Làm thế nào để hình thành phát triển năng lực lãnh đạo quản lý cấp phòng

Năng lực lãnh đạo quản lý là yếu tố không thể thiếu của một người chịu trách nhiệm giám sát, chỉ đạo. Vậy năng lực lãnh đạo quản lý là gì? Những yếu tố nào quyết định năng lực lãnh đạo quản lý? Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý bằng cách nào?

Năng lực lãnh đạo quản lý là gì?

Năng lực lãnh đạo quản lý là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì năng lực lãnh đạo quản lý là sự kết hợp giữa khả năng và thực lực quản lý. Năng lực lãnh đạo quản lý của mỗi người là khác nhau, nó là thực lực, tố chất sẵn có bên trong kết hợp với những kiến thức học hỏi ở trường lớp và trải nghiệm thực tế. Người có năng lực lãnh đạo quản lý tốt sẽ dễ dàng dẫn dắt nhân viên của mình từ đó có được năng suất và hiệu quả cao trong công việc.

👉👉👉 Xem thêm: 3 điểm khác biệt lớn nhất giữa lãnh đạo và quản lý

Năng lực lãnh đạo quản lý là sự kết hợp giữa khả năng và thực lực quản lý

Một số yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo quản lý

Tầm nhìn xa và kỹ năng mềm

Người có năng lực lãnh đạo quản lý là người có kiến thức chuyên ngành sâu rộng, tầm nhìn xa và kỹ năng mềm cần thiết. Về kiến thức, người lãnh đạo, quản lý thường được đào tạo kỹ năng chuyên ngành để phục vụ cho việc điều phối công việc. Giao tiếp, thấu hiểu, truyền đạt thông tin,… là những kỹ năng mà người có năng lực lãnh đạo quản lý tốt phải có.

Năng lực lãnh đạo quản lý thể hiện ở kiến thức chuyên ngành sâu rộng, tầm nhìn xa và kỹ năng mềm cơ bản

Khả năng lập kế hoạch

Người có năng lực lãnh đạo quản lý có khả năng lập kế hoạch và phân chia công việc hợp lý cho nhân viên cấp dưới. Họ cũng hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu và nguyện vọng của mỗi nhân viên. Bên cạnh đó họ cũng có thể nắm bắt công việc nhanh chóng và lập kế hoạch một cách hiệu quả.

👉👉👉 Có thể bạn quan tâm: 8 phong cách lãnh đạo phổ biến mà bạn nên biết

Giải quyết vấn đề nhanh chóng

Người có năng lực lãnh đạo quản lý có khả năng phản xạ nhanh, giải quyết mọi vấn đề kịp thời, hiệu quả. Những người có sẵn trong mình năng lực lãnh đạo quản lý sẽ vượt qua khó khăn một cách dễ dàng. Họ thường bình tĩnh giải quyết vấn đề khéo léo, kịp thời và triệt để.

Người có năng lực lãnh đạo quản lý có khả năng phản xạ nhanh, giải quyết mọi vấn đề kịp thời, hiệu quả

Tính kiên định

Năng lực lãnh đạo quản lý còn thể hiện ở tính kiên định. Tức là, họ có lập trường vững vàng trong mọi quyết định. Tất nhiên, kiên định không gồm tư tưởng ngoan cố, bảo thủ, không biết hoặc không muốn sửa chữa sai lầm.

Sự tự tin

Người có năng lực lãnh đạo quản lý phải có lòng tin vào chính mình. Bất cứ người lãnh đạo nào cũng từng trải qua một khoảng thời gian dài tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong công việc. Bên cạnh đó, người sẵn có năng lực lãnh đạo quản lý là người biết học hỏi từ những người xung quanh.

👉👉👉 Xem thêm: Học Cách Tự Tin Vào Bản Thân

Người có năng lực lãnh đạo quản lý phải có lòng tin vào chính mình

Sự kiên trì

Người có năng lực lãnh đạo quản lý không bao giờ đầu hàng trước mọi khó khăn, thử thách. Thành công không đến dễ dàng, bạn là người đứng đầu cho nên bạn cần trải nghiệm nhiều hơn và kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đề ra.

Quyết đoán

Quyết đoán là yếu tố quan trọng của người lãnh đạo, quản lý. Mặc dù những quyết định này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh nhưng cũng phải chấp nhận và kiên quyết theo đuổi đến cùng.

Năng lực lãnh đạo quản lý thể hiện ở khả năng quyết đoán

Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân

Năng lực lãnh đạo quản lý còn thể hiện ở việc sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể. Bạn phải tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt nhân viên cấp dưới. Thậm chí, những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân, gia đình, bạn bè của bạn cũng bị sự bận rộn chiếm hữu.

Khả năng thích nghi

Phương thức kinh doanh không phải bất biến, nó có thể phù hợp hôm nay nhưng lại không phù hợp vào ngày mai. Một người có năng lực lãnh đạo quản lý sẽ nhận thức được điều đó, biết cách thích nghi và thay đổi sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải luôn cập nhật công nghệ, phương pháp, kỹ năng mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc.

Một người có năng lực lãnh đạo quản lý sẽ biết cách thích nghi và thay đổi theo hoàn cảnh

Bất chấp mạo hiểm

Nhiều người không muốn mạo hiểm vì sợ thất bại. Tuy nhiên, người có năng lực lãnh đạo quản lý thực sự thường đặt ra câu hỏi rằng: “Mạo hiểm có đáng giá hay không?”.

Nếu cảm thấy sự mạo hiểm đó là xứng đáng, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý e ngại, lo sợ và dũng cảm đương đầu với khó khăn, thử thách. Nếu khó khăn quá lớn, hãy dành thời gian để lên kế hoạch “tác chiến”. Hãy tin rằng, càng chuẩn bị kỹ lưỡng thì mức độ mạo hiểm trong tình huống đó càng giảm đi đáng kể.

Nếu cảm thấy sự mạo hiểm là xứng đáng, bạn cần biết vượt qua những rào cản tâm lý và dũng cảm đương đầu với khó khăn

Bối cảnh toàn cầu hóa với những thay đổi khó lường đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn xa, biết cách chỉ đạo, triển khai và hỗ trợ một cách hiệu quả các chương trình, kế hoạch đổi mới. Để nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo cần tập trung vào một số giải pháp sau:

  • Nâng cao kiến thức về công nghệ 4.0 để điều hành tốt công ty, doanh nghiệp của mình
  • Phát triển các chiến lược dài hạn để nghiên cứu và tiếp cận tri thức mới, mở rộng mối quan hệ đối tác kinh doanh
  • Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý bằng việc sử dụng các ứng dụng hiện đại
  • Nâng cao năng lực quản lý của người lãnh đạo bằng cách tham gia các khóa đào tạo [đào tạo lại, đào tạo thêm hay đào tạo nâng cao] của các chuyên gia
  • Tham gia khóa học về kỹ năng mềm và ngoại ngữ là cần thiết nếu muốn nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý
Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý bằng cách tham gia các khóa đào tạo

Người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đối với một tập thể. Do đó, những ai đã và đang là lãnh đạo hãy suy ngẫm về hành vi và không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý.

Đây cũng là yếu tố quan trọng trong định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng, những thông tin mà Mindalife chia sẻ trên đây hữu ích với bạn. Thường xuyên ghé thăm website mindalife.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề kỹ năng, giải pháp phát triển bản thân nhé!

Quản lý là quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Trước tiên, nhà quản lý cần có những năng lực quản lý của người lãnh đạo như hiểu biết một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. thì mới có thể trở thành một nhà quản lý tài năng.

Một số kỹ năng quan trọng mà một nhà lãnh đạo thường cần phải có

Kỹ năng lãnh đạo: Đây có lẽ không thể nào nằm ngoài năng lực quản lý của người lãnh đạo. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải biết khai thác quyền lực của những người khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.

Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường. Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.

• Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong các năng lực quản lý của người lãnh đạo thì khả năng lường trước rủi ro và giải quyết vấn đề gần như bắt buộc và quyết định cấp độ thành công của nhà lãnh đạo đó. Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khoé léo và hiệu quả.

• Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ và khả năng thương thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà quản lý có thể giữ một nhân viên tốt.

Một số tính cách quyết định đến năng lực quản lý của người lãnh đạo

Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.

Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi như đã nói ở trên.

Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó.

Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.

Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.

Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không?
Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bỏ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.

Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.

Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó.

Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.

  • Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân

Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn.

Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo.

Video liên quan

Chủ Đề