Hồ sơ môi trường doanh nghiệp là gì

Các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có đóng vai trò như công cụ quản lý, đánh giá, phân tích và tổng hợp những tác động trực tiếp phát sinh từ dự án đến chất lượng môi trường. Việc lập hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Vì đây là một công đoạn cần đạt được trước khi đi vào hoạt động. Mỗi loại hồ sơ sẽ thực hiện theo từng giai đoạn, thủ tục, thời gian, tần suất khác nhau. Vậy, doanh nghiệp cần có những hồ sơ môi trường nào trước khi đi vào sản xuất? Việc quản lý hồ sơ môi trường có cần thiết không?

Hồ sơ môi trường là gì?

Hồ sơ môi trường là tập hợp những tài liệu về lĩnh vực môi trường. Mục địch là đưa dự án của một công ty, doanh nghiệp, nhà nhà máy nào đó đi vào hoạt động mà không sợ bị vi phạm pháp luật, không bị xử phạt theo Luật Môi trường. Từ đó, giúp công ty, doanh nghiệp hay nhà máy hạn chế được ô nhiễm từ quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, việc lập và theo dõi hồ sơ môi trường giúp doanh nghiệp hay những cơ quan chức năng có thể kiểm soát và phát hiện những yếu tố độc hại còn tồn đọng trong môi trường. Từ đó lên phương án và đưa ra giải pháp để xử lý.

Lập hồ sơ môi trường tại các cơ sở, nhà máy không chỉ mang ý nghĩa về tính pháp lý. Mà thực hiện hồ sơ môi trường còn mang ý nghĩa chiến lược trong việc hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nơi hoạt động sản xuất. Dựa vào đó để đề ra các phương án, lên kế hoạch bảo vệ môi trường trước – trong và sau khi sản xuất.

Đối với công ty, doanh nghiệp mới thành lập hay công ty đã đi vào hoạt động thì có hồ sơ môi trường khác nhau.

Lập hồ sơ môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Vì sao phải lập hồ sơ ĐTM?

  • Xác định mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường như thế nào để cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt.
  • Hồ sơ trở thành công cụ quản lý môi trường tối ưu, lựa chọn phương án ít gây tác động đến môi trường xung quanh.
  • Giúp dự án tiết kiệm thời gian, chi phí, hướng đến sự phát triển bền vững hơn.
  • Giúp tăng cường mối quan hệ giữa chủ dự án và cơ quan nhà nước.

Báo cáo ĐTM áp dụng với đối tượng nào?

  • Điều này quy định rõ trong Phụ lục II và III của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
  • Tất cả dự án thuộc trường hợp lập hồ sơ phải tiến hành triển khai chuẩn bị đầy đủ thủ tục để cơ quan phê duyệt trước giai đoạn triển khai xây dựng dự án.
  • Thời gian thẩm định và phê duyệt hồ sơ
  • Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ TNMT thì thời gian thẩm định tối đa 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp có mức tác động đến môi trường lớn thì thời hạn thẩm định tối đa 60 ngày làm việc.
  • Đối với dự án không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ TNMT thì thời gian thẩm định tối đa 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp có mức tác động đến môi trường thì thời hạn thẩm định tối đa 45 ngày làm việc.

 Hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường

Các căn cứ pháp lý lập hồ sơ kế hoạch BVMT

  • Áp dụng theo Luật BVMT.
  • Áp dụng theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
  • Áp dụng theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Khi nào lập kế hoạch BVMT?

  • Trước giai đoạn triển khai thực hiện thì chủ dự án có trách nhiệm lập hồ sơ trình lên cơ quan xác nhận gồm Sở TNMT, Phòng TNMT hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp.
  • Đối tượng thực hiện trong Phụ lục II và Khoản 1 Điều 18 quy định trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Khi nào lập lại kế hoạch BVMT?

Chủ dự án cần lưu ý mỗi dự án chỉ lập 1 kế hoạch bảo vệ môi trường duy nhất. Nhưng nếu thuộc các trường hợp dưới đây bắt buộc phải lập lại hồ sơ hiện có:

  • Dự án thay đổi địa điểm hoặc không triển khai dự án trong vòng 24 tháng.
  • Dự án có thay đổi về quy mô, công nghệ đến mức thuộc đối tượng lập ĐTM thì chủ dự án phải thực hiện báo cáo ĐTM gửi đến cơ quan quản lý.

Sau đó, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức thực hiện, tiếp nhận, xử lý kiến nghị và phối hợp cùng chủ dự án xử lý sự cố.

Một số hồ sơ môi trường khác

Ngoài những loại hồ sơ môi trường nói trên, các công ty, doanh nghiệp, nhà máy cần có thêm một số loại hồ sơ khác là:

▪️ Sổ chủ nguồn thất thải nguy hại

▪️Hồ sơ nước thải ra nguồn tiếp nhận

▪️ Báo cáo Công tác Bảo vệ môi trường 

Hồ sơ Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường 

Vai trò của hồ sơ quan trắc

Giúp chủ dự án theo dõi các diễn biến môi trường, tác động tiêu cực phát sinh từ các dự án sản xuất, kinh doanh.
Định kỳ đo đạc, lấy mẫu và phân tích các thông số liên quan đến nước thải, khí thải,… kịp thời phát hiện các sự cố gây ô nhiễm.

Căn cứ lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì?

  • Luật BVMT 2014.
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
  • Thông tư 25/2019/NĐ-CP.

Hồ sơ báo cáo nộp lên cơ quan nào?

Cơ quan đã phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ về môi trường tương đương của dự án, cơ sở;

- Sở Tài nguyên và Môi trường [nơi dự án, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ];

Đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Những doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn chuẩn bị đi vào hoạt động.

Khối lượng chất thải

▪️ Khối lượng chất thải nguy hại từ 120kg/năm trở lên nếu trong thành phần chất thải nguy hại có những yếu tố được chỉ định theo QCVN 07:2009/BTNMT hoặc chất POP [chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy]

▪️ Khối lượng từ 0.6 tấn/năm trở lên đối với các chất thải có thành phần khác

Tuy nhiên, những doanh nghiệp hoặc những doanh nghiệp đã đăng ký Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại thì bắt buộc phải làm hợp đồng thu gom chất thải nguy hại theo quy định của Pháp luật.

Trường hợp phải đăng ký lại Sổ chủ nguồn thải.

Những doanh nghiệp thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với các số lượng chất thải nguy hại đã đăng ký.

▪️ Thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất phát sinh chất thải nguy hại trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải. Hoặc thay đổi chủ nguồn chất thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở.

▪️ Bổ sung thêm cơ sở phát sinh chất thải nguy hại hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký.

▪️ Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý chất thải nguy hại phát sinh nội bộ.

▪️ Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký Sổ chủ nguồn thải nguy hại so với thực tế hoạt động.

Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt
Áp dụng cho các doanh nghiệp, công ty hoặc nhà máy hoạt động tại Việt Nam có những hoạt động liên quan đến khai thác sử dụng nước mặt.

Giấy phép khai thác nước ngầm
Áp dụng cho các doanh nghiệp, công ty hoặc nhà máy hoạt động tại Việt Nam có những hoạt động liên quan đến khai thác sử dụng nước ngầm.

Hồ sơ xả thải nguồn tiếp nhận
Áp dụng cho các doanh nghiệp, công ty hoặc nhà máy hoạt động tại Việt Nam có những hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước trực tiếp.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng mang đến những thông tin hữu ích cho Quý công ty, doanh nghiệp.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG GREENVIEW chuyên tư vấn các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp với giải pháp hiệu quả và tiện ích nhất. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp tiếp đoàn thanh tra trong trường hợp cơ quan nhà nước đến kiểm tra miễn phi

Với đội ngũ tư vấn nhiệt tình, nhiều năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ hỗ trợ các thủ tục hồ sơ được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả, đầy đủ với chi phí hợp lý nhất. Nếu có bất cứ nhu cầu hay khó khăn gì về mảng môi trường, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 035 7678 493 [Ms Thanh] hoặc 0901 199 598 [Ms.Phương] để được hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề đơn vị mình đang gặp phải

Tổng hợp các hồ sơ môi trường theo quy định mới

Kể từ khi Nghị định 40/2019/NĐ-CPThông tư 25/2019/TT-BTNMT ra đời, thì hàng loạt quy định sửa đổi và bổ sung khiến nhiều doanh nghiệp khá hoang mang về việc lập các hồ sơ môi trường.

Hiểu được các băn khoăn cũng như lo lắng của Khách hàng. Nay Công ty Môi trường Ánh Dương xin gửi đến Quý Khách hàng những thông tin cần thiết về các hồ sơ môi trường mà cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ cần phải thực hiện theo QUY ĐỊNH MỚI

XEM TẠI ĐÂY: [CẬP NHẬT MỚI NHẤT] TỔNG HỢP HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP CẦN CÓ THEO LUẬT MÔI TRƯỜNG 2020

A.  TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỚI, ĐẦU TƯ MỞ RỘNG, NÂNG CÔNG SUẤT

Trước khi triển khai xây dựng dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tùy từng quy mô, ngành nghề sẽ tiến hành lập các hồ sơ môi trường như sau:

  • 1.  Đánh giá tác động môi trường

Áp dụng đối với các Dự án thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 13/05/2019.

  • ►  Xin chi tiết về hồ sơ này: Tại đây
  • 2.  Kế hoạch Bảo vệ Môi trường

Áp dụng đối với các Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất thuộc đối tượng quy định tại Cột 5 Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 13/05/2019.

  • ►  Xin chi tiết về hồ sơ này: Tại đây
  • 3.  Báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

Áp dụng đối với các Dự án thuộc đối tượng quy định tại Cột 4 Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 13/05/2019.

Thời gian thực hiện: sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đã cam kết trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt trước đó.

  • ►  Xin chi tiết về hồ sơ này: Tại đây

B. SAU KHI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Sau khi đi vào hoạt động chính thức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các hồ sơ môi trường như:

  • 1.  Quan trắc môi trường định kỳ 

Thực hiện định kỳ theo cam kết trong Hồ sơ môi trường [Đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch Bảo vệ môi trường, Đề án Bảo vệ môi trường Chi tiết,…] hoặc theo Thông tư 04/2015/TT-BTNMT quy định tiêu chí xác định Cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

  • 2.  Báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

Được quy định tại thông tư 25/2019/TT – BTNMT. Báo cáo này tích hợp các loại báo cáo định kỳ hằng năm của Doanh nghiệp như: Báo cáo quan trắc môi trường, Báo cáo quan trắc tự động, Báo cáo quản lý CTNH, Báo cáo quản lý CTSH, Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, Báo cáo quản lý phế liệu, Báo cáo khai thác khoáng sản.

  • ►  Xin chi tiết về hồ sơ này: Tại đây
  • 3.  Sổ chủ nguồn thải hoặc Báo cáo quản lý Chất thải nguy hại [CTNH] lần đầu
  • ►  Đối tượng phải thực hiện Sổ chủ nguồn thải CTNH

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh Chất thải nguy hại > 600 kg/năm bắt buộc phải lập Sổ chủ nguồn thải CTNH theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về Quản lý Chất thải nguy hại.

  • ►  Xin chi tiết về hồ sơ này: Tại đây
  • ► Đối tượng phải thực hiện Báo cáo quản lý CTNH lần đầu 
  • ♦     Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm.
  • ♦     Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hằng năm với tổng số lượng không quá 600 kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô hữu cơ khó phân hủy [POP] theo quy định tại Công ước Stokholm về các chất hữu cơ khó phân hủy.
  • ♦     Cơ sở dầu khí ngoài biển.
  • 4.  Hồ sơ xả thải nước thải ra nguồn tiếp nhận 

Áp dụng đối với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc xả thải vào nguồn nước tiếp nhận > 5 m3/ngày.đêm theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước và < 5 m3/ngày.đêm đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

  • ►  Xin chi tiết về hồ sơ này: Tại đây
  • 5.  Hồ sơ xin khai thác nước dưới đất

Áp dụng đối với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có các hoạt động liên quan đến việc khai thác nước dưới đất > 10 m3/ngày.đêm theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

  • ►  Xin chi tiết về hồ sơ này: Tại đây
  • 6.  Hợp đồng vận chuyển, xử lý Chất thải nguy hại 

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại gọi chung là Chủ nguồn thải CTNH, phải ký hợp đồng để chuyển giao CTNH với tổ chức, cá nhân có Giấy phép hành nghề Quản lý CTNH.

Công ty Môi trường Ánh Dương đang tư vấn và thực hiện các Hồ sơ môi trường sau:

-------------------- ♦ O ♦ --------------------

Liên hệ ngay với Ánh Dương, để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH ÁNH DƯƠNG VINA

TRỤ SỞ: Số 118/22/2 Đường số 6, Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh

VPĐD: Số 67 Đường 26, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh

XƯỞNG CƠ KHÍ: ĐT824, Ấp 8, Xã Lương Hòa, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An

Fanpage: //www.facebook.com/moitruonganhduong.vn/

Email:

Hotline: 0942 195 533

Video liên quan

Chủ Đề