Kinh nguyệt kéo dài sau khi phá thai

Rong kinh là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt ở lứa tuổi đang dậy thì. Bị rong kinh phải làm sao? Tình trạng này có phải đang báo hiệu vấn đề gì về sức khỏe?

1. Tại sao phụ nữ bị rong kinh?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày. Tuy nhiên nhiều người xuất hiện tình trạng hành kinh kéo dài trên 7 ngày, không đúng với chu kỳ thì gọi là rong kinh. Bên cạnh đó, khi rong kinh lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt và ra rất nhiều đặc biệt vào ban đêm. Cùng với đó, rong kinh khiến bạn gái thấy mệt mỏi, đau bụng dưới, khó thở, máu vón cục,…

Trước khi bạn muốn xử lý bị rong kinh phải làm sao thì cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra? Theo các chuyên gia, những lý do cơ bản cụ thể sau:

1.1 Do tuổi tác

Rong kinh thường xuất hiện ở đối tượng nữ mới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Ở độ tuổi này, nội tiết tố trong cơ thể chị em có sự thay đổi mạnh mẽ, khiến lượng estrogen tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh nhanh chóng. Điều này làm chu kỳ kinh nguyệt bị kéo dài và lượng máu ra nhiều hơn bình thường.

Rong kinh tùy thuộc theo tuổi tác

1.2 Sử dụng thuốc tránh thai

Phụ nữ bị rong kinh phải làm sao? Việc sử dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc uống thuốc ngừa thai tự ý, không theo chỉ định của bác sĩ cung khiến lượng máu kinh rong dài.

1.3 Bệnh phụ khoa

Theo bác sĩ sản khoa, tình trạng rong kinh còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa khá phổ biến như: viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung dưới niêm mạc,...

1.4 Do phá thai

Sau thời gian phá thai, cơ thể phụ nữ cần có thời gian để buồng trứng, tử cung trở lại quỹ đạo bình thường. Bởi lúc này, vùng niêm mạc tử cung bị tổn thương, nội tiết tố estrogen và progesterone chưa ổn định khiến kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, rong kinh có thể là những biến chứng nguy hiểm sau khi phá thai như bị ứ dịch trong tử cung, viêm nhiễm trong lòng tử cung,… Tất cả những lý do này đều dẫn đến tình trạng rong kinh, rong huyết thường xuyên xảy ra.

1.5 Chế độ sinh hoạt không khoa học

Nhiều bạn nữ có chế độ sinh hoạt không khoa học như ăn uống đồ cay nóng, dầu mỡ, cường độ làm việc căng thẳng, tâm lý không tốt,… khiến nội tiết tố suy giảm. Nó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt gây ra hiện tượng rong kinh. Vậy bị rong kinh phải làm sao để nhanh hết?

Sinh hoạt không khoa học khiến chị em dễ rong kinh

2. Bị rong kinh phải làm sao? Có nguy hiểm không?

Bạn nữ bị rong kinh phải làm sao? Theo các bác sĩ nếu tình trạng rong kinh kéo dài không sớm điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm như:

  • Rong kinh khiến chị em mất nhiều máu, người trở nên mệt mỏi, suy nhược, dễ hoa mắt, chóng mặt, nguy hiểm tính mạng.

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, bạn gái dễ bị bệnh phụ khoa, viêm nhiễm nặng.

  • Với phụ nữ phá thai bị rong kinh kéo dài có thể bị viêm nhiễm cổ tử cung, nguy cơ vô sinh, hiếm muộn sẽ rất cao.

3. Phụ nữ bị rong kinh phải làm sao?

Tình trạng này cần sớm phát hiện để điều trị, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu về sau cho chị em. Vậy phụ nữ khi bị rong kinh phải làm sao?

3.1 Rong kinh ở trường hợp kinh nguyệt thường

Bạn bị rong kinh phải làm sao trong trường hợp đơn thuần mà không có biểu hiện đau bụng, ớn lạnh, sốt,… thì không cần quá lo lắng. Trong lúc này, bạn nên lưu ý:

  • Nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cơ thể, tránh làm việc quá sức, quá căng thẳng.

  • Bị rong kinh phải làm sao khi mất máu quá nhiều? Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin B1, B6, magie, kẽm,... Hạn chế sử dụng chất kích thích, chất có cồn như cà phê, bia, rượu, gia vị cay nồng,…

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ khi bị rong kinh. Sử dụng các dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để làm sạch, tránh nhiễm khuẩn.

