Luật xây dựng nhà ở 2023

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội [UBTVQH] về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Năm 2023: Trình Quốc hội Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi

Đáng chú ý, theo nghị quyết, vào tháng 9-2022, UBTVQH sẽ họp cho ý kiến dự án Luật Đất đai [sửa đổi] và dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10-2022].

Vào tháng 3-2023, UBTVQH sẽ cho ý kiến đối với dự án luật trình lần đầu hoặc thông qua theo quy trình 1 lần họp. Trong đó có 3 dự án quan trọng liên quan đến nhà đất và thị trường bất động sản gồm: Luật Đất đai [sửa đổi], Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi], Luật Nhà ở [sửa đổi].

Sau đó, dự kiến trình Quốc hội dự án Luật Đất đai [sửa đổi], Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi], Luật Nhà ở [sửa đổi] tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 [tháng 5-2023].

Trước đó, ngày 12-7, tại phiên họp thứ 13, UBTVQH đã cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ 3 và cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Về chuẩn bị kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết dự kiến kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 20-10-2022 và bế mạc vào ngày 18-11-2022.

Nhấn mạnh trọng tâm của kỳ họp thứ 4 tiếp theo là công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt trong đó có dự án Luật Đất đai [sửa đổi], các thành viên UBTVQH cho rằng đây là dự án luật khó, rất quan trọng.

Do đó, đề nghị các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan thẩm tra và cơ quan trình tiếp tục phát huy tinh thần phối hợp, cùng nhau chuẩn bị từ sớm, từ xa để hoàn thiện, bảo đảm chất lượng của dự án luật trước khi trình ra Quốc hội.

Thảo luận tại phiên họp, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, nhấn mạnh sửa Luật Đất đai là khó nhất, nhưng cũng được trông đợi nhất, cần huy động sự tham gia rộng rãi của chuyên gia, các lực lượng khác trong xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan liên quan tổ chức nhiều tọa đàm, hội thảo, trao đổi làm việc giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo để lấy ý kiến góp ý kỹ các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp 4.

"Thành công hay không thì phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, nhất là với dự án rất khó như dự án Luật Đất đai [sửa đổi] - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và yêu cầu Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương hoàn thiện dự kiến bước đầu nội dung của Kỳ họp thứ 4 để thông báo sớm cho các cơ quan được biết và chuẩn bị.

Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì? Khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần phải thông báo tới cơ quan nào? Không thông báo hoặc không đủ điều kiện để khởi công thì có được khởi công xây dựng công trình không? … HieuLuat sẽ giải đáp một phần những thắc mắc về pháp lý liên quan đến điều kiện khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có câu hỏi về khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ mong được giải đáp như sau:

1. Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ thì cần phải đảm bảo các điều kiện gì?

2. Thủ tục thông báo khởi công xây dựng công trình là nhà ở riêng lẻ được thực hiện như thế nào?

Chào bạn, xoay quanh vướng mắc về việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì?

Nhà ở riêng lẻ là nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập được xây dựng trong khuôn viên diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức [khoản 2 Điều 3 Luật Nhà ở 2014]. khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được hiểu là việc thực hiện xây dựng nhà ở riêng lẻ theo bản vẽ thiết kế, giấy phép xây dựng, quy hoạch xây dựng…đã được cấp, được phê duyệt.

Theo quy định tại khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, để được khởi công xây dựng công trình là nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Một là, phải có giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định pháp luật

Đối với những nhà ở riêng lẻ không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014, điều này được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì phải có giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hai là, chủ đầu tư/hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu công trình nhà ở riêng lẻ đã thực hiện thông báo về ngày khởi công đến cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại địa phương

Việc thông báo được chủ sở hữu/chủ đầu tư thực hiện trước ít nhất 3 ngày làm việc tới cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại địa phương là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ [bao gồm cả trường hợp nhà ở riêng lẻ phải xin cấp giấy phép xây dựng hoặc được miễn giấy phép xây dựng].

Ba là, có bản vẽ thi công của nhà ở riêng lẻ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Đối với trường hợp không được miễn giấy phép xây dựng, chủ đầu tư/chủ sở hữu nhà ở riêng lẻ phải có bản vẽ thi công của nhà ở riêng lẻ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt [Ủy ban nhân dân cấp huyện là đơn vị có thẩm quyền phê duyệt bản vẽ thi công này].

Bốn là, có mặt bằng để khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ

Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư/chủ sở hữu phải chuẩn bị sẵn mặt bằng [ví dụ diện tích đất ở để xây dựng đã được dọn dẹp để thực hiện thi công công trình…].

Năm là, đã ký kết hợp đồng thi công nhà ở riêng lẻ

Trong trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu nhà ở riêng lẻ không có năng lực hoặc không đủ năng lực để tự mình xây dựng nhà ở riêng lẻ thì phải ký kết, thuê đơn vị thầu có đủ khả năng thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo bản vẽ. Hợp đồng này phải được ký kết trước khi khởi công xây dựng công trình.

Sáu là, chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đảm bảo an toàn và có các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ

Ví dụ như có các biện pháp che chắn, cảnh báo người đi đường để tránh rơi vãi vật liệu xây dựng,...

Như vậy, trước khi khởi công xây dựng công trình là nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư/chủ sở hữu nhà ở riêng lẻ phải đảm bảo thỏa mãn cả 6 điều kiện pháp luật quy định như chúng tôi đã nêu ở trên.

Thủ tục thông báo khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 30, khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng 2020, việc thông báo khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ đến cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng được tiến hành như sau:

Một là, chuẩn bị thông báo

Pháp luật về xây dựng hiện nay không quy định việc thông báo buộc phải thực hiện bằng văn bản, tuy nhiên, để đảm bảo tránh bị xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình xây dựng nên chuẩn bị văn bản thông báo về việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Trong đó, nội dung thông báo thường gồm: Địa chỉ công trình xây dựng, tên của chủ đầu tư/chủ sở hữu, tên công trình [nếu có], quy mô xây dựng nhà ở riêng lẻ, tiến độ xây dựng dự kiến.

Ngoài ra, chủ đầu tư/chủ sở hữu công trình cần chuẩn bị thêm giấy phép xây dựng [nếu không được miễn], hồ sơ thiết kế xây dựng/bản vẽ xây dựng;

Hai là, gửi thông báo

Cơ quan tiếp nhận thông báo: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình nhà ở riêng lẻ và cơ quan chuyên môn về xây dựng tại cấp huyện nơi có nhà ở riêng lẻ khởi công xây dựng [Phòng quản lý đô thị]. 

Ba là, khởi công xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ

Sau khi đã thực hiện gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư/chủ sở hữu nhà ở riêng lẻ được quyền thi công công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ theo tiến độ như hợp đồng đã ký với chủ thầu.

Kết luận: Thủ tục thông báo tới cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại địa phương được thực hiện theo trình tự như chúng tôi đã nêu trên.

Trên đây là giải đáp về khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề