là nguồn sức mạnh của Đảng, phục vụ nhân dân là lý do tồn tại của Đảng. Mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải hợp lòng dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, ý Đảng phải gắn với lòng dân. Đồng thời, để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân, nhất là trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền.

Phải tạo ra những cơ chế dân chủ, công khai, minh bạch để nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định của Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Đảng là “con đẻ” của nhân dân nên nhân dân có trách nhiệm xây dựng Đảng của mình trong sạch, vững mạnh, do đó, cần có những hình thức, tạo điều kiện để nhân dân góp ý xây dựng Đảng. Và, hơn ai hết chính nhân dân là những người hiểu Đảng mình nhất, những sai lầm, khuyết điểm của Đảng cũng được chính nhân dân nhìn nhận đúng đắn và góp phần sửa chữa kịp thời. Vì vậy, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, nhân dân giám sát Đảng và Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình phải trở thành một nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện đảng cầm quyền hiện nay.

Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp và pháp luật là hết sức quan trọng. để xứng đáng với trọng trách là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, điều quan trọng là Đảng phải đẩy mạnh tự đổi mới, tự chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, thể hiện Đảng “là đạo đức, là văn minh”.

2. Bản chất giai cấp của nhà nước và quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân

Tiếp tục khẳng định tư tưởng xuyên suốt, nhất quán bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đó là quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013 khẳng định nhân dân Việt Nam là chủ thể “xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”[3]. Điểm mới này khẳng định bản chất dân chủ của chế độ là “do nhân dân làm chủ”; và cụm từ “nhân dân” được viết hoa thành “Nhân dân”, để nhấn mạnh vị trí, vai trò và quyền lực của Nhân dân đối với Nhà nước: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [khoản 2, Điều 2][4].

Kế thừa Hiến pháp năm 1992 về bản chất giai cấp của nhà nước, Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” [khoản 1, Điều 2][5]. Từ quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền được Đảng ta đề cập từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương khóa VII [tháng 01/1994], trên tinh thần Cương lĩnh, Hiến pháp đã thể chế hóa quan điểm đó trong quá trình xây dựng Nhà nước ta. Theo đó, sự vận hành của Nhà nước theo nguyên tắc: “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [khoản 3, Điều 2][6]. Đây là điểm mới quan trọng của Hiến pháp năm 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây, vì lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận trong Hiến pháp. Kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp và pháp luật, tránh việc lợi dụng, hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền và mâu thuẫn chồng chéo hoặc trùng lắp trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ quan. Mặc dù có sự phân định, nhưng cả 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau mà ràng buộc, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn mà nhân dân giao mỗi quyền được Hiến pháp quy định.

Quyền lực nhà nước là do nhân dân trao cho các cơ quan nhà nước đại diện để thực thi quyền lực, quản lý xã hội phát triển vì mục tiêu chung, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Cho nên, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Vì dân là chủ, cho nên dân có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước: công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Đồng thời, Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân [Điều 27 và Điều 28][7]. Đây là điểm bổ sung mới so với các bản Hiến pháp trước đó, nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong mọi hoạt động của Nhà nước.

Nhà nước được tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân, sinh ra từ nhân dân và lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ. Nghiêm cấm mọi biểu hiện hách dịch, cửa quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí [Điều 8].

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện để mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [Điều 3]. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, quy định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp được ghi nhận và phát triển thành nguyên tắc trong Hiến pháp. Theo đó, “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước” [Điều 6][8]. Điểm mới là, quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp năm 1992, mà nhân dân là người trực tiếp thực thi quyền làm chủ. Nguyên tắc này được thể hiện nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp, từ chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến các thiết chế trong bộ máy nhà nước cũng như trong việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp.

Đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, khi ra một quyết định liên quan đến lợi ích quốc gia, của nhân dân, thì Nhà nước phải xin ý kiến của nhân dân; và khi đó “công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” [Điều 29][9]. Cũng theo đó, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật [Điều 25][10].

3. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với nhân dân và dân tộc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở để tập hợp, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Hiến pháp năm 2013 đã hiến định chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới. Cương lĩnh khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân...”[11]. Như vậy, với nội dung “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân” quy định tại khoản 1 Điều 9 thay cho nội dung “cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân” trong Hiến pháp năm 1992[12] cho thấy vai trò của Mặt trận độc lập và có nội hàm rộng hơn.

Cùng với chức năng giám sát, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn có chức năng “phản biện xã hội”. Quan điểm về chức năng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được nêu ra từ Đại hội X, Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vai trò của Mặt trận trong việc “thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội”[13]. Hiện thực hóa quan điểm của Đảng, việc Hiến pháp năm 2013 hiến định chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện để Mặt trận thực hiện tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Để bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị và tuân thủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [khoản 3, Điều 9][14].

Các tổ chức chính trị - xã hội [Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam] được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên. Điểm mới của Hiến pháp năm 2013 là hiến định rõ các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên, đồng thời thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [khoản 2, Điều 9][15].

4. Thực hiện đường lối đối ngoại trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân

Về đường lối đối ngoại, Hiến pháp năm 2013 có những bổ sung phù hợp với tình hình mới, dựa trên nguyên tắc tinh thần quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân [Điều 12][16]. Thể chế hóa quan điểm của Đảng về đường lối đối ngoại trong Cương lĩnh, Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh quan hệ “đa phương hóa, đa dạng hóa”, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, trên cơ sở bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia. Do đó, “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”[17]. Trong hợp tác quốc tế phải tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, để khẳng định vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, trong quá trình hội nhập Việt Nam không chỉ là thành viên tích cực, là bạn, là đối tác tin cậy, mà còn là “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, vì lợi ích dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của thế giới.

Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc mối quan hệ giữa tính giai cấp, tính nhân dân và tính dân tộc, phản ánh bản chất của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng. Những nhận thức và bổ sung trong bản Hiến pháp năm 2013 góp phần định hướng đúng đắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, là cơ sở để xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị, xây dựng thành công “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”, đồng thời đập tan mọi âm mưu xuyên tạc, “bóp méo” chế độ chính trị của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.

ThS. Phạm Văn Giang - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực III

-------------------------------------

Ghi chú:

[1], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [14] [15], [16], [17], Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb CTQG, H.2013, tr.9; tr.8; tr.8-9; tr.8; tr.9; tr.19; tr.10; tr.19; tr.18; tr.86; tr.11; tr.12; tr.12; tr.13; tr.13.

[2], [13] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.65; tr.246.

tcnn.vn

Video liên quan

Chủ Đề