Tại sao không nên kết hôn cận huyết

Bên cạnh tình trạng tảo hôn thì hôn nhân cận huyết thống đang xảy ra phổ biến, đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn và có xu hướng gia tăng. Có thể người dân chưa hiểu rõ hậu quả hôn nhân cận huyết đến cuộc sống sau này như thế nào? Hôn nhân cận huyết thống xử lý như thế nào? Với bài viết sau đây, Luật Quang Huy chúng tôi cung cấp thông tin xoay quanh hôn nhân cận huyết thống để giúp mọi người hiểu rõ hơn hậu quả của hôn nhân cận huyết thống:



  • Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
  • Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP
  • Văn bản hợp nhất 01/2017/ VBHN-VPQH Bộ luật Hình sự

Bài viết liên quan được xem nhiều nhất:

      Hôn nhân cận huyết thống là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trên thực tế. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác về khái niệm này. Vậy hôn nhân cận huyết thống là gì? Vì sao vấn đề này lại được quan tâm đến thế?

      Hôn nhân cận huyết thống là khái niệm chung để chỉ mối quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc, có quan hệ huyết thống cận kề. Đó có thể là quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng huyết thống trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời.

      Theo quy định khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người cùng huyết thống trực hệ được hiểu là:

Những người cùng huyết thống trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

      Theo quy định khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có họ trong phạm vi ba đời là:

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Hôn nhân cận huyết thống là gì

      Hai bên nam nữ có cùng huyết thống trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau sẽ đưa đến kết quả là cuộc hôn nhân cận huyết thống. Hôn nhân cận huyết thống để lại hậu quả rất nặng nề cho những đứa trẻ được sinh ra. Chúng ta cần nhìn nhận rõ hơn về quan hệ này cũng như hậu quả của nó để có lựa chọn phù hợp.

Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống

      Ngoài những khó khăn về đời sống kinh tế – xã hội cùng với những suy nghĩ lạc hậu, sai lầm, quan hệ hôn nhân cận huyết thống đang là nguyên nhân làm suy giảm sức khoẻ, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi ở một số dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương vùng miền núi.

      Hôn nhân cận huyết thống để lại những hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

  • Đối với vấn đề sức khỏe của những đứa trẻ sinh ra

      Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có mối quan hệ họ hàng gần gũi với nhau và gây nguy cơ suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi. Những trẻ em được sinh ra từ cha mẹ có quan hệ hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, bệnh tật, suy giảm sức khỏe, vì hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau.

      Những bệnh mà đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết thống thường mắc phải như: tan máu bẩm sinh, bạch tạng, rối loạn chuyển hóa, thiếu men G6PD, bệnh hồng cầu liềm, các bệnh dị dạng về xương, bụng phình to, thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm yếu mù màu, bạch tạng, da vảy cá mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời, nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh lại di truyền tiếp cho thế hệ sau làm cho suy thoái giống nòi dần.

      Những đứa trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống thì có tới 25% khả năng bị bệnh và 50% mang gen bệnh bệnh tan máu bẩm sinh di truyền [Thalassemia]. Việt Nam được xếp vào khu vực có nguy cơ cao với trên 5 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Tỷ lệ mang gen bệnh cao tập trung chủ yếu ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh Thalassemia, người bệnh cần phải điều trị suốt cả cuộc đời với chi phí rất tốn kém, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, để lại những hậu quả rất nặng nề cho thế hệ tương lai.

      Kết hôn cận huyết thống làm cho các chủ thể rơi vào vòng luẩn quẩn: Đói nghèo – thất học – đói nghèo. Thực tế cho thấy, các tỉnh có tỷ lệ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết cao thì cũng là tỉnh có tỷ lệ hộ đói nghèo cao và ngược lại.

