Hướng dẫn nộp thuế tndn tạm tính

Kê khai và nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Vậy việc nộp thuế TNDN tạm tính trong công ty cổ phần hiện nay được quy định thế nào?

1. Doanh nghiệp nộp thuế TNDN tạm tính để làm gì?

Kê khai và nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của công dân [doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức].

Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] được hiểu là khoản thuế định kỳ hàng năm cơ quan nhà nước thu trực tiếp từ doanh nghiệp. Loại thuế này được tính dựa trên thu nhập tính thuế của doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên, không ai có thể dự đoán trước được chính xác doanh thu trong 01 năm kinh doanh để nộp thuế hoặc trong năm đó có phát sinh thuế phải nộp hay không, mức đóng cụ thể là bao nhiêu... Do vậy, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập theo từng quý [gọi là Thuế TNDN tạm tính] để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế bám sát thực tiễn phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo nguồn thu huy động kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.

Hướng dẫn nộp thuế TNDN tạm tính trong công ty cổ phần [Ảnh minh họa]

2. Hướng dẫn nộp thuế TNDN tạm tính trong công ty cổ phần

2.1 Mức thuế phải nộp

Theo Khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

Trước đây, nghị định 126/2020/NĐ-CP yêu cầu doanh nghiệp phải tạm nộp từ 75% tổng số thuế TNDN trong 03 quý đầu năm. Song, quy định này khiến nhiều công ty gặp khó khăn khi tiến hành nộp thuế tạm tính quý 3.

Cụ thể, giả sử việc kinh doanh trong quý 3 không tốt [dẫn đến mức thuế TNDN tạm tính thấp] nhưng kết quả kinh doanh của quý 4 công ty lại bứt phá hơn so các quý trước, nên sau khi tính toán lại, mức thuế TNDN tạm tính trong 03 quý đầu thấp hơn 75% tổng số thuế TNDN cả năm mà công ty cần nộp. Từ đây, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro bị phạt do khai không đúng dẫn đến nộp thiếu tiền thuế, chậm nộp thuế.

Do vậy, ngoài việc nâng mức thuế tạm nộp tối thiểu của cả năm lên 80%, Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 91/2020/NĐ-CP còn nêu rõ:

- Tính đến 30/10/2022, công ty cổ phần đã tiến hành tạm nộp thuế TNDN của 03 quý đầu bằng ít nhất 75% số thuế phải nộp theo quyết toán năm thì không áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp từ 80% trong 04 quý.

- Tính đến 30/10/2022, công ty cổ phần có số thuế TNDN của 03 quý đầu đủ tối thiểu thấp hơn 75% thì được áp dụng tỷ lệ tạm nộp 04 quý không thấp hơn 80% số thuế phải nộp nếu không tăng thêm số tiền chậm nộp.

*Lưu ý:

Trường hợp công ty cổ phần bị áp dụng hình thức xử phạt do chậm nộp thuế và được giảm tiền chậm nộp khi áp dụng quy định mới theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP thì phải có Văn bản đề nghị điều chỉnh giảm tiền chậm nộp gửi Chi cục thuế nơi phát sinh tiền chậm nộp.

2.2 Hình thức nộp thuế

Công ty cổ phần nộp thuế tạm tính tại Kho bạc Nhà nước ở địa phương hoặc thông qua các Ngân hàng thương mại có cung cấp dịch vụ thu ngân sách nhà nước.

3. Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính

Căn cứ nội dung Điều 55, Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.

Bên cạnh đó, theo Điểm b Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP [được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP]:

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính được hiểu như sau:

- Hạn cuối cùng để doanh nghiệp nộp thuế TNDN cá nhân của năm trước là ngày 30/01 của năm sau đó;

- Kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 04 [sau ngày 30/01] đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước [trước ngày 31/03], công ty phải nộp tiền chậm nộp thuế TNDN [nếu có] tính trên số thuế nộp thiếu.

Trên đây là những nội dung cơ bản về việc nộp thuế TNDN tạm tính trong công ty cổ phần theo luật mới nhất. Nếu còn thắc mắc, xin mời quý khách hàng liên hệ với LuatVietnam để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Trường hợp người nộp thuế nộp cho các khoản thuế đã được thông báo về ID khoản phải nộp thì lập Giấy nộp tiền như thế nào?

