Làm thị trường là gì

Nhân viên thị trường là gì?

Không ít người mặc định công việc của nhân viên thị trường là đi khảo sát thị trường, tìm kiếm những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, người nhân viên thị trường còn đảm nhận rất nhiều công việc liên quan khác. Tại bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá xem nhân viên thị trường là gì và họ làm gì. 

Nhân viên thị trường là gì?

Nhân viên thị trường hay còn được gọi là chuyên viên thị trường, họ là những người có nhiệm vụ thu thập thông tin bằng hoạt động khảo sát thị trường. Căn cứ vào tình hình thị trường, nhân viên thị trường sẽ thu thập những thông tin khách hàng và phối hợp cùng bộ phận marketing, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp nhất. 

Nhân viên thị trường là gì?

Nhân viên thị trường là vị trí cần thiết ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp dịch vụ. Rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng vị trí này, nếu bạn thực sự hứng thú với công việc này thì có thể ứng tuyển. 

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên thị trường 

Như chúng tôi đã đề cập, rất nhiều doanh nghiệp muốn tuyển dụng nhân viên thị trường. Họ là cầu nối quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả với những chiến dịch ý nghĩa. Tại Việt Nam, những năm gần đây ngành dịch vụ ngày càng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Không chỉ ngành dịch vụ, rất nhiều ngành khác cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên thị trường. Con đường thăng tiến của vị trí này cũng tương đối rộng mở, bạn có thể đạt được mức lương trong mơ nếu như có kinh nghiệm, tố chất và năng lực chuyên môn tốt. 

Mô tả công việc nhân viên thị trường 

Qua những chia sẻ của chúng tôi, hẳn bạn đã biết nhân viên thị trường là gì. Vậy bạn có biết cụ thể công việc của nhân viên thị trường là gì không? Chúng tôi xin chia sẻ một số đầu việc chính của vị trí này:

– Nghiên cứu và phân tích những động thái của thị trường và khách hàng. Tiến hàng tiếp cận thông tin và tổng hợp thành những mẫu báo cáo

– Nắm rõ thông tin về khách hàng và đối tác để thuận lợi trong quá trình làm việc

– Tiến hành xây dựng những định hướng cho công việc làm sao để có hiệu quả tốt nhất

– Lên plan phát triển thị trường cho những sản phẩm mà công ty đang cung cấp

– Phối hợp với những phòng ban khác để triển khai những công việc chung 

– Tìm kiếm những nguồn khách hàng mới. Tiến hành gặp gỡ và thuyết phục họ sử dụng những sản phẩm do công ty cung cấp

– Thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của cấp trên

Thực tế thì tùy tính chất công việc cũng như loại hình doanh nghiệp mà công việc của nhân viên thị trường sẽ có những thay đổi. Nhân viên thị trường được đánh giá là công việc không dễ dàng nhưng thú vị. Khi tích lũy nhiều kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, bạn sẽ làm việc hiệu quả và nhận được mức lương xứng đáng. 

Những tố chất cần có để trở thành nhân viên thị trường 

Việc đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với vị trí ứng tuyển là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể dự đoán được mình có thể gắn bó lâu dài với nghề không, có tố chất hay không. Như chúng tôi tìm hiểu thì để trở thành nhân viên thị trường giỏi bạn cần có các tố chất sau:

Niềm đam mê với nghề

Không công việc nào là dễ dàng, để trở thành chuyên viên thị trường bạn phải có niềm đam mê hoặc yêu thích với công việc mình đang làm. Chỉ có như vậy bạn mới không nản chí và bỏ cuộc giữa chừng. 

Những tố chất cần có để trở thành nhân viên thị trường 

Giao tiếp tốt

Nhân viên thị trường phải tiến hành khai thác và thu thập thông tin khách hàng. Vậy nên bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này có ích bởi bạn phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng và đối tác.

>>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? Cải thiện kỹ năng giao tiếp cho người hướng nội

Phản ứng linh hoạt

Trong quá trình làm việc luôn có những tình huống bất ngờ xảy ra. Đôi khi đó có thể là những tình huống không có lợi. Việc nhanh nhạy và phản ứng linh hoạt sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý những tình huống phát sinh một cách hiệu quả. 

Lương nhân viên thị trường bao nhiêu? 

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc là sinh viên mới tốt nghiệp thì mức lương khởi điểm khoảng 4 – 7 triệu đồng/tháng. Những người có năng lực có thể nhận được mức lương trên 10 triệu đồng/tháng, cao nhất lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nhân viên thị trường là gì và mô tả công việc nhân viên thị trường. Nhìn chung mỗi ngành nghề sẽ có những đặc trưng và khó khăn riêng. Để có thể thành công trong nghề, bạn phải liên tục tích lũy những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. 

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm việc làm nhân viên thị trường thì hãy nhanh chóng ứng tuyển những job siêu HOT tại TopCV. Đây là nền tảng cung cấp những tin tuyển dụng hấp dẫn với mức lương mơ ước. 

Bên cạnh việc tìm việc, bạn có thể tạo CV mẫu tại TopCV. Bạn sẽ tạo được những mẫu CV thu hút, bắt trend và ứng tuyển những vị trí việc làm như ý muốn. Blog.TopCV chúc bạn tìm được công việc ưng ý với mức thu nhập tốt nhất!

Hiện nay, nhiều người thường sử dụng thuật ngữ “Tiếp thị” thay thế cho “Marketing”, cách gọi này đã được đưa vào nhiều giáo trình chuyên ngành tại các trường cao đẳng, đại học Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết những người làm Marketing vẫn chưa hài lòng với bản dịch này. Bởi đơn giản, Marketing không phải là tiếp thị. Tại sao “market” thêm “ing” [Marketing] lại trở thành tên gọi của một ngành khoa học? Thực tế, nếu sử dụng khái niệm thị trường trong kinh tế học thì ta sẽ không thể hiểu được bản chất market trong “Marketing”; hơn nữa ta cũng sẽ khó có thể định nghĩa được thế nào là thị phần [market share]. Để hiểu được Marketing là gì, trước hết ta cần hiểu rõ khái niệm về thị trường.

Khái niệm thị trường

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn sử dụng khái niệm thị trường trong kinh tế học để làm cơ sở lý luận cho Marketing. Tuy nhiên, thị trường theo quan điểm kinh tế học và thị trường theo quan điểm Marketing không giống nhau. Trong Anh ngữ, cả hai đều được gọi chung là “market”. Chính vì sự nhập nhằng trong quan điểm về thị trường giữa kinh tế học và Marketing nên hiện nay các nhà chuyển ngữ vẫn còn loay hoay khi dịch từ “Marketing” sang tiếng Việt.

1. Khái niệm thị trường trong kinh tế học

Trong kinh tế học, thị trường là nơi người mua [buyers] và người bán [sellers] tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi hàng hóa hoặc một dịch vụ cụ thể.

2. Khái niệm thị trường trong Marketing

Trong Marketing, thị trường chỉ là nơi tập hợp những người mua [buyers]. Nghĩa là khi nhắc đến thị trường, các nhà làm Marketing chỉ xem xét đến tập hợp người mua, chứ không bao gồm người bán [sellers]. Điều này lý giải vì sao người mua mới là đối tượng duy nhất mà các hoạt động Marketing muốn tác động đến.

Đối với Marketing, ngành mới là nơi tập hợp những người bán [sellers].

Khái niệm thị trường theo quan điểm kinh tế học và Marketing.

Tóm lại, quan điểm kinh tế học đưa tập hợp người mua và người bán vào trong khái niệm thị trường; trong khi đó, quan điểm Marketing có sự tách biệt rõ ràng giữa người mua và người bán trong hai khái niệm thị trường và ngành.

Chính vì các nhà Marketing chỉ xét đến tập hợp người mua trong thị trường, từ đó mới sinh ra khái niệm về thị phần [market share] – tức phần trăm thị trường [phần trăm người mua] mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh.

Nếu sử dụng khái niệm thị trường trong quan điểm kinh tế học [sử dụng tập hợp người mua và người bán], ta sẽ không thể nào cắt nghĩa được hai chữ “thị phần”. Vậy ta nên dịch từ “Marketing” sang tiếng Việt như thế nào? Theo tôi, cách tốt nhất vẫn là giữ nguyên tên gọi tiếng Anh của nó.

Làm sao để nghiên cứu thị phần của doanh nghiệp và đối thủ?

Để tính thị phần, ta có thể lấy doanh số [hoặc doanh thu] của một nhãn hàng rồi chia cho tổng doanh số [hoặc doanh thu] của tất cả nhãn hàng [toàn ngành], ta sẽ biết được thị phần doanh số [hoặc thị phần doanh thu] của nhãn hàng đó.