  • Bị rong kinh phải làm sao? Sử dụng ngải cứu làm món ăn trong những ngày hành kinh. Trong đông y, ngải cứu có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm lượng máu xấu, giảm đau bụng kinh. Bạn có thể hầm ngải cứu với thịt gà hoặc chiên với trứng để ăn dễ hơn.

  • Tham khảo chuyên gia y tế sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm, hạn chế chảy máu. Nếu tình trạng kéo dài nên đi đến gặp bác sĩ để khám cụ thể và đưa ra phương án điều trị sớm.

Bạn cần nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ

3.2 Rong kinh ở trường hợp phá thai

Nếu bạn vừa phá thai xong bị rong kinh phải làm sao? Những biện pháp chăm sóc sau bạn cần đặc biệt lưu ý:

  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh stress, căng thẳng.

  • Tăng cường bổ sung sắt cho cơ thể bằng thực phẩm ăn hàng ngày như cà rốt, cà chua, đu đủ,… Bên cạnh đó, có thể tham khảo chuyên gia y tế sử dụng thêm viên sắt để hấp thu nhanh chóng hơn.

  • Phá thai bị rong kinh phải làm sao? Kiêng kị thật tốt, tuyệt đối tránh quan hệ tình dục quá sớm sau khi phá thai. Các bác sĩ khuyến cáo, chị em nên kiêng kị ít nhất 2 tháng mới nên quan hệ trở lại.

Nếu rong kinh do sót thai, viêm nhiễm tử cung thì chị em cần thăm khám sớm và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Chị em nên kiêng kị quan hệ sau khi phá thai

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bị rong kinh phải làm sao hy vọng chị em đã trang bị cho mình những thông tin bổ ích nhất. Tuy nhiên, khi có triệu chứng rong kinh tốt nhất bạn nữ nên đi khám và điều trị sớm. Chỉ khi đó, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên đi khám tại đâu thì hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp bạn kiểm tra và điều trị. Hiện nay tại bệnh viện đã có những dịch vụ tân tiến hiện đại bậc về chuyên khoa phụ sản cho chị em phụ nữ như chụp tử cung vòi trứng, chính vì thế nên hãy đến thăm khám sớm nhất có thể để có một sức khỏe sinh sản thật đảm bảo.

Với trên 24 năm kinh nghiệm, là 1 trong những Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 hàng đầu tại Việt Nam, bạn có thể khám theo BHYT tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và phòng khám đa khoa MEDLATEC. Hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 tham khảo các dịch vụ để xét nghiệm tình trạng rong kinh sớm nhất.

Kinh nguyệt không đều sau khi phá thai xảy ra ở khá nhiều chị em. Tuy nhiên việc này cũng là dấu hiệu cảnh báo tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ, cần phải lưu ý vì nó ảnh hưởng xấu đến vùng kín, gây tổn thương và viêm nhiễm.

Chào bác sĩ, năm nay em 26 tuổi, đã kết hôn 1 năm. Em mới đi nạo thai được 3 tháng do mang thai ngoài tử cung. Em đã có kinh 2 lần nhưng sau khi phá thai kinh nguyệt của em không đều. Chu kỳ chỉ cách nhau tầm 20 ngày, lần đầu ra ít, 2 ngày là hết. Lần 2 kéo dài dai dẳng 7-8 ngày. Em rất lo lắng không biết sức khỏe mình có bị ảnh hưởng không? Mong bác sĩ tư vấn giúp! Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn,

Sau khi nạo hút thai, chu kỳ kinh nguyệt của các chị em ít nhiều bị ảnh hưởng trong một thời gian nhất định. 

1. Phá thai bao lâu thì kinh nguyệt quay trở lại?

Phá thai là việc áp dụng các thủ thuật y học nhằm đưa thai nhi khỏi buồng tử cung. Hầu hết các biện pháp phá thai đều tác động tới cơ quan sinh sản của nữ giới, làm cho lớp niêm mạc tử cung, tử cung, buồng trứng… bị tổn thương.