Những hậu quả của hôn nhân cận huyết thống

      Bên cạnh hậu quả đối với cá nhân đứa trẻ sinh ra, hôn nhân cận huyết còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa, đạo đức gia đình, phá vỡ các mối quan hệ đang tồn tại giữa các dòng tộc, gia đình và làm xói mòn, biến đổi giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

      Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực của của vùng dân tộc thiểu số nói riêng và của cả nước nói chung. Đó là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số, của một quốc gia. Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ suy thoái giống nòi; thêm nữa là tăng áp lực và chi phí của xã hội để chăm sóc, điều trị các bệnh di truyền, bệnh tật…

      Có thể nói, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống hiện nay vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nghèo đói, thất học và suy giảm chất lượng cuộc sống. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.


       Hôn nhân cận huyết thống xây dựng trên cơ sở việc kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Do đó, cuộc hôn nhân cận huyết thống bị coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị hủy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

      Hậu quả của hôn nhân cận huyết thống để lại rất nghiêm trọng. Khi thực hiện hành vi bị cấm thì sẽ bị áp dụng chế tài xử lý. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả của nó mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

   Về mức xử phạt vi phạm hành chính

      Theo quy định điểm d Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, việc kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d] Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

  Về xử lý hình sự

      Bộ luật hình sự không quy định về tội xây dựng hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, khi xác định kết hôn với nhau, để duy trì hạnh phúc gia đình, không thể không có đời sống tình dục chung. Và từ đó, có thể dẫn tới hành vi cấu thành tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

      Như vậy, tùy vào từng trường hợp đối với hôn nhân cận huyết thống, sẽ có hình thức xử phạt khác nhau, Có thể xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Nếu hành vi và hậu quả để lại có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì xử lý hình sự với hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

      Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề xoay quanh hôn nhân cận huyết thống, hậu quả và cách thức xử lý. Nếu có thắc mắc về vấn đề nà3y, bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình chúng tôi qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

      Trân trọng./.

Anh chị em chú bác hay anh chị em cô dì là những người chung huyết thống. Vậy việc yêu nhau và dẫn đến kết hôn với người cùng huyết thốngnày có nên không? Pháp luật có cho phép không?

Kết hôn với người cùng huyết thống trong thời phong kiến và các tiểu thuyết văn học

Trong tiểu thuyết Châu Âu

Trong tiểu thuyết văn học Eugénie Grandet của Honoré de Balzac, mối tình đẹp giữa hai anh em con chú bác ruột là Eugénie Grandet [con gái của lão Grandet tư sản giàu có nổi tiếng nhất vùng] và Charles [người anh em chú bác của Eugenie] bị trục trặc là do thói keo kiệt xấu xa của ông Grandet chứ không phải là do vấn đề huyết thống chung. Sở dĩ như vậy bởi vì tại các quốc gia Châu Âu hay Châu Mỹ, các anh chị em con chú bác vẫn được phép kết hôn với nhau. Nhưng đó là thời xa xưa khi khoa học và y học chưa đạt đến trình độ phát triển như ngày hôm nay.

>>> Xem thêm: Tóm tắt nội dung tác phẩm văn học Eugenie Grandet tại đây

Thời phong kiến Trung Hoa

Còn tại khu vực Á Đông, cụ thể là Trung Hoa nước chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa phong kiến thì các anh chị em cô cậu và con dì vẫn có thể lấy nhau. Nếu bạn có xem qua tác phẩm văn học kiệt xuất Hồng Lâu Mộng thì bạn có thể bắt gặp các nhân vật Bảo Thoa, Bảo Ngọc, Đại Ngọc yêu nhau và kết hôn với nhau.

>>> Tìm hiểu tác phẩm Hồng Lâu Mộng tại đây

Thời phong kiến của Việt Nam

Trong các triều đại phong kiến của Việt Nam, thì ở thời nhà Trần có quy định: Con cháu nhà vua chỉ được lấy những người thuộc dòng dõi trong hoàng tộc vì thời đó họ sợ nếu lấy  những người thuộc dòng họ khác sẽ dễ bị soát quyền và cướp ngôi vua. Dưới đây là những dẫn chứng cụ thể:

  • Trần Hưng Đạo lấy Thiên Thành công chúa, người này là cô ruột của Trần Hưng Đạo
  • Vua Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm Hoàng Hậu, người này là chị em cô chú với vua Trần Thánh Tông
  • Vua Trần Minh Tông lấy Lệ Thánh Hoàng Hậu, người là là chị em cô chú vớ vua Trần Minh Tông

Nhưng từ nhà Lê trở về sau, nếu trong họ nội thân cùng quê mà lấy nhau, họ hàng sẽ không chấp nhận. Nếu cùng họ nhưng đã xa đời, thuộc chi khác nhau hay đã xa quê thì vẫn được lấy nhau.

