Mặt trận là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?
  • 2. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • 4. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • 5. Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • 6. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức
  • 7. Hoạt động đối ngoại nhân dân
  • 8. Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
  • 9. Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên trong hệ thống chính trị
  • 10. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tập theo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo nguyên tắc nào?

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?

Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định:

"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."

2. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

- Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

- Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

>> Xem thêm: Hàng tồn kho của doanh nghiệp là gì ? Nguyên tắc kế toán Hàng tồn kho

- Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.

- Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.

- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức và cá nhân quy định tại Điều 1 của Luật này và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Việc gia nhập, cho thôi làm thành viên, quyền và trách nhiệm của thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

5. Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

>> Xem thêm: Khái niệm giao kết hợp đồng, nguyên tắc giao kết hợp đồng ?

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:

+ Ở trung ương có Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh]; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương [sau đây gọi chung là cấp huyện]; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã]. Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác [sau đây gọi chung là khu dân cư]. Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.

6. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức

- Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, tổ chức không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ tự nguyện, được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

7. Hoạt động đối ngoại nhân dân

>> Xem thêm: Thành phần tổ chức và nguyên tắc hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết với các quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

8. Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

9. Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên trong hệ thống chính trị

- Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận có một đặc điểm đáng chú ý: Đảng vừa là thànhviên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận

Là thành viên, Đảng tham gia Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như mọi thành viên khác. Đại diện cấp uỷ Đảng tham gia uỷ ban Mặt trận có trách nhiệm sinh hoạt đầy đủ thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhất hành động. Cấp uỷ Đảng phải giáo dục đảng viên gương mẫu thực hiện chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên thoả thuậnvà tích cực tham gia công tácMặt trận tại khu dân cư

Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng và lợi íh chính đáng của các tầng lớp nhân dân: Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của Đảng viên. Thực tiễn lịch sử từ ngày thành lập Mặt trận đến nay đã chứng tỏ các thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận thông qua Đảng đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận và thông qua đại diện của cấp uỷ Đảng tham gia Uỷ ban Mặt trận cùng cấp. Đảng chăm lo bồi dưỡng cán bộ và giới thiệu những Đảng viên có phẩm chất, có tín nhiệm trong các tầng lớp nhân dân, có năng lực làm công tác Mặt trận, để Mặt trận chọn cử theo đúng điều lệ. Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền. Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và hoạt động sáng tạo của Mặt trận; Đảng lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận đối với sự lãnh đạo của Đảng và đối với cán bộ Đảng viên. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Mặt trận không ngừng được củng cố và mở rộng. Mặt trận có nhiệm vụ truyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức mới, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt trận có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước là yếu tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự vững mạnh của chế độ.

- Mối quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền:

Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Quyền hạn của Mặt trận đã được Hiến pháp và pháp luật qui định Mặt trận hoạt động theo pháp luật và qui chế làm việc đã được thoả thuận giữa Mặt trận và chính quyền.

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa song ngữ Anh - Việt

Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền làm chủ, bầu ra cơ quan dân cử, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ viên chức Nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng góp ý kiến với cơ quan Nhà nước các cấp, vận động nhân dân xây dựng các qui ước, qui chế trên địa bàn cư trú về các vấn dề liên quan đến đời sống nghĩa vụ và lợi ích của công dân phù hợp với pháp luật. Mặt trận tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, gây phiền hà cho dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân.

Nhà nước dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nước. Đó cũng là sức mạnh của bản thân Nhà nước.

Trong quá trình ra các quyết định về quản lý và điều hành, Nhà nước các cấp cần lắng nghe những kiến nghị của Mặt trận và các đoàn thể. Nhà nước căn cứ qui chế tổ chức và cơ chế hoạt động để giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận. Nhà nước cần tiếp tục thể chế hoá quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội và xây dựng cuộc sống tự quản của dân.

Nhà nước phối hợp với Mặt trận trong việc chăm lo lợi ích chính đánh của nhân dân, trong việc vận động các tầng lớp nhân dânđẩy mạnh phong trào hành động thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế xã hội.

Một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. để Mặt trận làm tròn trách nhiệm là cơ sở chính trịcủa chính quyền nhân dân, sự phối hợp giữa Mặt trận với Nhà nước phải như nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: " Thực hiện thành nền nếp iệc đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt trận về những quyết định chủ trương lớn" ngày một chặt chẽ và cụ thể hơn.

10. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tập theo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo nguyên tắc nào?

Điều 12 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định:

"Điều 12. Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức tổ chức, hoạt động để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."

>> Xem thêm: Hiệp hội các nước Đông Nam Á [ASEAN] là gì ? Mục tiêu, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức của ASEAN

Video liên quan

Chủ Đề