Khoảng cách giữa hai thế hệ là gì

Khoảng cách giữa hai thế hệ

1. Khoảng cách thế hệ là gì?

Khoảng cách thế hệtrong tiếng Anh làGeneration Gap. Khoảng cách thế hệlà những khoảng cách ngăn cách suy nghĩ và tư tưởng của hai thế hệ khác nhau.

Karl Mannheim đã ghi nhận sự khác biệt giữa các thế hệ về cách thanh niên chuyển sang tuổi trưởng thành và nghiên cứu các cách thức mà các thế hệ tách mình ra khỏi nhau, trong gia đình và trong các tình huống và khu vực xã hội [chẳng hạn như nhà thờ, câu lạc bộ, trung tâm người cao tuổi và trung tâm thanh thiếu niên].

Lý thuyết xã hội học về khoảng cách thế hệ lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng vào những năm 1960, khi thế hệ trẻ [sau này được gọi là những đứa trẻ bùng nổ] dường như đi ngược lại tất cả những gì mà cha mẹ họ đã tin tưởng trước đây về âm nhạc, giá trị, quan điểm của chính phủ và chính trị cũng như thị hiếu văn hóa. Các nhà xã hội học hiện nay gọi “khoảng cách thế hệ” là “sự phân biệt tuổi tác theo thể chế”. Thông thường, khi bất kỳ nhóm tuổi nào trong số này tham gia vào hoạt động chính của nó, các thành viên cá nhân bị cô lập về mặt thể chất với những người thuộc thế hệ khác, ít có sự tương tác qua các rào cản tuổi tác ngoại trừ ở cấp độ gia đình hạt nhân.

Cụ thể hơn, khoảng cách thế hệ được sử dụng để mô tả sự khác biệt trong hành động, niềm tin và thị hiếu được thể hiện bởi các thành viên của thế hệ trẻ hơn, so với các thế hệ lớn tuổi hơn.

Đặc điểm Khoảng cách thế hệ

Khoảng cách thế hệlà một khái niệm rất rộng và đa dạng, có thể sử dụng khi bàn luận về các vấn đề chính trị, giá trị và văn hóa.

Trong khi khoảng cách thế hệ đã được phổ biến trong tất cả các giai thoại lịch sử, thì qui mô hay độ rộng của khoảng cách thế hệ được giãn nở nhiều nhất trong thế kỉ 20 và 21.

Xem thêm: Sự thay đổi trong doanh nghiệp là gì? Bản chất và phân loại sự thay đổi?

Khoảng cách thế hệđóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì, để thành công, các công ty phải tìm cách cân bằng giữa nhu cầu và quan điểm của các khác hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau của mình.

Các doanh nghiệp phải nhận thức được thực tế rằng việc thay đổi các đặc điểm nhân khẩu học trên cơ sở khách hàng, bao gồm cả giới của khách hàng thường xuyên, có thể tác động mạnh đến chu kì kinh doanh và lợi nhuận của họ.

Như vậy, ta có thể nhận định rằng khoảng cách thế hệ được hiểu chính là sự khác biệt trong suy nghĩ, hành động giữa thế hệ phổ biến nhất ở trong gia đình có nhiều thế hệ như ông bà, bố mẹ và con cháu. Ngoài ra, khoảng cách hế hệ còn được thấy trong môi trường làm việc như công ty, doanh nghiệp giữa cấp trên, cấp dưới và thành viên trong công ty cũng tương tự như gia đình, bên cạnh nền tảng kiến thức thì mỗi thế hệ sẽ có cách làm việc riêng biệt.

Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ

Hạnh Phúc Gia ĐìnhPosted On Thứ năm, 15 Tháng 10 2009 21:45

Trung Nguyễn

Có một con số thống kê về tình trạng gia đình của người tị nạn Đông Dương tại Hoa Kỳ như người Việt Nam, Lào, Campuchia, Hmong, và người Hoa khiến chúng ta là các bậc phụ huynh phải suy nghĩ là cứ ba gia đình thì một gia đình có con bỏ nhà đi hoang, còn không, dù sống chung dưới một mái nhà thì cũng không ít mâu thuẫn xung đột giữa cha mẹ và con cái. Đây là một thực trạng hết sức đau buồn vì chúng ta rời bỏ quê hương đi tìm tự do, hơn nữa cho con cái có một tương lai rực rỡ nhưng không ngờ rằng có ngày chúng ta mất mát hay xa cách những đứa con yêu dấu như vậy. Tại sao con em chúng ta lại muốn rời bỏ gia đình để sống lang thang vô định? Có phải các em không muốn ở dưới quyền kiểm soát của cha mẹ? Chúng ta cùng đến với các em để lắng nghe như thế nào.

Một cô gái khoảng 18 tuổi, bực dọc cho biết: “Cha mẹ cháu dường như không hiểu gì về cháu, chỉ muốn cháu vâng lời một cách tuyệt đối như đứa bé. Luôn luôn la rầy khi cháu lầm lỗi nhưng lại không bao giờ chỉ bảo cho biết phải nên làm gì. Đòi hỏi phải học giỏi, kiếm điểm cao, nhất là lên án kịch liệt cách ăn mặc thời trang của cháu. Cấm cháu có bạn trai, thậm chí không muốn lắng nghe một lời giải thích. Chiếc áo mặc sao qua khỏi đầu… Có lẽ họ quên rằng, cháu đã 18 tuổi và có lối sống riêng cho mình…Cha mẹ luôn luôn có cái nhìn chín chắn do rút tỉa biết bao kinh nghiệm nơi cuộc sống, đó là điều tất nhiên, nhưng trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay, những quan điểm của cha mẹ và con cái cần được phân định rõ ràng. Những gì còn phong kiến, hủ lậu thì loại bỏ, tu chỉnh, những gì tiến bộ thì nên được khuyến khích.”

Một em trai khác cũng thổ lộ: “Cha mẹ cháu chẳng bao giờ quan tâm đến cháu. Có rất nhiều chuyện cháu muốn trình bày với cha mẹ để mong tiếp nhận một vài lời khuyên, nhưng dường như họ không có thời gian dành cho cháu vì tờ mờ sáng thì đã ra khỏi nhà, rồi đến tối mới trở về. Dù họ cho cháu nhiều tiền và nghĩ rằng như thế là đủ nhưng cháu thực sự cảm thấy lạc lõng ngay giữa chính gia đình. Cháu luôn luôn chống chế lại mọi ý kiến của cha mẹ để họ phải chú ý đến cháu … Có quá nhiều mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái”, và: I get left out of the family, nobody pays attention to me; I want to be part of the family, but I can’t. What do I do? [Em bị loại khỏi gia đình, không ai thèm để ý đến em, em muốn là một thành phần của gia đình nhưng không được. Vậy, em phải làm gì?].

Thật ra, những câu chuyện đại loại như trên chúng ta thường nghe thấy nhan nhãn trong đa số gia đình người Việt định cư tại hải ngoại, và vấn đề nầy cũng không gì mới lạ, đã hiện diện trong nếp sống con người từ lâu nhưng thể hiện rõ ràng hơn kể từ khi xã hội càng văn minh phát triển, nhu cầu sinh hoạt đa dạng. Đó là giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi luôn luôn có một khoảng cách nhất định. Danh từ Generation Gap nghĩa là Khoảng Cách Thế Hệ [mỗi thế hệ cách nhau từ 20-40 năm để người trẻ tuổi lớn lên trở thành người lớn tuổi], và từ ngữ nầy được các xã hội Âu Mỹ sử dụng vào thập niên 1960. Còn theo Tự điển Oxford định nghĩa Generation Gap là sự khác biệt về thái độ giữa những người ở thế hệ khác nhau. Theo bác sĩ Nguyễn Ý Đức cho biết thái độ [attitude] bao gồm sự suy nghĩ và thấy thế nào về một sự việc hoặc một người nào đó. Như là:

- khác biệt quan điểm về nếp sống hoặc thiếu sự hiểu biết lẫn nhau giữa lớp thanh niên và lớp già

- khác biệt tuổi tác giữa những người ở giai đoạn khác nhau của cuộc đời

- khác biệt thế hệ, giữa những người sinh trưởng trong thời gian khác nhau, hình thành trong điều kiện xã hội khác nhau

- khác biệt về tâm lý, hành động và đối xử

Như vậy, giữa người lớn tuổi và trẻ tuổi luôn luôn có những khác biệt nhất định, và chính những khác biệt nầy tạo nên khoảng cách và ngày càng đưa đẩy hai thế hệ xa dần nhau hơn. Trong câu chuyện Mái Ấm Gia Đình hôm nay, chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân nào đã tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái? Có thể hóa giải, hàn gắn, hay thu ngắn được khoảng cách giữa hai thế hệ, cha mẹ và con cái không?

Những Nguyên Nhân Tạo Ra Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ

1. Văn hóa

Trong thời đại và xã hội nào cũng đều có khoảng cách giữa thế hệ già và trẻ, tuy nhiên khoảng cách trong các gia đình người Việt hải ngoại có tính chất mãnh liệt hơn vì bắt nguồn từ sự va chạm giữa hai nền văn hóa: cổ truyền Á Đông và Tây Phương. Theo văn hóa cổ truyền Á Đông, cha mẹ có toàn quyền trên con cái như trong bài viết: Hai Thế Hệ - Một Ước Mơ của tác giả Thiên Phúc: “Nền giáo dục cổ truyền Á Đông dựa trên căn bản quyền uy ‘con cãi cha mẹ trăm đường con hư’ đã trở thành chân lý bất biến, khỏi tranh luận, nêu bằng chứng, lý giải gì cả. Từ quan niệm nầy, một số cha mẹ đã can thiệp cứng rắn vào mọi quyết định của con cái từ cách ăn, nếp nghĩ đến việc học hành và giao tế.” Còn văn hóa Tây Phương, con cái được tôn trọng, được phép bày tỏ ý kiến của mình dù khác ý với cha mẹ, và tự chủ trong việc định hướng sự nghiệp tương lai của mình.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ khi định cư sinh sống ở hải ngoại vẫn lưu giữ thể hiện những phong tục tập quán của quê hương, dân tộc qua ngôn ngữ, cách phục sức, ăn uống, các sinh hoạt trong gia đình hay ngoài xã hội, còn các em rời quê nhà lúc còn tuổi thơ, những hình ảnh, kỷ niệm về quê hương hầu như đã phai mờ hay không có, rất dễ dàng thu thập những cái hay cái lạ của xứ người. Do đó, giữa cha mẹ và con cái khó tìm được một điểm chung để trò chuyện hay chia sẻ tâm tình với nhau, nên cha mẹ lo lắng nghĩ rằng mình đã mất con nên nghiêm khắc, dùng uy quyền và kỷ luật để níu kéo con cái trở lại với mình, như thế lại vô tình đưa đẩy con cái đi xa mình hơn.

Em B. tâm tình: “Bố mẹ cháu không cho cháu chơi với những người bạn nhuộm tóc và trang điểm vì cho thế là hư hỏng, nhưng các bạn ấy chỉ muốn làm đẹp mình hơn thôi chứ các bạn vẫn luôn chăm học, không đua đòi.” Cháu cho rằng mình đã 20 tuổi, bạn bè cũng đồng lứa tuổi vậy, nên chúng cháu có quyền chọn cho mình cách sống mà vẫn học tốt, thân thiện với người khác. Bố mẹ không nên cấm đoán như thế.

2. Tuổi tác

Khi con cái đến tuổi trưởng thành thì phần đông cha mẹ đã bước vào tuổi xế chiều, do đó suy nghĩ, hành động, quan niệm sống, cách diễn tả tình cảm, tâm trạng giữa cha mẹ và con cái khác nhau. Và do tuổi đời chồng chất, tích lũy được những hiểu biết, kinh nghiệm nên cha mẹ nhìn con người, cuộc sống, xã hội với cái nhìn chín chắn, dè dặt, thận trọng, trong khi con cái trẻ khỏe, đầy nhiệt huyết, tự tin, hăng say, tự ái nên cha mẹ và con cái khó ngồi lại với nhau để tâm tình, chia sẻ. Có những người suốt đời là thầy dạy ở trường, cố vấn cho bao thanh niên nhưng lại không thể hướng dẫn, chỉ bảo con mình được. Nếu họ cứ nghĩ mình già dặn, kinh nghiệm, khôn ngoan mà con cái dưới mắt họ còn bé bỏng, dại dội thì không bao giờ phá vỡ được những mâu thuẫn nầy. Trứng không thể nào khôn hơn vịt!

Một bạn trẻ than thở: “Tụi cháu là bạn bè sau đó thương mến nhau, yêu nhau. Mọi việc thật thuận lợi vì hai gia đình không phản đối. Sau đó, cháu trình bày với cha mẹ là tiến đến hôn nhân, nhưng cha mẹ phản đối kịch liệt: “Con bao nhiêu tuổi, kiếm được bao nhiêu tiền một tháng mà bày đặt chuyện lấy vợ?” Cháu giải thích, đối với cha mẹ chúng cháu còn nhỏ dại nhưng cháu với D. đã trên 25 tuổi, có trách nhiệm bảo vệ tình yêu và xây dựng hạnh phúc cho nhau. Cuộc khẩu chiến luôn bất bất phân thắng bại.

3. Môi trường sinh sống

Vì sinh kế mà cha mẹ đã rời nhà từ sáng sớm khi con còn ngon giấc, đến khi về nhà thì con đã vào phòng riêng. Đến ngày nghỉ cuối tuần thì con cái mãi mê xem TV, phim, chơi game còn cha mẹ thì nghỉ ngơi, đấu láo với bạn bè, đi chợ, sinh hoạt cá nhân. Ngày tháng qua dần đưa đến tình trạng gia đình mà cha mẹ và con cái ít có thời gian, dịp tiện ngồi lại với nhau để trò chuyện, chia sẻ, tuy sống chung một mái nhà nhưng lại là hai thế giới. Hơn nữa, tại các nước văn minh phát triển mạnh, các bậc cha mẹ không có nhiều cơ hội tìm hiểu về các mặt đời sống xã hội hiện tại trong khi con cái ngày càng thích ứng và tiến bộ hơn, thì khoảng cách giữa hai thế hệ lại càng xa dần hơn.

Một đứa trẻ suốt ngày nói tiếng Mỹ ở trường, rồi tư tưởng, ý thức hệ, quan niệm sống do thầy cô, bạn bè, sách vở, cùng những phương tiện thông tin hiện đại cứ thấm dần sâu vào tâm trí, đến khi va chạm, trái ngược với những gì truyền thống của cha mẹ thì cha mẹ giận dữ, nóng nảy, rầy la, than thân trách phận. Kết quả chỉ làm cho mâu thuẫn càng mâu thuẫn, xa cách càng cách xa. Lại có gia đình đến định cư ở Hoa Kỳ thì chọn lựa sinh sống ở khu vực toàn người Mỹ vì e ngại gần gũi người Việt rất phức tạp. Do sống lẻ loi, xa cách cộng đoàn, nên con cái chỉ quen nói tiếng Mỹ, giao du với bạn Mỹ, khi cha mẹ nhận hiểu ra con mình đã hoàn toàn Mỹ hóa và xa lạ với chính bậc sinh thành, thì đã quá muộn. Già néo đứt dây, thôi đành phải ngậm ngùi chấp nhận hoàn cảnh vậy.

4. Tâm sinh lý

Nếu cơ thể tăng trưởng thì tâm tính cũng ảnh hưởng thay đổi theo như đến tuổi thiếu niên, con cái thường không thích gần gũi, và ít muốn nói chuyện với cha mẹ. Các em thích sinh hoạt riêng tư như ở trong phòng, đóng kín cửa, nghe nhạc, không thích không khí quây quần trong bữa ăn chung với cả nhà. Có khi viện cớ bận học hành để tránh mặt những thành viên trong gia đình, không muốn bị ai sai bảo, nhắc nhở. Các bậc cha mẹ tạm chấp nhận những thay đổi của chúng, đừng khư khư cho mình lúc nào cũng đúng, dễ tạo ra mâu thuẫn, mâu thuẫn nầy ầm ĩ, đầu mối cho những mâu thuẫn khác, khoảng cách càng hơn. Nhất là khi con em chúng ta đến tuổi 13, 14, các em không còn hồn nhiên, vui vẻ như trước kia, ngoài việc hay giận và hay thách thức thẩm quyền của người lớn, các em còn có một thay đổi lớn, một nan đề mà nhiều phụ huynh không biết. Nan đề đó là các em thường hay buồn bã, chán nản và chán đời. Trong quyển How To Really Love Your Teenager, bác sĩ Ross Campbell cho biết, tình trạng chán nản hay buồn bã của các em thiếu niên là một cảm xúc phức tạp, tiềm tàng, nhẹ nhàng vì thường cha mẹ và người chung quanh không biết. Tâm trạng chán nản nầy rất nguy hiểm, có thể đưa đến những hậu quả tai hại như thường bắt đầu từ việc nhỏ là không thích đi học đến trốn học, bỏ nhà đi hoang , cho đến việc can dự vào những hành động phạm pháp, và có khi đi đến tình trạng tự tử [Minh Nguyên].

Gia đình chỉ là một môi trường bình thường để con trẻ phát triển mọi mặt về thể chất, tinh thần từ lúc ra đời đến tuổi dậy thì, còn bắt đầu từ tuổi dậy thì, gia đình sẽ không thỏa mãn đầy đủ và kịp thời tất cả những đòi hỏi của các em. Theo bác sĩ Lê Phương Thúy, chuyên khoa tâm thần cho biết:

- những lời dạy bảo của cha mẹ về các lãnh vực đạo đức, nghề nghiệp, tôn giáo, tình yêu, hôn nhân, v.v. không còn là những giáo điều luôn luôn đúng như các em vẫn nghĩ khi còn ở lứa tuổi nhỏ. Các em trở thành hoài nghi, thách đố, biện luận và chống đối.

- ý kiến của thầy cô, học đường, xã hội qua phim ảnh, sách báo bắt đầu có ảnh hưởng quan trọng. Những em nào không có sự giáo dục gia đình vững chắc thường chịu ảnh hưởng nhiều từ thầy cô và xem đây là mẫu mực.

- ý kiến lôi kéo của bạn bè, nhu cầu được chấp nhận “trong nhóm” [fit in]. Đây cũng là một thử thách cho các em làm sao có được một lập trường, một hướng đi phù hợp vói ý muốn riêng, phù hợp với ý cha mẹ mà lại không bị cô lập bởi bạn bè vì quá “cù lần’.

Như vậy qua phân tích các nhân tố trên, chúng ta nhận rõ giữa cha mẹ và con cái luôn luôn có một khoảng cách nhất định nào đó, chính khoảng cách nầy đã gây ra không ít xung đột trong gia đình và có thể ngày càng xa dần hơn. Để có thể hóa giải, hàn gắn hay thu ngắn khoảng cách giữa hai thế hệ, thiết nghĩ cả cha mẹ lẫn con cái không những chấp nhận, cảm thông ở mỗi vai trò của nhau mà còn phải cố gắng, kiên nhẫn, tìm hiểu, để ngày càng thích ứng chan hòa sống vui.

Xin quý vị xem tiếp phần hai vào kỳ sau: Thu Ngắn Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: //www.machsongmedia.com.]

“Khoảng cách” giữa hai thế hệ: Đâu là căn nguyên?

Thứ ba, 30/10/2007 - 15:23

Phải nói ngay rằng, cái gọi là rạn nứt xã hội và khoảng cách giữa những người trong một gia đình, nó đã và đang gây ra rất nhiều những hậu quả khôn lường, mà chỉ khi sự việc vỡ òa mọi người mới đi tìm căn nguyên của nó. Vậy căn nguyên của nó nằm ở đâu, để tìm câu trả lời quả thật là không dễ.

Khi một sự việc đã xãy ra và được dư luận quan tâm như chuyện của Thùy Linh, mọi người mới giật mình trông người mà ngẫm đến ta và mọi vấn đề mới được nghiêm túc nhìn nhận, nhưng nhìn nhận thế nào cho phù hợp và phản ánh không sai lệch sự thật, điều này chưa được bàn tới.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: .

Hơn nữa, tôi dám chắc rằng trong số các nguyên nhân mọi người tìm được, hầu hết là quy cho cái khách quan, cái ngẫu nhiên bên ngoài đã tác động và xem nó như nguyên nhân chính dẫn đến cái đã xãy ra, chứ ít ai lại dám hoàn toàn nhận trách nhiệm về mình [thực tế chuyện của Thùy Linh vừa qua là một minh chứng rõ ràng].

Nguyên nhân chính nằm ở đâu?

Có rất nhiều hướng để đi tìm câu trả lời, nhưng trước hết chúng ta hãy nhìn ở góc độ trong mối quan hệ gia đình, với lối suy nghĩ thuộc thế hệ những người già. Ông, Bà, Bố Mẹ trong suy nghĩ của mình cũng chỉ xem những đứa con dù đã lớn “tồng ngồng” rồi là trẻ con, mà là trẻ con thì chẳng có vấn đề gì phải lo lắng cả, chỉ lo sao kiếm đủ tiền cho chúng nó được ăn uống đầy đủ và học hành đến nơi đến chốn. Vì thế nên cùng với cuộc sống ngày càng khó khăn, họ mải miết với mục tiêu tốt đẹp, có tính lâu dài đó mà quên mất con họ đã lớn chừng nào và đang tham gia vào một xã hội vô cùng phức tạp như Bố Mẹ chúng.

Bị bỏ bê, chẳng được trang bị kỹ lưỡng những kiến thức cần thiết, kinh nghiệm sống lại chẳng có, nên thử hỏi con trẻ làm sao tránh được việcphải “nộp học phí” trong trường đời cho được? Nhưng cái học phí đã đóng ấy lại quá đắt, nó đắt gấp nhiều lần cái mà cả đời người có được.

Vậy làm sao để miễn giảm “học phí” cho các em mới vào đời?

Bố, Mẹ đã không xem con cái là một đối tượng đã được xã hội hóa, nên không tìm cách trang bị cho con những cái con cái mình cần, dẫn đến các bạn trẻ phải đi tìm thông tin ngoài luồng. Nhưng trong nguồn thông tin mà các bạn trẻ tiếp nhận, lại có vô số nguồn, tốt có, xấu có, vấn đề là phân loại và tiếp nhận nó như thế nào, với năng lực nhanh nhạy, nhưng chưa đầy đủ của mình thì làm sao các bạn trẻ gạn được đục để lấy trong. Ngay cả khi ấy, cái sai lầm lớn nhất của họ là lại không xem Bố Mẹ như là một người bạn để có thể thổ lộ, bày tỏ, mà lại nghĩ Bố Mẹ mình, nào là bảo thủ, suy nghĩ không tiến bộ, quan niệm cổ hủ trong hầu hết các vấn đề, đặc biệt là tình yêu, cái thời của các cụ là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, lấy nhau vì nghĩa, chứ đâu như tụi mình mà hỏi.

Từ những suy nghĩ cục bộ, nhận thức không đầy đủ như thế vô hình trung đã làm cho chuyện trong gia đình trở thành chuyện nằm ở ngoài gia đình, còn khi mọi chuyện đã xảy ra thì gia đình chỉ là nơi gánh chịu hậu quả mà thôi. Để những chuyện đau lòng không tiếp tục kéo dài, có lẽ đến lúc chúng ta cần nhận thức một cách đầy đủ về nhau giữa cha mẹ và con cái.

[]

LTS Dân trí - Đây cũng là vấn đề đặt ra từ “khoảng cách” giữa hai thế hệ - cha mẹ và con cái. Đó là khoảng cách về nhận thức, quan niệm; khoảng cách tạo ra vì thiếu sự trao đổi và cách thức trao đổi không tế nhị.

Đất nước ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới, mọi mặt của đời sống xã hội đa đổi thay rất nhiều, mức sống cao hơn, nhiều vùng nông thôn đô thi hóa, phương tiện thông tin tăng vượt bậc… duy chỉ có cách thức nuôi dạy con cái trong gia đình là hầu như không thay đổi, chủ yếu vẫn “chạy” tiền cho con ăn học, để không thua chị kém em. Ít ai quan tâm đến diễn biến tâm lý của tuổi mới lớn, đến những biến động về nhận thức, tâm hồn trước những tác động của các nguồn thông tin rất đa dạng, đa chiều, nhất là lối sống ngoại lai du nhập vào cổ súy cho lối sống cá nhân cực đoan và buông thả.

Với tình hình hình diễn biến phức tạp đó, phần lớn các bậc cha mẹ chưa hiểu con cái mình đang nghĩ gì, thích gì, ham mê gì. Ngược lại, con cái cũng không hiểu cha mẹ, thiếu tôn trọng người sinh ra mình. Vậy thì làm sao cha mẹ có thể giáo dục, hướng dẫn con cái có kết quả.

Đổi mới tư duy và cách thức giáo dục con em trong mỗi gia đình đang là một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các bậc làm cha làm mẹ.

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Tối 4/7, 360 ca Covid-19, cả nước vượt 18.000 ca bệnh

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hoãn thi gấp, cho sinh viên nghỉ Tết chống dịch

Sáng 6/7, 277 ca Covid-19 tại 7 tỉnh thành

Tối 1/6, Bộ Y tế xác nhận 90 ca Covid-19 ở 10 tỉnh thành

Tối 24/5, 96 ca Covid-19, Hà Nội ghi nhận 13 ca mắc

Tối 27/6, 197 ca Covid-19, riêng TPHCM gần 100 trường hợp mắc mới

Tối 9/5, 77 ca Covid-19 lây nhiễm cộng đồng ở 9 tỉnh thành

Quảng Ninh thêm 5 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

Khoảng cách thế hệ

Khái niệm

Khoảng cách thế hệ trong tiếng Anh là Generation Gap.

Khoảng cách thế hệ là những khoảng cách ngăn cách suy nghĩ và tư tưởng của hai thế hệ khác nhau.

Cụ thể hơn, khoảng cách thế hệ được sử dụng để mô tả sự khác biệt trong hành động, niềm tin và thị hiếuđược thể hiện bởi các thành viên của thế hệ trẻ hơn, so với các thế hệ lớn tuổi hơn.

Đặc điểm Khoảng cách thế hệ

Khoảng cách thế hệ là một khái niệm rất rộng và đa dạng, có thể sử dụng khi bàn luận về các vấn đề chính trị, giá trị và văn hóa.

Trong khi khoảng cách thế hệ đã được phổ biến trong tất cả các giai thoại lịch sử, thì qui mô hay độ rộng của khoảng cách thế hệ được giãn nở nhiều nhất trong thế kỉ 20 và 21.

Khoảng cách thế hệ đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bởi vì, để thành công, các công ty phải tìm cách cân bằng giữa nhu cầu và quan điểm của các khác hàng thuộc các nhóm tuổi khác nhau của mình.

Các doanh nghiệp phải nhận thức được thực tế rằng việc thay đổi các đặc điểm nhân khẩu học trên cơ sở khách hàng, bao gồm cả giới của khách hàng thường xuyên, có thể tác động mạnh đến chu kì kinh doanh và lợi nhuận của họ.

Lịch sử của Khoảng cách thế hệ

Thuật ngữ "khoảng cách thế hệ" được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1960. Trong thời gian đó, thế hệ trẻ trong giai đoạn này thường được gọi là thế hệ baby boomers.

Thế hệ baby boomers có một sự khác biệt đáng kể trong niềm tin và suy nghĩ so với thế hệ cha mẹ của họ.

Các nhà xã hội học sử dụng các danh pháp để chỉ các phân khúc thế hệ khác nhau.

Những cá nhân sinh từ năm 1982 đến 2002, phần lớn thuộc thế hệ millennials, được gọi là những người "sống trong công nghệ", vì lực lượng này đã và đang sống với sự tiến bộ công nghệ kĩ thuật số trong suốt cuộc đời của họ, và đây là tất cả những gì họ từng biết.

Ngược lại, các thành viên thuộc thế hệ lớn tuổi hơn, được gọi là "người nhập cư công nghệ", thì có xu hướng ít thoải mái hơn với việc sử dụng công nghệ.

Do sự tồn tại của các khoảng cách thế hệ, các công ty công nghệ thường luôn tiếp thị các sản phẩm khác nhau cho mỗi nhóm khách hàng thuộc các thế hệ khác nhau.

Các phân loại Thế hệ hiện nay

Các thế hệ hiện vẫn còn sống được chia thành 4 nhóm chính.

Mỗi thế hệ đều có những đặc điểm riêng liên quan đến tiếng nói, mức độ ảnh hưởng từ công nghệ, thái độ tại nơi làm việc, ý thức chung và cách sống. Sự khác biệt này được gọi là khoảng cách thế hệ.

- Thế hệ truyền thống

Là những người sống sót sau cuộc Đại suy thoái. Nhóm này có chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đồng đội và nhất quán.

Thế hệ truyền thống có xu hướng tuân theo các qui tắc và tôn trọng các qui định pháp lí. Tại Mỹ, họ là lực lượng giúp định hình nước Mỹ thành một cường quốc kinh tế và quân sự.

- Thế hệBaby Boomer

Thế hệ này chứng kiến sự gia tăng bình đẳng xã hội và kinh tế. Tại Mỹ, thê hệ này trưởng thành khi Mỹ bắt đầu chia tách bởi những quan điểm khác nhau về chính trị, chiến tranh và công bằng xã hội.

Baby Boomers đã tham gia vào nhiều dấu mốc thay đội xã hội lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ trong những năm 1960 và 1970, với Phong trào Dân quyền và Phong trào Phụ nữ.

-Thế hệ X

Sinh ra từ năm 1965 đến năm 1980, thế hệ X lớn lên với nhiều công nghệ mới nổi và sự bất ổn trong thể chế và chính trị.

Lực lượng này chứng kiến những sự kiện bất ổn chính trị nhưng cũng tiếp đón những bước tiến trong công nghệ rất lớn.

Trong thế hệ này, máy in rô-nê-ô được phát triển thành máy photocopy tốc độ cao, máy fax trở nên ít phổ biến hơn do sự ra đời của email. Các máy tính toán nặng nề được thay thế bằng các loại máy tính cầm tay và máy tính thu nhỏ với tốc độ xử lí tương đương.

- Thế hệ Millennial

Ra đời từ năm 1980 đến 1994, thế hệ millennials từ khi chào đời đã luôn bao quanh bởi các dịch vụ truyền hình cáp, máy nhắn tin, máy trả lời, máy tính xách tay và trò chơi video.

Millennials thường gọi là "thế hệ đang trưởng thành", nghĩa là khi trong độ tuổi từ 18 đến 25, dù họ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình nhưng họ vẫn chưa đạt được sự tự lập hoàn toàn.

[Theo Investopedia]

Nghệ thuật phục vụ khách hàng [The Art of Customer Service] là gì? Mưu kế kinh doanh
09-04-2020 Thấu hiểu khách hàng [Know Your Client - KYC] là gì?

Video liên quan

Chủ Đề