Thị phần doanh số A = [Doanh số A : [Doanh số A + Doanh số B + Doanh số C]] x 100%
Thị phần doanh thu A = [Doanh thu A : [Doanh thu A + Doanh thu B + Doanh thu C]] x 100%

Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta không thể biết được số liệu bán hàng chính xác của các doanh nghiệp. Do đó ta chỉ có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu để xác định thị phần giữa các nhãn hàng. Những người nghiên cứu thị trường thường xác định doanh số và doanh thu bán hàng của đối thủ dựa trên khảo sát về lượng người mua, tần suất mua, cường độ mua và giá bán. Dù vậy, việc “đi hỏi” người tiêu dùng về tần suất và cường độ mua thường tỏ ra không hiệu quả, bởi độ tin cậy trong câu trả lời của đáp viên không cao. Có một phương pháp khác hiệu quả hơn đó là sử dụng chỉ số thị phần.

Phương pháp nghiên cứu chỉ số thị phần [market share index]

Phương pháp nghiên cứu chỉ số thị phần là một phương pháp nghiên cứu đơn giản và hiệu quả mà mọi doanh nghiệp đều có thể thực hiện được, với độ tin cậy 90%.

Để tính chỉ số thị phần, ta sử dụng công thức:

Trong đó:
Msi: Chỉ số thị phần trong một phân khúc thị trường
Pa: Sự nhận biết sản phẩm/thương hiệu
PP: Sự yêu thích sản phẩm/thương hiệu
Bi: Ý định “chắc chắn mua”
Pe&u: Trải nghiệm – tiêu dùng sản phẩm/thương hiệu
AP: Mức độ bao phủ kênh phân phối

Giả sử sau khi tiến hành khảo sát – lọc dữ liệu và áp dụng công thức tính chỉ số thị phần, ta thu được số liệu như sau:

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU CÁC NHÃN HÀNG

Chỉ số Số liệu
Tên Ý nghĩa Nhãn A Nhãn B Nhãn C
Pa Tỷ lệ người nhận biết sản phẩm/thương hiệu [không cần nhắc/gợi ý]. 92% 85% 40%
PP Tỷ lệ người yêu thích sản phẩm/thương hiệu 80% 60% 75%
Bi Tỷ lệ người có ý định “chắc chắn mua” 65% 55% 72%
Pe&u Tỷ lệ người đã trải nghiệm sản phẩm/thương hiệu 70% 50% 65%
AP Sự hiện hữu của SP/TH hay mức độ bao phủ kênh phân phối. 95% 90% 40%
Msi Tỷ trọng thị trường chiếm lĩnh 31.81% 12.6% 5.6%

Với phương pháp này, người làm Marketing có thể theo dõi hiệu quả Marketing của doanh nghiệp và so sánh với các đối thủ khác. Ngoài ra, không chỉ giúp xác định thị phần giữa các nhãn hàng, phương pháp này còn giúp xác định thị phần thất thoát theo từng giai đoạn, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp chiến lược phù hợp cho kinh doanh.

Chẳng hạn lấy nhãn hàng A làm ví dụ, ta có mô hình bậc thang mức độ thất thoát thị phần như sau:

Giả sử dung lượng thị trường là 1.000.000 người thì thị phần thất thoát của nhãn hàng A được thể hiện trong bảng sau:

BẢNG THỐNG KÊ THỊ PHẦN THẤT THOÁT CỦA NHÃN HÀNG A

Giai đoạn Thị phần thất thoát Số lượng [người]
Nhận biết 8% 80.000
Yêu thích 18.4% 184.000
Ý định mua 25.76% 257.600
Tiêu dùng 14.35% 143.500
Độ bao phủ 1.68% 16.800
Tổng 68.19% 681.190

Như vậy, thị phần của nhãn hàng A thất thoát nhiều nhất trong giai đoạn “Ý định mua” [25.76%], tức là người tiêu dùng vẫn chưa có ý định mua sản phẩm vì một lý do nào đó, có thể là họ cảm thấy giá bán chưa hợp lý. Dựa vào đó, những người làm Marketing có thể phân bổ ngân sách phù hợp và đưa ra những quyết định đúng đắn để cải thiện tình hình.

Tài liệu tham khảo:

1. ThS. Nguyễn Anh Tuấn. Xây dựng kế hoạch Marketing. Trường Đại học Tài chính – Marketing.

Video liên quan

Chủ Đề