Thông thường, phụ nữ sau khi phá thai kinh nguyệt không đều và phải sau ít nhất 4-8 tuần kinh nguyệt sẽ có trở lại. Bởi đây là khoảng thời gian cần thiết để bộ phận sinh sản của phụ nữ hồi phục cũng như hoạt động bình thường, niêm mạc tử cung được tái tạo, trứng có thể phóng noãn và tạo kinh nguyệt.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào sức khỏe cũng như khả năng tự hồi phục của cơ thể, thời gian kinh nguyệt quay trở lại ở mỗi người là khác nhau. Có trường hợp sau 2 tháng phá thai [thậm chí hơn] nhưng kinh nguyệt vẫn chưa quay trở lại. Ngược lại, cũng có trường hợp kinh nguyệt xuất hiện sau 1 tháng, tuy nhiên chu kỳ kinh tiếp theo lại không đều.

2. Sau khi phá thai kinh nguyệt không đều do đâu?

2.1. Rối loạn nội tiết tố sau khi phá thai

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể nữ giới tăng mạnh để nuôi dưỡng bào thai trong tử cung. Tuy nhiên, việc đột ngột chấm dứt tình trạng thai nghén sẽ khiến cho nội tiết tố bất ngờ chịu ảnh hưởng và chưa thể điều hòa và ổn định ngay lập tức. Đó chính là lý do khiến cho nữ giới sau khi phá thai hoặc sinh con đều gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, các chị em cũng không nên quá lo lắng. Vì nếu kinh nguyệt không đều sau khi phá thai được chỉ đơn thuần được gây ra là do rối loạn nội tiết tố thì nhờ vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, sẽ có thể nhanh chóng cải thiện được.

2.2. Cơ quan sinh sản chưa hồi phục

Việc sử dụng thuốc hoặc các thủ thuật can thiệp ngoại khoa nhằm chấm dứt tình trạng mang thai sẽ tác động ít nhiều đến các cơ quan sinh dục trong cơ thể, đặc biệt là tử cung, cổ tử cung và âm đạo. Trong khi đó, tử cung là nơi sản xuất nội mạc tử cung [khi được đào thải ra ngoài được gọi là máu kinh]. Chính vì vậy, nếu các cơ quan này bị tổn thương sẽ rất khó có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản của mình. Thế nên, các chị em sẽ thấy bị kinh nguyệt  không đều sau khi phá thai.

2.3. Do dính tử cung

Việc nạo phá thai sẽ làm tác động tới tử cung. Vậy nên nếu bạn tiến hành phá thai tại các cơ sở y tế không đáp ứng yêu cầu, trang thiết bị không đảm bảo, bác sĩ không có chuyên môn thì nguy cơ gặp rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật là rất cao. Biến chứng do phá thai không an toàn như: dính buồng tử cung, băng huyết, nhiễm trùng tử cung… Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản mà còn đe dọa tính mạng của thai phụ nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

2.4. Tâm lý bất ổn sau khi phá thai

Dù phá thai do bất kỳ lý do nào cũng khiến chị em cảm thấy buồn bã, lo lắng, mệt mỏi. Thậm chí nhiều người còn cảm thấy mặc cảm, tội lỗi vì làm mất “giọt máu” của mình. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ức chế hoạt động của tuyến yên, vùng dưới đồi - 2 cơ quan có vai trò điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì sự ảnh hưởng này chính là nguyên nhân khiến sau khi phá thai kinh nguyệt không đều.

3. Kinh nguyệt không đều sau khi phá thai có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt không đều sau khi phá thai do bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người phụ nữ. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ sau này do lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương sau phẫu thuật.

Bên cạnh đó, kinh nguyệt không đều sau khi phá thai có thể gây tổn thương vùng kín và có thể dẫn tới các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm, u xơ tử cung...

Ngoài ra, trước và sau khi hút thai, chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với áp lực tâm lý hết sức nặng nề. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, stress, suy nhược cơ thể, chức năng sinh lý suy giảm… dẫn đến mất cân bằng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là chuyện “chăn gối”. Đây là nguyên nhân gây rạn nứt tình cảm vợ chồng.

4. Phụ nữ sau khi phá thai kinh nguyệt không đều phải làm gì?

Nạo hút thai là một vấn đề không được mấy khuyến khích. Quá trình nạo hút thai và sinh hoạt sau khi nạo hút thai của chị em cần có sự quan tâm, theo dõi sát sao của các bác sĩ phụ khoa. Vì thế, nếu bản thân đang ở trong trường hợp này, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám thường xuyên hoặc có liệu trình lâu dài thích hợp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chế độ kiêng khem dưới đây để hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xảy đến với sức khỏe sinh sản và phụ khoa của bản thân:

4.1. Kiểm tra định kỳ sau khi phá thai

Sau khi tiến hành phẫu thuật, chị em cần đến các cơ sở y tế để được theo dõi định kỳ. Từ đó, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng hồi phục, dự đoán biến chứng và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ theo kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

>> Xem thêm: Nơi khám và kiểm tra định kỳ tình trạng kinh nguyệt không đều tốt nhất

4.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Cơ thể phụ nữ sau phá thai bị tác động khá nhiều nên dễ dẫn đến suy kiệt, do đó việc chú ý chế độ ăn uống hợp lý để nhanh chóng hồi phục là điều rất cần thiết. Chị em nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho cơ thể khi chu kỳ kinh nguyệt ra không đều dưới đây:

  • Thực phẩm giàu protein, đặc biệt là cung cấp cho cơ thể chất sắt để ngăn ngừa thiếu máu. Những thực phẩm gợi ý cho bạn là: nho, rau dền, rau ngót, táo, bí đỏ...;
  • Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin như trứng, cá, sữa, hoa quả, rau xanh… giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể, ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tích cực bổ sung các loại hạt như: hướng dương, hạt dẻ, óc chó, hạnh nhân, lanh…; khoai lang. Bởi đây là những thực phẩm rất giàu estrogen thực vật, có tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ cho cơ thể, góp phần điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
  • Bổ sung thực phẩm tự nhiên dồi dào axit folic, trong măng tây, nước trái cây, bột ngũ cốc, nấm....
  • Mặt khác, phụ nữ nên kiêng những món ăn có tính hàn nhằm tránh gây ra tình trạng băng huyết hoặc các cơn đau bụng trầm trọng và kéo dài. Cụ thể, chị em cần hạn chế ăn hải sản, đồ chua, rau sống, thức ăn nhiều dầu mỡ,…

4.3. Bổ sung estrogen từ thảo dược

Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều sau phá thai, chị em nên bổ sung estrogen thảo dược như EstroG-100, Remifemin [chiết xuất rễ cây rắn đen], Isoflavone [còn gọi là Genistein, có nhiều trong mầm đậu tương, cỏ ba lá…], cùng các tiền nội tiết tố gồm Pregnenolone [tiền hormone của progesterone], Cao củ sắn dây.

EstroG-100 là estrogen thảo dược được bào chế từ 3 cây thuốc quý của Hàn Quốc là Tục đoạn, Cách sơn tiêu và Đương quy. Được sử dụng hơn 400 năm tại Hàn Quốc và Trung Quốc như một phương thuốc dân gian và chưa ghi nhận một tác dụng không mong muốn nào, đồng thời được FDA Mỹ, Bộ y tế Canada chấp nhận là an toàn.

EstroG-100 đã được chứng minh mang lại tác dụng vượt trội, mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thông thường và rất an toàn, không lo ngại tác dụng phụ như tăng khối lượng tử cung, không gây chảy máu âm đạo, ức chế tế bào ung thư vú, và giúp cải thiện kinh nguyệt hiệu quả.

4.4. Chăm sóc phụ nữ sau phá thai

Bất kỳ phương pháp nạo phá thai nào cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của nữ giới. Chính vì vậy, tuân thủ một số lời khuyên từ các bác sĩ sản khoa có thể đảm bảo an toàn và giúp chị em phục hồi nhanh chóng, bao gồm:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục;
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục
  • Không quan hệ tình dục trong vòng ít nhất một tháng rưỡi sau khi phá thai
  • Chỉ có thai trở lại sau 6 tháng hồi phục;
  • Áp dụng biện pháp tránh thai ngay nếu chưa có kế hoạch sinh con.

Bên cạnh đó, người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng nên ở bên cạnh động viên và quan tâm tới phụ nữ sau phá thai để giúp cô ấy phục hồi sức khỏe cả về thể chất lẫn tâm lý.

Chúc bạn sớm phục hồi sức khỏe, ổn định kinh nguyệt.

Nếu sau khi phá thai kinh nguyệt không đều, bạn hãy gọi ngay 1900.1259 – 0243.993.0899 để được tư vấn miễn phí hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử  

Video liên quan

Chủ Đề