Hay phân tích chữ tâm trong quá trình chọn nghề điều dưỡng của bản thân

Đặc biệt năm nay kỷ niệm 60 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam và đặc biệt hơn nữa ngành Y tế Ninh Bình vinh dự và tự hào được đón nhận phần thưởng cao quý: Huân chương Độc Lập hạng Ba. Đầu xuân năm mới, nhân sự kiện trọng đại này, xin được bàn luận đôi điều về ba chữ: Tâm - Đức - Trí trong ngành Y tế.  

Trước hết bàn về chữ Tâm: trên bình diện hữu thể luận: Tâm trong Phật Giáo và Công Giáo có ý nghĩa rất khác biệt nhau. Tuy nhiên, cả hai đều có thể nhất trí rằng: Con người có thể và cần phải điều chỉnh đào luyện cái tâm của mình, nỗ lực thanh lọc tâm được thanh tịnh, giải thoát tâm khỏi tham ái, dục vọng, ích kỷ, hận thù.

Trên bình diện tâm linh: Đối với Phật Giáo, niềm tin về sự tương thuộc các pháp và về luật nhân quả cũng như quyết tâm đi đến giác ngộ là những nguồn cảm hứng mạnh mẽ để phát huy tình yêu đồng loại và lòng từ bi. Còn đối với Công Giáo, niềm tin vào Thiên Chúa đem lại sự gần gũi với Đấng Thiêng Liêng và khuyến khích họ vun trồng lòng bác ái và tính vị tha.

Chữ “Tâm” cũng là “Lòng” trong con người tuy không nhìn thấy; nhưng nó rất quan trọng, vì nó nói lên tư cách của một người.

1- Tâm mà lệch lạc, thì cuộc sống nghiêng ngả, đảo điên

2- Tâm mà gian dối, thì cuộc sống bất an.

3- Tâm mà ghen ghét thì cuộc sống hận thù.

4- Tâm mà đố kỵ, thì cuộc sống mất vui.

5- Tâm mà tham lam, thì cuộc sống dối trá.

Như vậy, một cách tương đối, có thể hiểu Tâm là: “tâm hồn” trong tương quan với “thân xác” trên bình diện con người nói chung. Là “linh hồn” trong tương quan với “thể xác” trên bình diện con người tôn giáo. Là “lương tâm” trong tương quan với “thiện ác” trên bình diện lý trí. Là “cõi lòng” trong tương quan với “thân xác” trên bình diện ý chí. Là “trái tim” trong tương quan với “yêu ghét” trên bình diện tình cảm.

Nói về chữ Đức được kết hợp từ ba bộ chữ là chữ sách, chữ trực và chữ tâm. Quan niệm của Đạo Phật về Đức, Phật giáo coi Đức chính là hành động thiện, lời nói thiện... để từ đó có được sự từ, bi, hỷ, xả, mang điều tốt đẹp đến cho mọi người. Hơn nữa, Đạo Phật còn có quan niệm về sự luân hồi, nghĩa là có sự nối tiếp nhân quả của Đức từ tiền kiếp trong quá khứ. Vì vậy mới có lời khuyên rằng: Ăn ở hiền lành để phúc cho con; hoặc có lời răn: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước...

Như vậy, chữ Đức xem ra cũng thật sâu xa và cũng thật mênh mông, rộng lớn; bao hàm rất nhiều điều mà con người nên có, cần có. Và, Đức không đơn thuần chỉ là một cách sống, hay một điều có để cho...đẹp; mà Đức làm nên sức mạnh thực sự đối với người có Đức.

