Kỹ thuật Hóa học Bách Khoa chương trình đào tạo

Skip to content

Khi nhắc tới môn hóa học, có lẽ không còn ai xa lạ gì với bộ môn này vì chúng ta đã được làm quen với nó ngay khi còn là học sinh. Tuy nhiên, ngành kỹ thuật hóa học lại không được biết đến như vậy. Bài viết sau xin cung cấp một số kiến thức, thông tin chuyên môn cùng các định nghĩa về chuyên ngành này.

Ngành kỹ thuật hóa học là gì?

Ngành kỹ thuật hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức hóa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm hóa học phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. Ngành này đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: dầu khí, hóa – mỹ phẩm, phân bón nông nghiệp, vật liệu hàng không, môi trường, chế biến thực phẩm, đồ uống… Những Kỹ sư ngành kỹ thuật Hóa học đảm nhiệm vai trò chế tạo, thiết kế, vận hành, điều chỉnh, đánh giá, kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm ở quy mô công nghiệp.

Kỹ thuật hóa học là gì?

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên ngành vững chắc, đáp ứng tốt vai trò của mình trong công việc. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tham gia nghiên cứu, thực hiện các chuyên đề ứng dụng và chế tạo sản phẩm như: Chưng cất các loại tinh dầu, thực hành sản xuất các loại mỹ phẩm cùng một số kỹ năng nghề nghiệp khác.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật hóa học là gì?

Ngành kỹ thuật hóa học có xét tuyển các tổ hợp cụ thể như sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A19: Toán – Vật lý – Bài kiểm tra tư duy [Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa]
  • A20: Toán – Hóa học – Bài kiểm tra tư duy [Thuộc bài kiểm tra tư duy ĐH Bách Khoa]
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • C04: Toán – Ngữ văn – Địa lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

Như vậy, thí sinh đam mê ngành này có cơ hội rộng mở để theo học nhờ tổ hợp xét tuyển đa dạng, phong phú.

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật hóa học là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 17 – 21.3 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường. Theo số liệu thống kê năm 2020.

Theo thông tin được biết, vào năm 2021, trên cả nước vào năm có 14 cơ sở đào tạo, xét tuyển chuyên ngành KTHH này. Đó là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Thủy lợi
  • Đại Học Phenikaa [đại học Thành Tây]
  • Đại Học Mỏ Địa Chất
  • Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Khu vực miền Trung

  • Đại Học Nha Trang
  • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại Học Tôn Đức Thắng
  • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật hóa học?

Nếu muốn trở thành một kỹ sư KTHH, bạn có thể nghiên cứu sơ qua một số tiêu chí sau:

  • Đam mê với ngành học
  • Khả năng phát hiện, xử lý thông tin nhanh
  • Khả năng phân tích tổng hợp thông tin
  • Khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra
  • Tư duy nhanh nhẹn, linh hoạt
  • Khả năng về thiết kế, sản xuất và vận hành máy móc
  • Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
  • Khả năng làm việc độc lập khi cần thiết
  • Sức khỏe đạt yêu cầu của ngành
  • Khả năng nghiên cứu đánh giá về sản phẩm Kỹ thuật Hóa học
  • Có thể sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ

Học ngành kỹ thuật hóa học cần học giỏi môn gì?

Như tiêu đề của ngành, yếu tố đầu tiên chính là môn Hóa học. Sau đó là Vật lý và Toán học. Lý do là vì:

Cần học giỏi môn gì để có thể học ngành này?
  • Hóa học: Đây là một môn học không thể bỏ qua. Sinh viên bắt buộc phải có nền tảng ở bộ môn này để học tập và làm việc. Có 85% các môn chuyên ngành liên quan tới môn Hóa học trong chương trình đào tạo.
  • Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các vấn đề đó…
  • Vật lý: Hỗ trợ người học trong các bộ môn liên quan. Ví dụ: Vật liệu vô cơ, động học xúc tác, thí nghiệm hóa lý silicat…

Học kỹ thuật hoá học ra làm gì?

Các kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật hóa học có thể tham khảo danh sách vị trí công việc sau:

Cơ hội việc làm dành cho người làm ngành Kỹ thuật hóa học là như thế nào?
  • Kỹ sư thiết kế: tại tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia, tư nhân, đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực Hóa chất
  • Kỹ sư vận hành tại nhà máy, khu công nghiệp, tập đoàn về dầu khí, môi trường…
  • Kỹ sư công nghệ: tại các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, công nghệ vật liệu mới…
  • Kỹ thuật viên phân tích, chuyên viên nghiên cứu: tại các Viện hóa học, Viện vật liệu, mỹ phẩm…
  • Kỹ sư điều hành: trong công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu, xi-măng…
  • Kỹ sư công nghệ hóa dầu: vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, hóa chất, nhựa, thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…
  • Nghiên cứu, giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, Viện, trung tâm nghiên cứu…

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật hóa học là bao nhiêu?

Ở Việt Nam chưa có con số thống kê hay bất kỳ bài viết cụ thể nào nhắc tới vấn đề này. Tuy nhiên, mức lương của kỹ sư kỹ thuật hóa học là không hề nhỏ. Theo cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, thu nhập của các kỹ sư hóa học có thể đạt 55.03 USD/giờ hoặc 114.470 USD/năm. Ngoài mức lương cơ bản đó, họ còn được nhận một số phụ cấp và ưu đãi liên quan như thưởng vào dịp lễ tết, năng suất làm việc, kinh nghiệm làm việc…

Kết luận

Có thể tự tin khẳng định rằng ngành này có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới vì: “Ở đâu có sự sống, ở đó có hóa học”, nó có thể xem là ngành khoa học trung gian, kết nối con người với những lĩnh vực khác như: y tế, quân sự, môi trường, giao thông, dầu mỏ… Tất cả đều phục vụ cho mục đích tìm hiểu, nghiên cứu cũng như đảm bảo sự sinh tồn của con người trên trái đất này. Cũng không có gì là quá khó khăn đối với một kỹ sư hóa học có đầy đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành của mình trên con đường tìm kiếm một vị trí công việc cùng mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt.

Sự chuyên nghiệp hóa của các dây chuyền công nghệ và các phương thức sản xuất hiện đại đang đòi hỏi nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật Hóa học cực lớn. Trong số những trường đào tạo chuyên ngành này, Đại học Bách Khoa Hà Nội là cái tên tiêu biểu được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Vì thế trong bài viết này chúng mình sẽ review chi tiết về ngành Kỹ thuật Hóa học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, các bạn quan tâm nhớ theo dõi nhé!

Ngành Kỹ thuật Hóa học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội

1. Ngành Kỹ thuật Hóa học là gì?

Ngành Kỹ thuật Hóa học [còn có tên khác là Công nghệ Kỹ thuật Hóa học], là một lĩnh vực chuyên ứng dụng và nghiên cứu kiến thức hóa học vào quy trình sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xã hội và ngành công nghiệp. Các kỹ sư kỹ thuật hóa học tương lai sẽ được học cách chế tạo, vận hành, điều chỉnh, đánh giá và quản lý những quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp.

Ngày nay, kỹ thuật hóa học đang đóng vai trò quan trọng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như:

        Nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chế biến nông-lâm-thủy-hải sản

        Ngành sản xuất các mặt hàng tiêu dùng: nhựa, cao su, mực, chất tẩy rửa, giấy, gốm sứ, mỹ phẩm, dược phẩm, thủy tinh, thuốc nhuộm,…

        Trong sản xuất vật liệu: bê tông, xi măng, gạch, vật liệu hàng không,…

        Trong công nghiệp điện hóa: chống ăn mòn, pin, bảo vệ kim loại, mạ điện,…

        Công nghiệp hóa chất: thuốc trừ sâu, dược-mỹ phẩm, hóa chất cơ bản,…

        Công nghiệp nhiên liệu – điện lực – năng lượng: khai thác và chế biến dầu mỏ, pin, acquy, nhiên liệu sinh học,…

        Trong cơ khí: luyện kim, cao su, khai khoáng, polymer,…

        Và còn rất nhiều các lĩnh vực khác

2. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hóa học

3. Học kỹ thuật Hóa học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì?

Đại Học Bách Khoa Hà Nội – Trường hàng đầu đào tạo kỹ thuật hóa học

Không thể nghi ngờ gì nữa, Đại học Bách Khoa Hà Nội chính là ngôi trường trong mơ của đa số các kỹ sư tương lai. Đặc biệt, ngành kỹ thuật hóa học là một trong bảy chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn AUN-QA với chương trình học cập nhật, cơ sở vật chất hiện đại và cơ hội thực tập thực tế ở quy mô công nghiệp.

Tùy vào mong muốn, bạn có thể chọn một trong năm chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa dược và Hóa chất bảo vệ thực vật; Kỹ thuật Lọc Hóa dầu; Kỹ thuật Các chất vô cơ – Silicat – Điện hóa; Kỹ thuật Polymer và Giấy; Máy, Quá trình và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất Dầu khí.

Hiện nay trường ĐHBKHN nhận đào tạo bốn chương trình của chuyên ngành kỹ thuật hóa học: Hệ cử nhân [4 năm], hệ Kỹ sư [5 năm], hệ Cử nhân tích hợp thạc sĩ [5,5 năm], hệ Cử nhân tích hợp Thạc Sĩ – Tiến sĩ [8,5 năm]. Với ba hình thức xét tuyển: xét tuyển thẳng [xét tuyển tài năng, xét tuyển kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển dựa theo bài thi kiểm tra tư duy.

4. Thắc mắc thường gặp về ngành Kỹ thuật Hóa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội

        Học kỹ thuật hóa học có độc hại không?

Học ngành này không có gì nguy hiểm hay độc hại cả. Chương trình học của các bạn là những phần kỹ thuật hóa học liên quan đến tính toán các quá trình xảy ra khi vật liệu được chế tạo thành sản phẩm. Trong quá trình học cũng sẽ có tiết thực hành thực tế, khi đó các bạn sẽ tiếp xúc với một số hóa chất. Nhưng nhà trường sẽ trang bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ và có quy trình nghiêm ngặt để không xảy ra sự cố khi thực hành. Thực tế có hàng ngàn sinh viên đã tốt nghiệp ra trường và cũng chưa ai bị gì cả nhé!

        Con gái có nên học kỹ thuật hóa học?

Cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên nữ ngành kỹ thuật hóa học cao gấp “n lần” so với các bạn nam. Với ngành nghề này, nhà tuyển dụng không đòi hỏi nhiều về sức mạnh mà tập trung vào sự tinh nhạy, khéo léo và các kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử,… Đây vốn là đặc điểm lợi thế của phái nữ.

5. Học Kỹ thuật Hóa học ở Bách Khoa ra trường làm gì?

Kỹ thuật hóa học là một ngành có tính ứng dụng cao trong đời sống xã hội và công nghiệp sản xuất. Chính vì thế mà nó được xem là một trong những nghề “dễ xin việc nhất” của khối kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp ra trường bạn có thể công tác tại các vị trí:

        Kỹ sư vận hành ở các khu công nghiệp, nhà máy, tập đoàn về môi trường, dầu khí,…

        Kỹ sư công nghệ tại các cơ sở sản xuất linh kiện hoặc công nghệ vật liệu mới: vật liệu siêu bền, năng lượng, điện tử, polymer,…

        Kỹ sư thiết kế trong lĩnh vực Hóa chất, hàng không, dược phẩm, xăng dầu,…

        Kỹ sư điều hành ở các cơ sở sản xuất phân bón, hóa chất, xi măng, thuốc trừ sâu,…

        Giảng dạy và nghiên cứu ở các viện – trung tâm nghiên cứu, các trường đại học – cao đẳng liên quan đến kỹ thuật hóa học.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về ngành kỹ thuật hóa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chúc các bạn sẽ tìm được ngành học và ngôi trường phù hợp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề