Khách hàng bán lẻ là gì


Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của bán lẻ

như sau:





Hàng hóa được mua với mục đích tiêu dùng , không mang tính thương



mại do đó hàng hóa đã được trao đổi không còn cơ hội để quay lại thị trường.

Đồng thời người mua hàng cũng là người tiêu dùng cuối cùng. Đây chính là đặc

điểm cơ bản nhất của bán lẻ.



Khách hàng chủ động và độc lập trong quyết định mua hàng. Thông

thường đối với hoạt động bán lẻ, người bán hàng không có quá trình thăm dò nhu

cầu trước khi tiếp xúc với người tiêu dùng. Khách hàng có khả năng tài chính, có

động cơ mua hàng cụ thể và có quyết định tương đối độc lập.



Hàng hóa đa dạng và phong phú: Phần lớn các nơi bán lẻ cung cấp

nhiều loại hàng hóa khác nhau, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vừa

tăng cường hiệu quả kinh doanh trong từng kỳ. Trong các cửa hàng chuyên doanh,

tùy theo từng chủng loại sản phẩm, nhà sản xuất còn đa dạng hóa thành nhiều mặt

hàng có kích cỡ, chất lượng, màu sắc, kiểu dáng khác nhau để khách hàng có

nhiều sự lựa chọn của khách hàng.

I.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thị trường bán lẻ

Trước khi làm rõ khái niệm về thị trường bán lẻ, tôi xin được đưa ra khái

niệm về thị trường.

Trong kinh tế chính trị học thị trường là lĩnh vực lưu thông, ở đó hàng hóa

thực hiện được giá trị của mình tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Định nghĩa này

muốn khẳng định một điều là giá trị của hàng hóa chỉ có thể thực hiện được thông

qua hoạt động trao đổi, hoạt động trao đổi ấy được diễn ra trong quá trình lưu

thông một trong những khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.

Trong Marketing khái niệm về thị trường cũng dựa trên nền tảng là sự trao

đổi. Theo Philip Kotler : Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thực sự

hay những người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm.



4



Tóm lại, thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ mà các

chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau, để xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ và số

lượng giao dịch. Thị trường là một thuật ngữ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu

thông hàng hóa và có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường. Nhìn chung, nói

đến thị trường trước hết là nói về địa điểm, và rộng hơn nữa là không gian mua bán

trao đổi, là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, nói đến sự trao đổi mua

bán các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất.

Dựa vào định nghĩa về thị trường và đặc điểm cơ bản nhất của lĩnh vực bán

lẻ đó là hàng hóa được mua với mục đích tiêu dùng , không mang tính thương mại

có thể rút ra Thị trường hàng hóa bán lẻ là thị trường mà người mua và người bán

tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hóa ,dịch vụ tiêu

dùng và không còn cơ hội quay trở lại thị trường

Theo quan điểm của GS.TS Hoàng Đức Thân trong cuốn Tổ chức và kinh

doanh trên thị trường hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam thì Thị trường hàng hóa

bán lẻ bao hàm toàn bộ các hoạt động nhằm bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu

dùng cuối cùng để tiêu dùng cá nhân

Từ định nghĩa về thị trường bán lẻ ta thấy thị trường bán lẻ có một số đặc

điểm như sau:

Sau khi hàng hóa được mua bán, trao đổi ở thị trường bán lẻ thì hàng

hóa không còn cơ hội quay lại thị trường vì hàng hóa bán ra ở thị trường bán lẻ là

nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng.

Thị trường bán lẻ có rất nhiều hình thức và cạnh tranh rất mạnh mẽ.

Thị trường bán lẻ hàng hóa đươc nhiều thành phần kinh tế trong mỗi quốc gia cùng

tham gia hoạt động, tiến hành kinh doanh theo nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau,

cách thức bán hàng đa dạng và linh hoạt. Vì vậy cạnh tranh trong thị trường bán lẻ

diễn ra rất gay gắt giữa những người bán hàng, các cửa hàng, các công ty hay các

tập đoàn,



Thị trường hàng hóa bán lẻ là nơi cung cấp số lượng lớn hàng hóa và



phong phú về chủng loại cũng như nhãn hiệu. Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra các



5



hoạt động phục vụ mục đích tiêu dùng cuối cùng của người mua hàng do đó để

thỏa mãn được nhu cầu rất đa dạng và rất lớn của người tiêu dùng đòi hỏi một số

lượng rất lớn hàng hóa và phong phú về mặt chủng loại. Khác với các công ty sản

xuất chỉ kinh doanh một vài chủng loại của một vài nhóm sản phẩm, các công ty

bán lẻ lại kinh doanh tập hợp các mặt hàng khác nhau của rất nhiều nhãn hiệu hàng

hóa khác nhau để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn tùy theo sở thích của mỗi

người.