Người có đức thì bên trong làm chủ được bản thân, bên ngoài đắc được nhân tâm. Đặc biệt, càng những người ở “quyền cao chức trọng”, càng cần có đức. Bởi vai trò và việc làm của họ ảnh hưởng lớn đến xã hội, đến đất nước. Muốn “Tề gia trị quốc, bình thiên hạ” thành công thì đầu tiên phải biết “Tu nhân” và “Tích đức”; nghĩa là phải không ngừng tu dưỡng đạo đức bản thân. Không phải vô cớ mà người xưa quan niệm rằng: Vua, quan, phú, quý đều từ Đức mà ra. Vô đức, vô đắc; mất đức là mất tất cả. Vì chỉ có đức, người lãnh đạo mới có thể thu lấy Đức của quần chúng; rồi lại đem đến cho quần chúng nhân dân những thành quả mà xã hội, đất nước có được... Hiểu được như thế thì cả người dân và các quan chức mới tích cực “tu nhân tích đức”, mới có thể mang phú quý thái bình, ấm no sung sướng về cho dân và sự phồn vinh cho đất nước.

Còn bàn về chữ Trí: “Phi trí bất hưng”. Một đúc kết mang tính quy luật về sự hưng thịnh của một quốc gia. Nếu muốn làm được việc nghĩa thì phải có trí, phải có một sự hiểu biết nhất định ở xã hội. Có nhân có nghĩa mà không có trí chẳng khác nào một người lính ra trận chỉ có áo giáp mà không có gươm đao, chỉ bảo vệ được mình mà không bảo vệ được người khác. Sống ở đời nếu chỉ sống cho riêng ta thì đơn giản quá, muốn giúp đỡ được người khác tất phải có tài, có hiểu biết.

 Nói theo ngôn từ hiện đại phải chăng là: văn hóa, đời sống tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực của kinh tế? Càng ngày, người ta càng thấy rõ sức mạnh văn hóa mới là yếu tố quyết định của sự phát triển bền vững đất nước. Hồ Chí Minh thì nói đơn giản hơn nhưng là một khái quát mang tính nguyên lý: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Mặt khác, “ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Hạnh phúc và tự do thuộc phạm trù văn hóa!

Người trí thức đích thực chính là bộ phận tinh hoa của đất nước. Và đất nước hưng thịnh hay suy vong tùy thuộc vào việc có chiêu tập, quy tụ được bộ phận tinh hoa, những người biết hấp thu vào mình trí tuệ của thời đại, đồng thời cũng góp phần của dân tộc mình vào trí tuệ của thời đại, hay không. Quả đúng là cái chữ “trí” trong mệnh đề “phi trí bất hưng” mà cụ Lê Quý Đôn nhắc nhở giữ một vị trí không thể thay thế trong sự phát triển đất nước!

Trí  ở đây có ý nói là người có đầu óc thông minh biết việc, xét việc rõ ràng minh bạch, chớ không phải là người có mưu mô thủ đoạn xảo quyệt hại người. Cổ nhân ta xưa có nói: Biết Người, Biết Ta trăm trận trăm thắng.

Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn là chữ Tâm là cõi lòng, ý nghĩ; chữ Đức là hành động, lời nói; còn chữ Trí là trình độ, sự hiểu biết, nét văn hóa trong mỗi con người.

Trước đây, ông cha ta quan niệm Đức và Tài là hồng và chuyên. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dạy rằng: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó/Có tài mà không có đức thì vô dụng”. Vô dụng đối với người không có đức là không mang lại lợi ích căn bản nào cho xã hội, thậm chí còn làm hại nhân dân, làm hại đất nước. Giữa đạo đức và chính trị không tách rời nhau mà luôn có sự hòa quyện, đan xen vào nhau trong quá trình thực thi trách nhiệm của người lãnh đạo. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, luôn được mọi người yêu quý và kính trọng, và cũng là vốn quý của quốc gia

Quyền hành chỉ được giao cho người có đức thì mới làm nên những thành quả tốt đẹp cho quê hương đất nước. Ngược lại, quyền hành ở trong tay người thiếu đức thì đương nhiên sẽ làm suy giảm đạo đức xã hội, làm cho cái xấu hoành hành, điều tốt bị mai một. Ở một khía cạnh khác, ai cũng có thể mắc sai lầm, khuyết điểm. Nhưng cách hành xử lại khác nhau giữa người có đức và người thiếu đức: Với người có đức, họ tự nguyện tự giác kiểm điểm sâu sắc bản thân và biết từ nhiệm để người khác có tài năng bản lĩnh hơn thay thế. Điều đó có lợi cho dân cho nước và tốt cho chính người đó. Còn với người thiếu đức thì lại khác, vẫn cố giữ cho mình quyền chức bất chấp những điều mình có thể làm hại cho dân cho nước.

Xã hội ngày nay, do nhiều nguyên nhân và từ mặt trái của cơ chế thị trường tác động, đã và đang làm xói mòn đạo đức, làm suy giảm những giá trị nhân bản truyền thống tốt đẹp của con người. Thực tế đó đang kéo theo những hệ lụy và hậu quả khôn lường, cả nhãn tiền và lâu dài, thật đáng lo ngại vô cùng. Trong hoàn cảnh đó, lòng tốt của con người, đạo đức của mỗi người càng cần thiết và đáng quý biết bao! Quan niệm của người xưa: Đức là gốc của con người và thiện đức phải biểu hiện ở hành động, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và rất cần được làm nổi bật, được tuyên truyền, giáo dục rộng rãi thông qua những việc làm, những biện pháp cụ thể vừa trước mắt vừa mang tính lâu dài.

Đức là từ đi trước những danh xưng chức vị hay tước hiệu để tỏ lòng kính trọng dành cho những đấng, những vị đáng được tôn kính. Ví dụ: Đức Chúa Trời, Đức Mẹ, Đức Phật Thích Ca, Đức Thái Thượng Lão Quân, Đức vua, Đức thánh Trần... Đức chỉ kết hợp với các danh từ chỉ người hay danh từ trừu tượng và không bao giờ kết hợp với danh từ chỉ vật hay đồ vật.

Về nhận thức: Ta thấy được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa Đức và Tài. Ngày nay, Tài là kỹ năng nghề nghiệp, óc sáng tạo; Đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc. Đức là đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là gốc, Tài là trọng.

Nghề Y là một nghề đặc biệt. Đối tượng phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y tế cũng là đối tượng đặc biệt vì không phải là người dân trong trạng thái sức khỏe bình thường. Hằng ngày thường xuyên tiếp xúc với bệnh tật, lây nhiễm. Có bệnh trong thường hay khó tính, mặc cảm. Do vậy đòi hỏi cái Tâm, cái Đức, cái Trí trong mỗi con người cán bộ Y tế cũng được nhân dân yêu cầu phải cao hơn, đặc biệt hơn các nghề khác.

Không cần phải lý luận nhiều, chỉ cần một điều nhân viên Y tế mỗi khi tiếp xúc với người bệnh hãy tưởng tượng đó là ông bà mình, bố mẹ mình, con mình, anh em ruột thịt mình để mà đối xử với họ. Đã có một ông Bộ Trưởng nọ yêu cầu tất cả nhân viên thuộc cấp khi tiếp xúc với nhân dân đều phải có Bốn xin là Xin chào, Xin mời, Xin Lỗi, Xin cảm ơn và Bốn luôn là Luôn mỉm cười, Luôn thông cảm, Luôn chia sẻ, Luôn giúp đỡ. Thiết nghĩ ngành Y Tế những điều đó cũng rất cần./. 

                                          Bs. Vũ Văn Cẩn – Phó Giám đốc Sở Y tế 

Rất nhiều người hỏi em câu này, nghề điều dưỡng vất vả nhưng sao em lại lựa chọn giữa bao nhiêu nghề nhàn hạ. Em chỉ mỉm cười bởi trong số chúng ta bất kỳ ai cũng đều có lựa chọn riêng cho mình, hơn hết lựa chọn ngành nghề xuất phát từ niềm đa mê và sự cống hiến.

Em chọn ngành Điều dưỡng đơn giản vì em yêu nghề

Còn lắm nhọc nhằn, thấu hiểu đắng cay vất vả cũng là những câu chuyện được tâm sự từ những Điều dưỡng viên tại bệnh viện. Công việc của Điều dưỡng viên không đơn giản như những gì ta nhìn thấy bởi họ chạy như con thoi cả ngày lẫn đêm. Tại bệnh viện ngoài việc thực hiện các công việc như truyền dịch, phát thuốc, thay băng...thì điều dưỡng viên còn có khi phải túc trực trong phòng mổ từ 3-5 tiếng nên việc nhịn đói là bình thường. 

