Kỹ năng chơi của trò chơi xây dựng là gì

Hoạt động chiều với trẻ mầm non Môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng tình cảm và kỹ năng xã hội chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ mầm non vàolớp 1. Do đó, mỗi cán bộ giáo viên trường mầm non LiênTrung luôn cố gắng lỗ lực, tâm huyết xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm “Trường lớphọc hạnh phúc” để mỗi ngày đến trường là niềm hạnh phúc của trẻ. Hoạt động chiều tưởng như đơn giản đối với trẻ mầm non. Để đánh thức trẻ sau giờ ngủ trưa, cô bật những đoạn nhạc nhẹ nhàng, đến từng nơi đánh thức trẻ. Cho trẻ tập những vận động nhẹ  sau giờ ngủ trưa. Nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân, cô còn khuyến khích trẻ cất gối, gập chăn, cất chiếu cùng cô. Sau giờ ăn quà chiều các bạn nhỏ được cô giáo cho ôn luyện các bài học, các kỹ năng đã được học và tham gia các trò chơi nhẹ nhàng vừa sức.

Những kỹ năng cần ôn luyệncho trẻ mầm non không chỉ giúp trẻ có khả năng thích nghi tốt. Mà còn giúp bé rèn luyện tính tự giác, tự lập từ nhỏ trẻ thể hiện cá tính của bản thân mạnh mẽ nhất. Các bé sẽ cảm thấy tò mò với mọi thứ và sẽ rất cố gắng để học hỏi những điều mới mẻ. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất để các bậc cha mẹ cũng như thầy cô rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bé.

   

Hình ảnh: Kỹ năng vắt nước cam, gập áo

Trẻ được rèn những kỹ năng khi tham gia vào các trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, kéo co…Cô hướng dẫn tỉ mỉ hơn về cách chơi các trò chơi giúp trẻ hiểu và nắm được cách chơi một cách thành thạo, chơi phải đoàn kết với bạn. Khi trẻ tham gia vào các trò chơi vận động giúp cho trẻ luôn năng động tự tin, có một cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chiều cao cho trẻ. Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ. Khơi gợi và giáo dục cho trẻ thêm yêu quý chính cơ thể của mình, yêu thích rèn luyện sức khỏe hàng ngày.

Hìnhảnh: Tròchơivậnđộng“ Mèođuổichuột”

Trẻ con đượcrèncáckỹnăng vệ sinh: Vệsinhcánhân, vệsinhmôitrường. Thóiquenvệsinhlà biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng… Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động vệ sinh của mình, của bạn… Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần - sống khỏe mạnh

     

Hìnhảnh: Rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ

Ngoài một số hoạt động bắt buộc, cô tổ chức cho trẻ học mọi lúc mọi nơi như trong giờ trẻ chơi tự do, giờ hoạt động chiều. Đây là hoạt động cô dành cho trẻ nhằm củng cố những kiến thức cũ, một số kỹ năng chơi  kỹ năng về cảm xúc mà trước đó trẻ đạt kết quả chưa cao.
Ví dụ:  Ngày hôm qua, cô tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc, chủ đề: “ TG động vật”. Chủ đề nhánh: Một số vật nuôi trong gia đình. Trong trò chơi Đóng vai có chủ đề có trò chơi bán hàng: Bán thức ăn gia súc. Một số trẻ đóng vai nhân viên bán hàng, trẻ biết cách chơi nhưng trong quá trình chơi trẻ còn lung túng, thể hiện vai chưa linh hoạt. Chưa biết cách mời khách hàng, chưa biết cảm ơn khi giao hàng cho khách. Hoặc trong trò chơi xây dựng: Xây trại chăn nuôi. Trẻ thể hiện vai tương đối tốt nhưng trẻ lại lung túng trong việc thiết lập mối quan hệ  với các nhóm chơi khác. Thì trong hoạt động chiều ngày hôm nay,cô củng cố lại kiến thức và kỹ năng thông qua hoạt động. Cô giáo cùng với trẻ trò chuyện, hỏi xem ngày hôm qua các con chơi có vui không, các con chơi những gì? Cô bán hàng có bán được nhiều không? Cô đã biết cảm ơn khách hàng chưa? Rồi cô nhắc trẻ: Khi bán hàng nét mặt phải niềm nở, vui vẻ mời khách, khi giao hàng xong phải biết cảm ơn khách. Còn nhóm xây dựng có một số bác công nhân xây xong công trình mà không biết về nhà bếp để ăn cơm, bị gạch rơi vào chân mà không đi khám bác sĩ. Các con nhớ lần chơi sau, khi làm việc xong phải đi ăn cơm, bị mệt phải đi khám bác sĩ…

 

  

Hìnhảnh: Rèn kỹ năng cho trẻ chơi ở hoạt động góc

Ngoài các hoạt động chính trẻ còn được tham gia vào các lớp năng khiếu như :Lớp tiếng anh, lớp múa, lớp vẽ, lớp võ.

  

Hình ảnh: Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động chiều thường là hoạt động phụ huynh quan sát được con mình đến lớp học cái gì, chơi như thế nào, tạo niềm tin cho phụ huynh thì giáo viên luôn tạo ra sự  thoải mái hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn vui vẻ khi đến lớp cho đến khi phụ huynh  đón về.

Tác giả: Cô giáo Nguyễn Thị Huyền

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Sáng kiến kinh nghiệm: GÓC XÂY DỰNG TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

1. Ý nghĩa Đặc trưng cơ bản của trò chơi xây dựng ở trẻ mầm non

Đặc trưng cơ bản của trò chơi xây dựng ở trẻ mầm non là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ. Từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy… với những hình dạng kích thước khác nhau. Trẻ có thể lắp ghép xây dựng nên những công trình như. Công viên, lăng tẩm.. Hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, hến, ốc, đá, sỏi… trẻ xây nên những vườn trường, vườn cây.

Trong những công trình đó, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng. Mỗi trẻ đều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ

Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng. Đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó cũng là những phẩm chất cần thiết của con người trong thời đại phát triển.

Xem thêm: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non 3 4 tuổi

Đặc trưng cơ bản của trò chơi xây dựng ở trẻ mầm non

2. Những hạn chế trong trò chơi xây dựng

Theo su hướng từ trước đến nay góc xây dựng ở một số trường hợp hoàn toàn không sử dụng cho trò chơi, nhưng là một phần cần thiết cho khung cảnh chơi. Nhưng cũng có trường hợp công trình xây dựng mà trong đó nội dung chỉ đơn thuần là thực hiện một công trình không có mối liên hệ gì với các góc khác. Hình thức đó nếu được lập đi lập lại thường xuyên thì trẻ sẽ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo cuả trẻ

3. Biên pháp khắc phục

Luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ. Trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau như Kmác đã nói: sự phong phú của nhân cách phụ thuộc vào sự phong phú của các mối quan hệ xã hội “. Góc xây dựng ở MG phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc khác khi đó trẻ không những biết đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác:

Khi chơi xây dựng ngoài tạo ra một khuân viên nhất định. Cô còn có thể gợi ý cho tre mở rộng liên kết với các góc khác bằng những con đường nối từ góc này sang góc kia từ khu chợ tới góc gia đình, từ khu vui chơi tới cửa hàng lúc này góc xây dựng làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc khác lại với nhau muốn đi chợ phải đi trên con đường băng qua góc xây dựng muốn đi đến ga cũng có con đường đi đến ga

Tuy nhiên ở trường hợp này các cô có thể gặp khó khăn vì không đủ gạch xây dựng. Để khác phục điều đó các cô có thể lấy những thùng giấy. Hộp sữa, long.. đẻ làm hàng hào đường đi

Ngoài ra để làm phong phú thêm góc chơi. Cô có thể dùng thùng giấy để làm đường hầm cho trẻ chui qua. Hoặc phủ một tấm vải lên hai cổng cũng tạo ra một đường hầm. Cho trẻ đi qua khi muốn tới một nơi nào đó

Đôi khi công trình xây dựng còn phục vụ cho sự khởi đầu của trò chơi đóng vai: VD xây nhà hát bắt đầu cho trò chơi đóng kịch hoặc diễn rối. Xây bến xe bắt đầu cho góc bán vé và đi chơi. Lúc đó trẻ xẽ được chơi ngay trong góc xây dựng bạn mới xây

Góc xây dựng còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình. Sau khi trẻ làm song những sản phẩm từ đó. Trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các nhân vật do chính trẻ tạo ra

4. KẾT LUẬN

Sau 3 năm thực hiện em thấy có những hạn chế như: khoảng trống trong lớp không đủ

  • a. Ưu điểm : các góc chơi theo kiểu cuốn chiếu không bày la liệt ra cùng một lúc
  • b. Trẻ phát triển tính sáng tạo và tự lập rất nhiều
  • c. Trẻ rất hứng thú và chơi rất tích cực
  • d. Hạn chế sự chạy nhảy sô đẩy nhau vì ai cũng phải tự bảo vệ công trình của bạn
  • e. Tận dụng được những nguyên vật liệu phế thải và với nhiều nguyên liệu sẽ khơi gợi tính sáng tạo của trẻ

Với ít ỏi kinh nghiệm nên em chỉ nêu được một số sáng kiến nho nhỏ. Sáng kiến kinh nghiệm này còn rất nhiều thiếu sót. Vì thế mong các cô giúp em hoàn thiện hơn nữa để tiếp tục phục vụ tốt cho các bé và nâng cao tay nghề

Xem thêm: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi

Video liên quan

Chủ Đề