I.2



Cấu trúc thị trường bán lẻ

Từ cách hiểu về thị trường bán lẻ là nơi mà người mua và người bán tác động



lẫn nhau, trao đổi với nhau ta có thể phân loại thị trường bán lẻ thành hai nhóm

chính đó là thị trường hữu hình và thị trường vô hình. Trong thị trường hữu hình,

người mua và người bán gặp gỡ , trao đổi trực tiếp với nhau ở các địa điểm cung

cấp hàng hóa, dịch vụ hữu hình như các chợ, đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại..

Trong thị trường vô hình, người mua và người bán không trực tiếp gặp gỡ nhau mà

thông qua các tiến bộ của công nghệ thông tin như internet, điện thoại và địa

điểm cung cấp hàng hóa dịch vụ cũng là những địa điểm vô hình như các trang web

mua bán trên mạng điển hình như ebay.com, amazon.com, enbac.com Hình thức

mua bán qua mạng trên thế giới đã phát triển từ rất lâu nhưng ở Việt Nam chỉ mới

nổi lên trong những năm gần đây với tốc độ phát triển rất nhanh chóng và đã hình

thành thị trường bán lẻ vô hình rất sôi động, phong phú với đầy đủ các loại mặt

hàng. Ưu điểm nổi bật của thị trường này đó chính là tốc độ giao dịch lớn và chi phí

mua hàng thấp. Nhược điểm của thị trường này đó là thiếu độ tin cậy do người mua

và người bán không trực tiếp gặp gỡ nhau và rủi ro do bảo mật thông tin còn rất lớn.

Thị trường bán lẻ vô hình hiện nay đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của các nhà bán

lẻ tuy nhiên thị trường bán lẻ hữu hình vẫn đóng vai trò lớn khó lòng thay thế. Do

đó, trong khuôn khổ bài khóa luận tôi xin đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc của thị trường

bán lẻ hữu hình.



6



Bộ phận chính của thị trường bán lẻ hữu hình là các tổ chức bán lẻ có quy mô

như trung tâm mua sắm, đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện lợi,

cửa hàng chuyên doanh, chợ truyền thống, chợ chuyên doanh... Bên cạnh đó còn

một bộ phận rất nhỏ đó là hình thức bán rong, nó không gắn với một địa điểm cố

định hoặc một cửa hàng nhất định. Thương mại bán rong bao gồm những người bán

hàng tại nhà; những người đến tận các hộ gia đình để giới thiệu và bán hàng; những

người bán hàng ở các chợ cuối tuần, chợ tết; bán hàng ở đường phố và các xe bán

hàng chủ yếu là hàng thực phẩm và các hàng tươi sống, cũng có thể là các xe bán

nhiều mặt hàng ở những nơi mà mạng lưới bán lẻ thưa thớt . Sau đây tôi sẽ đi sâu

vào các tổ chức bán lẻ chính trong thị trường bán lẻ hữu hình.

Chợ truyền thống: Chợ truyền thống ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài

người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên

phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Hàng hóa

trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của

mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác. Mỗi chợ thường bao gồm nhiều

dãy gian hàng khác nhau. Mỗi gian hàng có thể bày bán một loại hàng khác nhau

hoặc tất cả các gian hàng trong chợ cùng bán một thể loại hàng giống nhau.

Cửa hàng tiện lợi: là loại hình bán lẻ cung cấp sự tiện lợi cho khách hàng;

quy mô nhỏ; hàng hóa và dịch vụ kinh doanh chủ yếu là những thứ thiết yếu nhất

với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của con người; thời gian kinh doanh dài,...

Cửa hàng chuyên doanh : bán mặt hàng đặc trưng cho ngành hàng, hoặc

định hướng vào nhóm nhu cầu với phạm vi lựa chọn lớn hơn, phẩm cấp và giá cả

khác nhau với các dịch vụ bổ sung. Có thể chia cửa hàng chuyên doanh thành các

loại:

+ Cửa hàng chuyên ngành chuyên bán một mặt hàng hoặc một nhóm hàng hóa,

như cửa hàng giày thể thao, đồ golf, cửa hàng đồ chơi,...

+ Cửa hàng đại lý độc quyền chuyên bán hoặc được uỷ quyền bán một nhãn hiệu

hàng hóa chủ yếu nào đó.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ: là loại hình tổ chức bán lẻ triển khai nhiều cửa hàng

theo chuỗi. Cửa hàng chuỗi là một trong một loạt cửa hàng giống nhau [thương



7



Video liên quan

Chủ Đề