Ngoài vất vả người Điều dưỡng còn phải chịu khá nhiều áp lực bởi trong cuộc sống mỗi người một bệnh, một tính khác nhau nên chăm sóc bệnh nhân không khác gì làm dâu trăm họ, có khi còn khó khăn vất vả hơn bình thường do những đau đớn của bệnh tật khiến người bệnh trở nên khó tính hơn.

Hiện nay tại Việt Nam ngành Điều dưỡng đang có nhiều thay đổi đặc biệt về trình độ đào tạo tuy nhiên vấn đề nhận thức tầm quan trọng của ngành vẫn chưa được xã hội coi trọng. Đa số người dân chỉ coi trọng bác sĩ và khắt khe đối với điều dưỡng viên. Chính vì vậy vô hình chung đã tạo nên áp lực cho những con người thầm lặng này. Một nghề cao quý nhưng vất vả và đắng cay vẫn còn nhiều. Em chọn ngành Điều dưỡng bởi vì em thương lắm những người dân hàng ngày phải chịu nỗi đau bệnh tật bởi không phải ai cũng có điều kiện thuê bác sĩ riêng. Dân ta còn nghèo lắm và khổ lắm.

Tình yêu nghề mới chính là động lực

Điều dưỡng trẻ Trần Thu Hoài - cựu sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng nghẹn ngào tâm sự: Em đến với nghề điều dưỡng khi chính bản thân mình đã chứng kiến mẹ bị bệnh, vì vậy em muốn theo Điều dưỡng để biết cách chăm sóc mẹ một cách tốt hơn kết hợp với cách điều trị của bác sĩ. Nhưng đến khi đi làm tại bệnh viện em mới thấy nhiều hoàn cảnh xót xa và càng thấy hiểu công việc cũng như ý nghĩa thiêng liêng của ngành này. Vượt qua được những khó khăn ban đầu, đến bây giờ em biết lựa chọn hướng đi làm nghề Điều dưỡng viên là hoàn toàn đúng đắn.

Hơn ai hết tình yêu mới là động lực giúp họ vượt qua khó khăn

Đúng vậy, bất kỳ ai đã chấp nhận theo nghề đều là những người dũng cảm, chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân bởi trong công việc có rất nhiều áp lực mà không thể nói hay kể ra với bất kỳ ai, hơn hết khi đã chấp nhận theo nghề là chấp nhận thiệt thòi cá nhân. Để có thể hoàn thành tốt công việc thực chất người điều dưỡng phải có sự yêu nghề, có tấm lòng nhân hậu, có năng lực thì mới đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe của xã hội.

Với bất kỳ nghề nào đi chăng nữa thì trong bản thân bạn cũng cần phải có chữ "tâm", nghề điều dưỡng thì phải cần thiết hơn bởi chính bản thân họ hàng ngày phải chứng kiến biết bao mảnh đời bất hạnh, những đau đớn của căn bệnh hiểm nghèo...vì vậy các bạn đã theo nghề điều dưỡng thì hãy coi bệnh viện là nhà và bệnh nhân là người thân bởi vì họ đã trao sinh mệnh cho chúng ta.

Hơn hết trong ứng xử với bệnh nhân người điều dưỡng luôn phải giữ tâm thái bình tĩnh, luôn ân cần với bệnh nhân. Đặc biệt trong những lúc rảnh rỗi đều luôn dành thời gian thăm hỏi và động viên người bệnh nhằm tạo nên mối quan hệ gắn kết để hiểu hơn về tâm tư, giải thích những băn khoăn thắc mắc của người bệnh giúp người bệnh yên tâm hơn trong quá trình điều trị bệnh tại đây.

Nguồn: caodangduochanoi.edu.vn

Văn Phòng Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội

 Điện thoại: 096.153.9898 - 0981.189.952

 Website: caodangduochanoi.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề