Hướng dẫn viên du lịch phải có mặt trước thời gian nhận khách ở sân bay ít nhất bao lâu

Nên ra sân bay là trước 120 phút đối với chặng nội địa và 180 phút với chặng quốc tế. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng hình thức check in, bạn sẽ được khuyên một mức thời gian khác nhau nữa đó nha.

Nên đến sân bay trước giờ bay mấy tiếng?

Để tránh tối đa những trường hợp ra sân bay quá muộn, không kịp làm thủ tục, trễ chuyến, hoặc tới sân bay quá sớm phải ngồi đợi liền mấy tiếng đồng hồ,... bạn đã bao giờ thử tìm hiểu nên đến sân bay trước mấy tiếng chưa? Thông thường, thời gian được cho là hợp lý để ra sân bay là trước 120 phút đối với chặng bay nội địa và 180 phút với chặng bay quốc tế.

Bên cạnh đó, mong muốn mang đến sự thuận tiện và thoải mái nhất cho hành khách, ngoài việc thông báo giờ ra sân bay cụ thể, các hãng hàng không thường gợi ý thêm một số hình thức làm thủ tục check in nhanh chóng giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian đứng xếp hàng ở sân bay. Cụ thể:

 

Nên đến sân bay trước mấy tiếng?

Nên ra sân bay trước mấy tiếng nếu đã check in online

Check in online [hay còn gọi là check in trực tuyến] được cho là giải pháp khá nhanh gọn của cả 4 hãng hàng không nội địa là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways. Với hình thức này, bạn chỉ việc sử dụng bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, truy cập vào website hãng và tiến hành tự làm thủ tục tại nhà trong vòng 24 tiếng trước chuyến bay. Bạn cũng có thể tự do lựa chọn chỗ ngồi, các dịch vụ ăn uống, hành lý mua thêm khi check in online. Tuy nhiên, hình thức check in trực tuyến này tối đa một lần chỉ được thực hiện cho 9 hành khách và hiện mới triển khai tại 3 sân bay quốc tế lớn là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng thôi nha. Về mặt nên ra sân bay trước mấy tiếng khi đã check in online ở nhà, bạn có thể cân nhắc có mặt ở phi trường trước từ 45 - 60 phút là được nha.

Hiện nay, hình thức làm thủ tục trực tuyến được rất nhiều hãng hàng không áp dụng cho cả chuyến bay nội địa và quốc tế. Tuy nhiên khi check in online, có một số lưu ý nhỏ mà bạn phải nhớ đó là: 

- Những hành khách đi cùng trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai sẽ không được làm thủ tục bằng hình thức này.

- Hành khách check in online [làm thủ tục trực tuyến] sẽ không được hỗ trợ hoàn trả hay đổi vé

- Hành khách có đặt thêm các dịch vụ: hành lý ký gửi, xe lăn, xe đẩy,.. sẽ không được làm thủ tục bằng hình thức trực tuyến này.

- Sau khi hoàn tất thủ tục trực tuyến, hành khách phải tự in thẻ với thông tin rõ ràng hoặc trình mã code để xuất trình khi đến cửa an ninh.

Nên ra sân bay trước mấy tiếng nếu làm thủ tục tại Kiot

Các thao tác làm thủ tục check in tại Kiot khá giống với check in online. Tuy nhiên điểm khác biệt là bạn sẽ làm trực tiếp tại máy đặt ở sân bay chứ không phải truy cập vào website của các hãng hàng không tại nhà. Kiot thông thường trông gần giống như cây ATM, hiện nay những kiot này đã được đặt tại các sân bay lớn như sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,... Tuy nhiên, làm thủ tục check in theo hình thức này hành khách cũng cần lưu ý một số điểm như: Hình thức này không áp dụng đối với những hành khách có yêu cầu đặc biệt về hành lý ký gửi, xe lăn, xe đẩy, hành khách sẽ không được hoàn vé hay thay đổi thông tin, và hành khách đi cùng trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cũng không được thực hiện theo hình thức này. Khi check in bằng hình thức này hành khách phải có mặt ở sân bay tối thiểu là 60 phút trước giờ bay dự kiến.

 

Check in tại Kiot tại sân bay

Nên ra sân bay trước mấy tiếng nếu check in tại sân bay

Đây là hình thức check in truyền thống và phổ biến nhất bởi hành khách sẽ đưa trực tiếp thông tin vé máy bay, giấy tờ tùy thân cho nhân viên soát vé tại sân bay. Hình thức này tuy mất nhiều thời gian nhưng tính sai sót sẽ được hạn chế tối đa. Các hãng hàng không thường khuyên hành khách nên có mặt tại sân bay trước 120 phút đối với chặng bay nội địa và 180 phút với chặng bay quốc tế để đảm bảo các thủ tục được chính xác nhất.

Những lời khuyên của hãng hàng không về thời gian ra sân bay

Tại những sân bay lớn hoặc những chuyến bay quốc tế, các hãng hàng không vẫn hỗ trợ hành khách làm thủ tục check in bằng ba hình thức trên. Tuy nhiên, hành khách nên làm thủ tục trực tiếp tại sân bay, bởi hình thức đặt vé máy bay và check in online/ kiot rất dễ gây sai sót, và nếu có sai sót do thao tác, hành khách phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Vì vậy, hãy tranh thủ ra sân bay trước từ 2 đến 3 tiếng, chấp nhận chờ đợi xếp hàng làm thủ tục sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa những rủi ro không đáng có nha.

Khi làm thủ tục tại sân bay, bạn nên có mặt tại sân trước từ 2 - 3 tiếng, đề phòng các trường hợp khẩn cấp như quên giấy tờ, tắc đường, những vấn đề phát sinh về hành lý,... để có thời gian xử lý chính xác nhất.

Có rất nhiều hình thức giải trí ở sân bay như check in, đi mua sắm,... Tại nước ngoài, các gian hàng trong sân bay đa số đều là cửa hàng miễn thuế. Chính vì vậy, bạn có thể tha hồ mua sắm hàng xịn với mức giá siêu hời. Thế nên ra sân bay sớm một chút, tranh thủ chụp hình shopping là một ý kiến không tồi phải không?

Trên đây, mình có đề cập đến vấn đề nên ra sân bay trước mấy tiếng đối với từng hình thức check in khác nhau. Hãy cố gắng sắp xếp công việc để có thời gian làm thủ tục hợp lý nhất nhé.

Len Ninh + Daisy Ng

Nguồn ảnh: Internet 

  Dưới đây, xin giới thiệu ví dụ khi người nhập cảnh đến sân bay Nội Bài. Xin lưu ý có trường hợp thủ tục sẽ khác nhau tùy vào sân bay đến.
 

[1] Sau khi đến sân bay

a. Xuất trình và xác nhận nội dung giấy xác nhận xét nghiệm PCR.v.v. âm tính  Xin vui lòng chuẩn bị giấy xác nhận âm tính được cấp tại Nhật Bản [nêu tại mục 3. [5] trên] vì cán bộ phụ trách sẽ yêu cầu xuất trình.  Xin lưu ý không được làm mất hoặc để bị thu hồi giấy xác nhận âm tính.  Việc xác nhận khai báo y tế sẽ khác nhau tùy theo sân bay đến và ngày đến.v.v.

b. Kiểm tra nhập cảnh

 Xác nhận nội dung ghi trên hộ chiếu.  Ngoài ra, xin vui lòng chuẩn bị giấy cấp phép nhập cảnh [mục 3. [2] ➂nêu trên] vì có trường hợp cán bộ phụ trách yêu cầu xuất trình.   Sau khi hoàn tất tất cả thủ tục của người xin visa khi đến [Visa on Arrival] thì mới bắt đầu kiểm tra nhập cảnh đối với toàn bộ hành khách [có trường hợp có quy trình khác]

c. Lấy hành lý

 Lấy hành lý từ băng truyền, để lên xe đẩy và đợi ở xung quanh băng truyền cho đến khi nhân viên của hãng hàng không có hướng dẫn.

d. Hải quan

 Người nhập cảnh có gửi hành lý riêng [chủ yếu bằng đường biển] hoặc đem theo nhiều tiền mặt cần nộp “Tờ khai Hải quan”.

e. Di chuyển đến cơ sở cách ly

 Người nhập cảnh chờ cán bộ kiểm dịch hướng dẫn, di chuyển đến cơ sở cách ly bằng xe buýt chuyên dụng.v.v. do cơ sở cách ly chuẩn bị theo lối đi riêng.    Người nhập cảnh được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ toàn thân khi di chuyển.  Có trường hợp phun thuốc khử khuẩn hành lý xách tay trước khi di chuyển đến cơ sở cách ly.  

f. Những nội dung khác

 Các dịch vụ hỗ trợ tại sân bay như xe đẩy dành cho trẻ em, xe điện chưa được hoàn thiện. Có trường hợp các thủ tục tại sân bay kéo dài trên 1 tiếng.  Xét đến nguy cơ lây nhiễm tại sân bay đến, trong xe ô tô di chuyển về cơ sở cách ly [khách sạn], đề nghị người nhập cảnh thực hiện các biện pháp phòng dịch thích hợp [đeo khẩu trang, tránh tập trung, sát khuẩn tay.v.v.]. 

[2] Cách ly 14 ngày

a. Thời gian cách ly  Thời gian cách ly tại cơ sở cách ly [khách sạn] sau khi nhập cảnh vào Việt Nam thay đổi tuỳ thuộc vào việc người nhập cảnh đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin. Cần phải có giấy chứng nhận âm tính bằng xét nghiệm PCR trong bất cứ trường hợp nào.

➀Trong trường hợp người nhập cảnh v.v.. đã tiêm vắc xin


 Trong trường hợp gười đã tiêm vắc xin hoặc người đã từng nhiễm SAR-Cov-2 và đã khỏi bệnh nhập cảnh, nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định thì thời gian cách ly tại cơ sở cách ly [khách sạn] ngắn nhất là 7 ngày và tiếp tục theo dõi sức khoẻ 7 ngày tại nơi ở [hoặc khách sạn]. Chi tiết xin vui lòng tham khảo công văn 6288/BUT-MT ngày 4 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế về về “Giảm thời gian cách ly y tế tập trung đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19” [Bản gốc, Bản dịch tham khảo].  Việc áp dụng công văn này của Bộ Y tế là khác nhau tuỳ theo cơ quan chức năng của tỉnh thành nơi quản lý cơ sơ cách ly. Xin vui lòng xác nhận cụ thể với cơ quan chức năng. Dưới đây là trường hợp của Thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

 Tại Hà Nội, trong trường hợp người nhập cảnh nộp bản sao hoặc bản gốc của giấy chứng nhận tiêm chủng [*] cùng với kế hoạch cách ly khi làm thủ tục nhập cảnh, thời gian cách ly tập trung sau khi nhập cảnh sẽ là 7 ngày và tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà trong 7 ngày [Công văn số 2681/UBND-KGVX của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 8 năm 2021] [Bản gốc, Bản dịch tham khảo] . Xin vui lòng lưu ý rằng có khả năng cơ quan chức năng yêu cầu người nhập cảnh phải nộp bản gốc.

 Tại Hải Phòng, người nhập cảnh đã tiêm vắc xin cũng không được rút ngắn thời gian cách ly tập trung, tất cả đối tượng nhập cảnh đều được yêu cầu cách ly tập trung 14 ngày kể cả có tiêm hay không tiêm vắc xin [nội dung xác nhận vào ngày 17 tháng 9].

[*] Xin vui lòng tham khảo trang Web của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi về cách thức đăng ký “Giấy chứng nhận tiêm chủng”( //www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/vaccine_certificate.html ).

 

➁Trường hợp trẻ em nhập cảnh


 Trường hợp gia đình nhập cảnh có bố mẹ đã tiêm vắc xin và con chưa tiêm vắc xin, thời gin cách ly tại cơ sở cách ly [khách sạn] là 7 ngày, cách ly tại nhà hoặc khách sạn là 7 ngày và 14 ngày theo dõi sức khoẻ tại nhà hoặc khách sạn. Về chi tiết, xin vui lòng tham khảo “các biện pháp cách ly phòng, chống Covid-19 đối với trẻ em” tại công văn số 7020/BYT-MT ngày 25 tháng 8 [Bản gốc, bản dịch tham khảo]. Ngoài ra, việc áp dụng công văn này có thể khác nhau tuỳ theo tỉnh, thành địa phương nơi quản lý cơ sở cách ly. Xin vui lòng xác nhận với cơ quan chức năng.  Trong công văn nêu trên có quy định về cách ly tại nhà trong trường hợp trẻ em nhập cảnh một mình và có bố mẹ đang cư trú tại Việt Nam  

➂Nội dung khác

 Trường hợp không thuộc ➀ và ➁ nêu trên, thời gian cách ly là 14 ngày tại cơ sở cách ly [khách sạn], sau đó tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà - nơi ở trong vòng 14 ngày. Các quy định sau khi cách ly là khác nhau tuỳ theo tỉnh, thành nơi người nhập cảnh đến làm việc hoặc cư trú.

b. Cơ sở cách ly [khách sạn]

 Trong thời gian lưu trú tại cơ sở cách ly [khách sạn], người nhập cảnh không được ra khỏi phòng. Đề nghị không đi vào bất cứ nơi nào khác ngoài phòng của mình theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và khách sạn. Ngoài ra, đề nghị theo dõi sức khỏe của bản thân trong suốt thời gian cách ly.    Ngoài ra, tùy theo chủ trương và tình hình của cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam mà cơ sở cách ly, thời gian cách ly [bao gồm cả việc kéo dài thời gian cách ly], cách thức thực hiện cách ly v.v.có thể thay đổi.

c. Xét nghiệm PCR 

 Về nguyên tắc, xét nghiệm PCR v.v.được thực hiện ít nhất 2 lần trong thời gian cách ly  Tuy nhiên, thời điểm và số lần xét nghiệm PCR v.v.có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực quản lý cơ sở cách ly v.v.. Xin vui lòng xác nhận với cơ quan chức năng [Sở Y tế của tỉnh, thành quản lý nơi có cơ sở cách ly] về việc vận dung trên thực tế.  Đôi khi cơ quan chức năng không thông báo kết quả xét nghiệm trong trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính.  

d. Khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính

 Khi nhận kết quả xét nghiệm PCR dương tính, người nhập cảnh sẽ nhập viện và cách ly chữa bệnh tại cơ sở y tế do Chính phủ Việt Nam chỉ định cho đến khi khỏi bệnh. Đề nghị người nhập cảnh di chuyển đến cơ sở y tế chuyên môn để điều trị theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Khi đó, đề nghị liên hệ tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam [hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản] và công ty cung cấp dịch vụ y tế [trường hợp đang ký hợp đồng]  Ngôn ngữ được sử dụng tại bệnh viện là tiếng Việt. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ công ty nơi người nhập cảnh làm việc [cung cấp phiên dịch y tế, thanh toán viện phí v.v.].  

e. Khi có vấn đề về sức khỏe

 Mỗi ngày người nhập cảnh sẽ được xét nghiệm thân nhiệt 2 lần. Trong trường hợp thân nhiệt cao trên 37,5 độ, có trường hợp được chuyển đến bệnh viện tại địa phương do tỉnh, thành phố chỉ định dù cho kết quả xét nghiệm PCR là âm tính. Xin lưu ý vì có trường hợp người nhập cảnh không giữ được sức khỏe sau chuyến bay dài và do những mệt mỏi trong quá trình cách ly.  Đề nghị người nhập cảnh báo ngay với phía khách sạn khi cảm thấy có bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác. Ngoài ra, nên trao đổi với với công ty cung cấp dịch vụ y tế v.v.trong trường hợp cần thiết.  Ngôn ngữ tại bệnh viện là tiếng Việt. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ công ty nơi người nhập cảnh làm việc [cung cấp phiên dịch y tế, thanh toán viện phí v.v.].  

f. Kết thúc thời gian cách ly


 Sau khi kết quả các lần xét nghiệm PCR theo quy định đều âm tính và kết thúc thời gian cách ly , cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam sẽ cấp “Giấy chứng nhận hoàn tất thời gian cách ly”. Tùy theo từng khu vực, cũng có trường hợp được cấp “Giấy chứng nhận âm tính”.

[3]  Sau khi hoàn tất thời gian cách ly [thời gian theo dõi sức khỏe] 

 Trong thời gian 14 ngày sau khi hoàn tất thời gian cách ly, người nhập cảnh sẽ chịu sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan chức năng dựa theo các Công điện số 597/CD-BCD về việc thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tập trung và quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 [bản gốc, bản dịch tham khảo] và Công điện số 600/CD-BCD [bản gốc, bản dịch tham khảo] đề ngày 5/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19. Đề nghị người nhập cảnh thông qua nơi làm việc của mình, nhanh chóng liên hệ với cơ quan chức năng quản lý nơi làm việc và nơi cư trú [ví dụ Ủy ban Nhân dân, Bộ Y tế] để xác nhận và tuân thủ nội dung hướng dẫn của các cơ quan này.  Ngoài ra, như nội dung đã nêu trên, ngày 4 tháng 8 năm 2021 Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành công văn với nội dung rút ngắn thời gian cách ly tập trung còn 7 ngày và thời gian theo dõi sức khoẻ tại nhà tiếp theo đó là 7 ngày đối với người nhập cảnh đã tiêm vắc xin và thoả mãn một số điều kiện nhất định. Trong trường hợp trẻ chưa tiêm vắc xin [chưa đủ 18 tuổi] nhập cảnh cùng cha mẹ [đã tiêm vắc xin], thời gian cách ly tập trung tại cơ sở cách ly [khách sạn] là 7 ngày, 7 ngày cách ly tại nơi ở và tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà 14 ngày.    Trong thời gian theo dõi sức khỏe, về nguyên tắc người nhập cảnh không được ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Theo Công điện, nếu bắt buộc ra khỏi nhà, nơi lưu trú vì công việc hoặc mục đích cần thiết khác thì phải bảo cho công an, y tế địa phương. Việc áp dụng quy định này khác nhau tùy khu vực sinh sống. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng xác nhận với Sở Y tế của khu vực sinh sống.    Trường hợp ra khỏi nhà, nơi lưu trú, ngoài việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách, tránh tập trung, thông thoáng không khí, tự theo dõi sức khỏe bản thân, ghi chép danh sách người tiếp xúc gần, người nhập cảnh cần tránh tiếp xúc với người xung quanh và hạn chế đi đến những nơi đông người    Thực hiện xét nghiệm PCR vào ngày thứ 7 tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung. Trường hợp người nhập cảnh cảm thấy có bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác thì đề nghị  nhanh chóng điện thoại liên hệ tới cơ quan y tế, công ty cung cấp dịch vụ y tế, Bộ Y tế và đường dây nóng của CDC v.v. Khi đó, quan trọng là phải nêu rõ mình đang trong thời gian 7 ngày sau khi hoàn tất cách ly.    Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp về các biện pháp áp dụng trong thời gian theo dõi sức khỏe trên từng địa bàn của Tp.Hà Nội. Đây là thông tin tại thời điểm xác nhận, vì vậy xin vui lòng tự xác nhận về các biện pháp áp dụng mới nhất [xin lưu ý về việc nội dung có thể thay đổi tùy vào tình hình lây nhiễm COVID-19.v.v.].

・Các biện pháp áp dụng trong thời gian theo dõi sức khỏe tại Tp.Hà Nội [thông tin tham khảo]

Video liên quan

Chủ Đề