Tại sao phải quá cảnh hàng hóa

Hàng quá cảnh là gì? Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là gì? Có những quy định nào khi vận chuyển hàng hóa quá cảnh? Cùng PCS POST tìm hiểu các vấn đề quan trọng này ngay trong bài viết hôm nay

Khái niệm hàng quá cảnh là gì được quy định cụ thể trong Luật thương mại 2005 tại điều 241 như sau: “Hàng quá cảnh là những loại hàng được vận chuyển hàng hóa từ nước này hay nước khác qua lãnh thổ Việt Nam trong thời gian quy định. Kể cả các hoạt động khác như truyền tải, lưu kho, phân tách đơn hàng và những hoạt động khác trong thời gian quá cảnh”.

Để hiểu hơn về khái niệm nay, bạn có thể theo dõi ví dụ sau đây: Để vận chuyển hàng hóa từ Philippines sang Myanmar thì thường phải quá cảnh tại Việt Nam. Tức là hàng hóa sẽ được vận chuyển từ Philippines sang Việt Nam sau đó sẽ tiếp tục được vận chuyển từ Việt Nam sang Myanmar.

Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là gì?

Khái niệm dịch vụ quá cảnh hàng hóa được quy định tại Luật thương mại 2005, Điều 249: “Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao”.

Ngoài ra, hàng quá cảnh còn được quy định tại một số văn bản liên quan khác như Nghị định 187/2013/NĐ-CP, 38/2015/TT-BTC, 10169/BTC-TCHQ, 2733/TCHQ-GSQL.

>>> Xem thêm: Thế nào là hàng cồng kềnh?

Quy định về thời gian quá cảnh

Thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam là tối đa 30 ngày được tính từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập [trừ trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, thất lạc, mất mát trong quá trình quá cảnh].

Đối với những trường hợp hàng hóa được phép lưu kho ở Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất, mất mát trong quá trình quá cảnh sẽ có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục các vấn đề gặp phải. Lúc này, thời gian quá cảnh sẽ được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc trên và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh đồng ý. Đối với các trường hợp hàng quá cảnh theo giấy phép của Bộ trưởng Bộ thương mại thì phải được Bộ trưởng Bộ thương mại đồng ý.

Trong toàn bộ thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan Hải Quan Việt Nam.

Tìm hiểu các quy định khi vận chuyển hàng quá cảnh

Các thủ tục hải quan cần chuẩn bị trước khi vận chuyển hàng quá cảnh

- Các thủ tục hải quan để vận chuyển hàng quá cảnh cần phải thực hiện tại trụ sở Hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên và cửa khẩu xuất khẩu cuối cùng

- Hàng hóa quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc những trường hợp đi qua đất liền thì phải xin phép Bộ thương mại.

- Vận chuyển hàng quá cảnh chỉ được đi qua các cửa khẩu quốc tế và chỉ được đi theo một số tuyến đường nhất định.

- Các giấy tờ bắt buộc phải có khi vận chuyển hàng quá cảnh: Văn bản của Bộ công thương cho phép chủ hàng nước ngoài được quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam; Giấy phép kinh doanh dịch vụ cho loại hàng hóa quá cảnh; Bản sao hợp đồng dịch vụ vận chuyển.

Các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được phép quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam khi Bộ trưởng Bộ thương mại cho phép.

- Các loại hàng hóa thuộc quyền sở hữu của một tổ chức, cá nhân nước ngoài trừ các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hàng hóa có độ nguy hiểm cao, hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam. Các thủ tục quá cảnh sẽ được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

- Các loại hàng hóa như vũ khí đạn dược, vật liệu nổ, hàng hóa nguy hiểm chỉ được phép quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam khi được sự cho phép và đồng ý Thủ tướng chính phủ.

- Khi vận chuyển hàng các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao qua lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của Pháp luật Việt Nam và các điều ước Quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Những hành vi bị cấm trong quá cảnh

Bao gồm:

  • Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh
  • Tiêu thụ trái phép hàng hóa và phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh

Những hành vi bị cấm trong quá cảnh được quy định cụ thể tại Điều 248, Luật thương mại năm 2005.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hàng quá cảnh giúp bạn biết được hàng quá cảnh là gì, quy định về dịch vụ vận chuyển hàng quá cảnh tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế vui lòng liên hệ đến PCS POST để được tư vấn và hỗ trợ. Với sự tận tâm, chuyên nghiệp và uy tín, PCS POST sẽ hỗ trợ quý khách hàng tìm thấy được giải pháp vận chuyển tốt nhất cho loại hàng hóa của mình.

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ nước thứ ba nhằm mục đích trung chuyển, lưu kho, vận tải,…Vậy Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam? Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề trên.

Quá cảnh là gì?

Quá cảnh là sự đi qua một nước hay nhiều nước để đi tới một nước thứ ba, mà ở đó, con người, hàng hóa không bị khám xét, được quy định đầu tiên tại Hiệp ước Baccelone năm 1921 về sự tự do quá cảnh.

Tiếp đó, theo Công ước Luật biển năm 1982, thì quá cảnh là việc thực hiện quyền tự do hàng hải và hàng không với mục đích duy nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận khác về kinh tế và một vùng đặc quyền về kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.

Trong đó, sự tự do quá cảnh được áp dụng đối với cả con người và hàng hóa.

Một điểm cần lưu ý, đó là chỉ được xem là quá cảnh nếu như đảm bảo được mục đích đi qua liên tục và nhanh chóng. Vậy như thế nào là đi qua liên tục và nhanh chóng?

Trên thực tế, tùy thuộc vào cách sắp xếp, thời gian di chuyển, hãng dịch vụ, quy định pháp luật của quốc gia quá cảnh… mà thời gian quá cảnh trong mỗi trường hợp là khác nhau. Tuy nhiên, có thể coi là quá cảnh khi phương tiện vận chuyển đó dừng lại để tiếp nhiên liệu hoặc nhận thêm hàng hóa hay hành khách.

Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam

Hiểu được Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam sẽ tiếp tục được làm rõ qua phần nội dung này.

Các loại hàng hóa quá cảnh tại Việt Nam cần phải lưu ý những điểm sau:

Về thời gian quá cảnh:

– Thời gian quá cảnh tối đa đối với hàng hóa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp lưu kho tại Việt Nam.

– Trong trường hợp lưu kho do hàng hóa hư hỏng, thiệt hại thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian để khắc phục, sửa chữa các sự cố đó và phải được sự đồng ý của chủ thể có thẩm quyền.

Về trình tự thủ tục:

– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.

– Hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền được lưu kho trong khu vực cửa khẩu.

– Hàng hóa quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ thương mại.

– Hàng hóa quá cảnh phải được vận chuyển theo tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh mà pháp luật Việt Nam quy định. Nếu có sự thay đổi, phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Về các hành vi bị cấm trong quá trình quá cảnh:

– Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh;

– Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh.

Loại hàng hóa không được hoặc hạn chế quá cảnh tại Việt Nam:

Theo Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì mọi loại hàng hóa được phép tự do quá cảnh tại Việt Nam, trừ những mặt hàng sau:

– Loại hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ.

– Các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác. Trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

– Những loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận cải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Theo quy định tại Điều 249 LTM 2005, dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao.

Đặc điểm pháp lý dịch vụ quá cảnh hàng hóa

Thứ nhất, việc quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện bởi thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa. Theo quy định tại Điều 250 LTM 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics. Theo hướng dẫn tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP thì thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận. Xét về mặt bản chất, dịch vụ quá cảnh có sự khác biệt nhất định đối với dịch vụ vận tải thông thường, vì dịch vụ quá cảnh đòi hỏi trách nhiệm của bên kinh doanh dịch vụ quá cảnh trong việc làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa quá cảnh. Công việc này được xem như đại lý làm thủ tục hải quan [một hoạt động cần thiết trong dịch vụ giao nhận hàng hóa]. Vì thế để có thể kinh doanh quá cảnh, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh cả dịch vụ: dịch vụ vận tải lẫn dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Thứ hai, về hàng hóa quá cảnh, Điều 242 LTM 2005 quy định rằng mọi hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây: [i] Hàng hóa là các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và các loại hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác [trừ khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép]; [ii] Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu [trừ khi được sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại – nay là Bộ Công thương].


 

Thứ ba, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền hiện việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động quá cảnh hóa. Mặc dù về nguyên tắc, Việt Nam thừa nhận quyền quá cảnh hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, Nhà nước thực hiện quyền giám sát và quản lý hoạt động này thông qua các quy định sau:

  • Hàng hóa quá cảnh phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khi nhập khẩu vào Việt Nam và tại cửa khẩu xuất khi xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam [khoản 1 Điều 242 LTM 2005];
  • Hàng hóa quá cảnh phải chịu sự giám sát của hải quan Việt Nam trong suốt thời gian quá cảnh [Điều 245 LTM 2005];
  • Việc quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện quan các tuyến đường quá cảnh theo quy định của Bộ Giao thông vận tải [Điều 243 LTM 2005].

Video liên quan

Chủ Đề