Lý do không nên kết hôn với người cùng huyết thống

Do trước đây khoa học chưa phát triển, các nghiên cứu về gen và di truyền học chưa được nghiên cứu rộng rãi nên các anh chị em chú bác hay cô dì vẫn vô tư kết hôn với nhau.

Tuy nhiên hiện nay, di truyền học và việc nghiên cứu về gen đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Người ta phát hiện và công bố những người chung huyết thống mà kết hôn và có con với nhau, qua nhiều thế hệ nồi giống sẽ bị thoái hóa, thậm chí sinh ra quái thai hoặc sinh ra những đứa trẻ có trí tuệ không phát triển, đầu óc không được bình thường.

Không nên yêu và kết hôn với người cận huyết thống

Các bệnh lý do kết hôn cận huyết thống gây nên

Thực tế y học đã chứng minh hôn nhân cận huyết thống tạo cho những gen lặn bệnh lý ở chồng và vợ kết hợp với nhau sinh ra con dị  dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt  là bệnh tan máu bẩm sinh Thalas- semia [Thal].

Sơ đồ gene bệnh Thalassemia

Giải thích hiện tượng này, di truyền học cho biết, mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi gene, kể cả trường hợp bệnh lý. Cơ thể mỗi người có khoảng 500-600 nghìn gene, trong số đó không tránh khỏi có dăm bảy gene lặn bệnh lý, chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại.

Gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao. Trái lại, hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Kết hôn với người cùng huyết thống có khả năng sinh ra trẻ bị bệnh

Luật pháp nhiều nước cấm hôn nhân cận huyết thống

Chính vì nguyên nhân này mà pháp luật Việt Nam hiện nay quy định các đôi nam nữ có chung huyết thông 3 đời kể cả bên nội và bên ngoại đều không được kết hôn với nhau. Quy định này được đưa ra nhằm tránh tình trạng hôn nhân chung huyết thống hoặc huyết thống quá gần nhau sẽ sinh ra những đứa trẻ không bình thường.

Hôn nhân giữa những người có họ hàng gần không được pháp luật cho phép. Ngoài yếu tố đạo đức và phong tục, việc cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ nhằm duy trì sự cường tráng của thế hệ sau.

Không chỉ tại Việt Nam, mà hiện nay tại rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có quy định cụ thể và không chấp nhận hôn nhân hay kết hôn với người cùng huyết thống.

>>> Xem thêm: Bi kịch những đứa trẻ mang bệnh suốt đời từ hôn nhân cận huyết

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ của webdamcuoi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao không nên kết hôn với người cùng huyết thống hoặc có huyết thống quá gần nhau .

>>> Xem thêm: 8 điều kiêng kỵ trong cưới hỏi của người Việt

8 điều kiêng kị trong cưới hỏi của người Việt

>>> Xem thêm: Tiền nát là gì? Ý nghĩa của tiền nát trong phong tục cưới hỏi

Tiền nát là gì? Ý nghĩa tiền nát trong phong tục cưới hỏi?


bệnh lý, cận huyết thống, chung huyết thống, cùng huyết thống, dam cuoi voi nguoi cung huyet thong, đám cưới với người cận huyết thống, đám cưới với người chung huyết thống, hỏi đáp hôn nhân, kết hôn, kết hôn với người cận huyết thống, kết hôn với người chung huyết thống, kết hôn với người cùng huyết thống, lấy người cùng huyết thống, lya61 người cận huyết thống

Video liên quan

Chủ Đề