Căn cứ Công văn 1483/TCT-KK năm 2023 triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp [ID] do Tổng cục Thuế ban hành

Tại đây

Trong trường hợp người nộp thuế nộp cho các khoản thuế đã được thông báo về ID khoản phải nộp, việc lập Giấy nộp tiền trên ứng dụng eTax phân hệ dành cho tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại điểm 2a khoản 2 tiểu mục II Mục B Phụ lục 02 Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1483/TCT-KK năm 2023 như sau:

Bước 1: Người nộp thuế [NNT] đăng nhập vào hệ thống eTax và chọn chức năng “Nộp thuế”, chọn tiếp “Lập giấy nộp tiền”.

Hệ thống hiển thị màn hình chọn ngân hàng nộp thuế và tra cứu thông tin số thuế phải nộp gồm các thông tin về Ngân hàng, Loại nghĩa vụ, Mã hồ sơ

Bước 2: NNT lựa chọn ngân hàng nộp thuế và lựa chọn truy vấn thông tin số thuế phải nộp như sau:

- Thông tin “Ngân hàng”: hệ thống hiển thị danh sách ngân hàng của NNT đã đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử thành công.

- Thông tin “Loại nghĩa vụ”: hệ thống hiển thị cho NNT chọn “Tất cả nghĩa vụ phải nộp” hoặc chọn “Nghĩa vụ tài chính về đất” hoặc chọn “Lệ phí trước bạ phương tiện”.

- Thông tin “Mã hồ sơ”: hệ thống yêu cầu nhập nếu NNT lựa chọn truy vấn nghĩa vụ tài chính về đất hoặc lệ phí trước bạ phương tiện.

Bước 3: NNT nhấn “Truy vấn” thì hệ thống xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả theo điều kiện tra cứu:

- Trường hợp không có dữ liệu thỏa mãn: Hệ thống hiển thị thông báo “Không có dữ liệu thỏa mãn điều kiện tra cứu”.

- Trường hợp có dữ liệu thỏa mãn: hệ thống hiển thị danh sách kết quả tra cứu gồm 3 mục A, B và C:

+ Mục A: Các khoản thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:

+ Mục B: Các khoản thu khác thuộc NSNN trừ tiền chậm nộp, tiền phạt

+ Mục C: Khoản thuế đang chờ xử lý

Trong đó các cột hiển thị như sau:

- Thông tin “Thứ tự thanh toán”: hiển thị thứ tự thanh toán của khoản phải nộp.

- Thông tin “Cơ quan thu”: hiển thị tên cơ quan thu đang theo dõi khoản phải nộp của NNT.

- Thông tin “Số tờ khai/ Số quyết định/ Số thông báo/ID khoản nộp”: hiển thị mã ID khoản phải nộp, trường hợp khoản phải nộp nghĩa vụ tài chính về đất thì hiển thị số Quyết định.

- Thông tin “Kỳ thuế/ Ngày quyết định/ Ngày thông báo”: hiển thị Kỳ thuế với khoản phải nộp theo hồ sơ khai thuế, hiển thị ngày quyết định hoặc ngày thông báo của các khoản nộp theo quyết định, thông báo.

- Thông tin “Tiểu mục”: hiển thị theo mã - tên tiểu mục tương ứng của khoản phải nộp.

- Thông tin “Số khung”: hiển thị số khung của phương tiện [Đối với khoản phải nộp về lệ phí trước bạ phương tiện].

- Thông tin “Số máy”: hiển thị số máy của phương tiện [Đối với khoản phải nộp về lệ phí trước bạ phương tiện].

- Thông tin “Số tiền”: hiển thị số tiền của khoản phải nộp.

- Thông tin “Loại tiền”: hiển thị loại tiền của khoản phải nộp.

- Thông tin “Mã chương”: hiển thị mã chương của khoản phải nộp.

- Thông tin “ĐBHC”: hiển thị mã - tên địa bàn hành chính nơi phát sinh khoản phải nộp.

- Thông tin “Hạn nộp”: hiển thị hạn nộp của khoản phải nộp.

- Thông tin “Số tiền đã nộp tại NHTM”: hiển thị số tiền đã được ngân hàng thông báo nộp thành công đối với chứng từ đã nộp.

- Thông tin “Mã tham chiếu gốc”: hiển thị mã tham chiếu hồ sơ gốc của khoản phải nộp [nếu có].

- Thông tin “Ngày gia hạn”: hiển thị ngày gia hạn của khoản phải nộp.

- Thông tin “Trạng thái”: hiển thị trạng thái của từng dòng nghĩa vụ.

- Thông tin “Chọn khoản nộp”: hệ thống hiển thị nút tích, cho phép NNT tích chọn nộp theo khoản nộp hệ thống đã gom hoặc các khoản nộp chi tiết.

Bước 4: NNT xem xét và tích chọn khoản thuế muốn nộp tại Cột “Chọn khoản nộp”.

- Đối với các khoản nộp thuộc mục “A. Các khoản thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”

Trường hợp 1: NNT tích chọn dòng khoản phải nộp đã gom, nhấn “Tiếp tục”, hệ thống hiển thị màn hình lập GNT đã được điền sẵn các thông tin:

+ Số tờ khai/Số quyết định/Số thông báo/Mã định danh hồ sơ [ID]: trong đó ID khoản gom hiển thị mặc định là số hệ thống tự sinh duy nhất 16 ký tự

+ Kỳ thuế/Ngày quyết định/Ngày thông báo: hiển thị mặc định 00/12/9999.

+ Các thông tin Cơ quan thu, Tiểu mục, Số tiền, Loại tiền, Mã chương tự động hiển thị theo khoản nộp đã gom, không cho sửa.

Trường hợp 2: NNT tích chọn các dòng khoản nộp chi tiết và nhấn “Tiếp tục”.

Hệ thống kiểm tra thứ tự thanh toán của khoản phải nộp, NNT phải thanh toán theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

+ Trường hợp khoản phải nộp NNT chọn không đúng thứ tự thanh toán, hệ thống hiển thị cảnh báo để NNT chọn lại.

+ Trường hợp khoản phải nộp NNT chọn đủ điều kiện thanh toán, hệ thống tự động hiển thị màn hình lập Giấy nộp tiền đã được điền sẵn các thông tin:

++ Cơ quan thu, KBNN, Số tờ khai/Số quyết định/Số thông báo/Mã định danh hồ sơ [ID], Kỳ thuế/Ngày quyết định/Ngày thông báo, Tiểu mục, Mã chương, Số tiền, Loại tiền tự động hiển thị theo khoản nộp đã chọn.

++ NNT được chọn lại KBNN phù hợp với hướng dẫn của cơ quan thuế và sửa số tiền. Các thông tin khác không sửa.

- Đối với các khoản nộp thuộc mục “B. Các khoản thu khác thuộc NSNN trừ tiền chậm nộp, tiền phạt”

+ NNT chọn một hoặc nhiều khoản phải nộp, nhấn “Tiếp tục”, hệ thống tự động hiển thị màn hình lập Giấy nộp tiền đã được điền sẵn các thông tin:

++ Cơ quan thu, KBNN, Số tờ khai/Số quyết định/Số thông báo/Mã định danh hồ sơ [ID], Kỳ thuế/Ngày quyết định/Ngày thông báo, Tiểu mục, Mã chương, Số tiền, Loại tiền.

++ NNT được chọn lại KBNN phù hợp với hướng dẫn của cơ quan thuế và sửa số tiền [trừ số phải nộp về lệ phí trước bạ phương tiện]. Các thông tin khác không sửa.

- Đối với các khoản nộp thuộc mục “C. Khoản thuế đang chờ xử lý”: NNT căn cứ tình hình theo dõi nghĩa vụ thuế của mình để lựa chọn nộp/không nộp các khoản đang được cơ quan thuế xử lý nêu tại Nhóm này.

Bước 5: NNT chọn “Hoàn thành” để hệ thống hiển thị Giấy nộp tiền, NNT kiểm tra, xác nhận chuyển tiếp các bước ký và gửi Giấy nộp tiền đến ngân hàng phục vụ NNT theo quy trình hiện hành hoặc NNT chọn “Thiết lập lại” để quay lại Bước 1.

Tổng cục Thuế hướng dẫn lập Giấy nộp tiền theo mã ID khoản phải nộp tại eTax phân hệ dành cho tổ chức, doanh nghiệp?

Trường hợp NNT nộp cho các khoản tạm nộp hoặc không tìm thấy khoản phải nộp tương ứng hoặc thông tin khoản phải nộp chưa đúng thì thực hiện lập Giấy nộp tiền theo mã ID khoản phải nộp như thế nào?

Căn cứ điểm 2a khoản 2 tiểu mục II Mục B Phụ lục 02 Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1483/TCT-KK năm 2023.

Trường hợp NNT nộp cho các khoản tạm nộp hoặc không tìm thấy khoản phải nộp tương ứng hoặc thông tin khoản phải nộp chưa đúng thì thực hiện lập Giấy nộp tiền theo mã ID khoản phải nộp như sau:

Bước 1: NNT đăng nhập vào hệ thống eTax và chọn chức năng “Nộp thuế”, chọn tiếp “Lập giấy nộp tiền”.

Hệ thống hiển thị màn hình chọn ngân hàng nộp thuế và tra cứu thông tin số thuế phải nộp gồm các thông tin về Ngân hàng, Loại nghĩa vụ, Mã hồ sơ

Bước 2: NNT nhấn “Tạm nộp”, hệ thống hiển thị màn hình lập Giấy nộp tiền tạm nộp

Trên màn hình lập Giấy nộp tiền bổ sung 2 nút tích:

+ “Tạm nộp thuế TNDN/ Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ”.

+ “Các loại thuế khác”.

Bước 3: NNT nhập thông tin nội dung khoản nộp ngân sách

- Trường hợp NNT chọn nút tích “Tạm nộp thuế TNDN/ Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ” thì hệ thống yêu cầu NNT chỉ được chọn các tiểu mục về thuế TNDN hoặc Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ.

- Trường hợp NNT chọn nút tích “Các loại thuế khác”, hệ thống yêu cầu NNT lựa chọn khoản phải nộp phát sinh từ tờ khai hoặc thông báo hoặc quyết định.

+ Khi chọn “Tờ khai”: Bắt buộc chọn tờ khai trong danh mục tờ khai.

+ Khi chọn “Số quyết định/Số thông báo”: Bắt buộc nhập Số, ngày quyết định/Số Thông báo.

Hệ thống kiểm tra thông tin NNT nhập, nếu trùng với thông tin hệ thống đã ghi nhận về số thuế phải nộp theo ID thì hệ thống hiển thị cảnh báo: “Khoản phải nộp của NNT đã được cấp ID, đề nghị NNT kiểm tra và nộp theo ID”, NNT phải lập GNT theo trường hợp có ID.

Bước 4: NNT chọn “Hoàn thành” để hệ thống hiển thị Giấy nộp tiền, NNT kiểm tra, xác nhận chuyển tiếp các bước ký và gửi Giấy nộp tiền đến ngân hàng phục vụ NNT theo quy trình hiện hành hoặc NNT chọn “Thiết lập lại” để quay lại Bước 1.

Khi nào cần nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính?

Thuế TNDN tạm tính là khoản tiền thuế DN tạm đóng hàng tháng, hàng quý căn cứ vào kết quả kinh doanh của DN. Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Nộp tờ khai thuế TNDN khi nào?

- Doanh nghiệp nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.

Tạm nộp thuế TNDN 2023 bao nhiêu phần trăm?

Về nộp thuế TNDN quý 4/2022, đến ngày 30/1/2023, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp 80% thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm. Nộp tờ khai quyết toán thuế năm 2022 và nộp thuế theo quyết toán chậm nhất ngày 31/3/2023.

Khi nào không phải nộp tờ khai thuế TNCN?

- Tháng nào không chi trả thu nhập thì không phải nộp tờ khai. Nếu có chi trả thu nhập mà không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải nộp tờ khai. - Không phải nộp tờ khai trắng nếu không chi trả thu nhập/ Không phát sinh khấu trừ thuế TNCN.

Chủ Đề