Máy bay trực thăng bay ở độ cao bao nhiêu

Mẫu trực thăng không người lái AR500C của Trung Quốc hôm 27/9 hoàn thành chuyến bay thử tại sân bay dân dụng cao nhất thế giới.

Trực thăng không người lái AR500C bay thử hôm 27/9. Ảnh: AVIC.

Nguyên mẫu AR500C do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Nhà nước Trung Quốc [AVIC] chế tạo đã vượt qua chuyến bay thử nghiệm trên cao nguyên đầu tiên tại sân bay Daocheng Yading có độ cao 4.411 m so với mực nước biển. Đây là kỷ lục mới về độ cao cất, hạ cánh mà một chiếc máy bay trực thăng không người lái của Trung Quốc đạt được.

Trong suốt chuyến bay kéo dài 15 phút, phương tiện đã hoàn thành một loạt các bài kiểm tra bao gồm tăng độ cao, bay lượn, xoay vòng và một thao tác khác trước khi hạ cánh ổn định, AVIC cho biết trong một tuyên bố vào hôm qua.

Sân bay Daocheng Yading, nằm ở châu tự trị Garze của tỉnh tứ xuyên, đặc trưng bởi không khí loãng, thời tiết khắc nghiệt và địa hình phức tạp, đặt ra thách thức lớn đối với thiết kế cánh quạt và động cơ. Chuyến bay thử nghiệm thành công đã chứng minh những đột phá về công nghệ và khả năng bay trên mọi loại địa hình của AR500C.

Trước đó, hồi tháng 5, AR500C đã hoàn thành chuyến bay kéo dài 20 phút tại một sân bay có độ cao thấp ở tỉnh Giang Tây, hứa hẹn có nhiều tiềm năng ứng dụng trong vận tải, tuần tra, cứu hỏa, giám sát hàng hải và tìm kiếm rò rỉ phóng xạ hạt nhân hoặc hóa chất.

Chuyến bay hôm Chủ Nhật cho thấy AR500C có thể cất cánh ở sân bay cao hơn 4.400 m và đạt độ cao tối đa 7.000 m so với mực nước biển. Theo AVIC, phương tiện được thiết kế có thể bay liên tục ít nhất 5 giờ với trọng tải 80 kg, có nghĩa mỗi chuyến bay sẽ vận chuyển đủ thực phẩm cho 30 người tiêu thụ trong một ngày.

AVIC trước đây đã phát triển một số loại trực thăng không người lái nhưng chúng không được thiết kế đặc biệt để bay trên cao nguyên. Theo các chuyên gia, so với trực thăng tự lái thông thường, những chiếc được sản xuất cho các hoạt động trên cao nguyên cần động cơ mạnh mẽ hơn, khả năng thích ứng với nhiệt độ tốt hơn và một số sửa đổi cụ thể khác.

Đoàn Dương [Theo China Daily/ECNS]

Như chúng ta đã biết, các máy bay thương mại phải bay phần lớn quãng đường ở độ cao hơn 10.000m, tức là cao hơn cả đỉnh Everest. Thế nhưng tại sao lại như vậy? Không phải bay thấp sẽ an toàn hơn sao?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Máy bay có trọng lượng tới cả trăm tấn. Nhiều người sẽ tự hỏi vậy thứ lực khủng khiếp nào có thể nhấc “con quái vật không trung” ấy lên khỏi mặt đất? Câu trả lời chính là lực nâng khí động lực học.

Cụ thể, một chiếc máy bay chuyển động bao giờ cũng chịu tác dụng của 4 lực: lực kéo, lực cản của không khí, lực hấp dẫn và lực nâng. Theo đó, khi máy bay chạy trên đường băng, dòng khí chảy bao quanh cánh máy bay sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa mặt dưới cánh và mặt trên cánh.

Hệ quả vật lý của hiện tượng này là một lực nâng xuất hiện theo hướng từ dưới mặt đất đẩy lên trời. Máy bay càng di chuyển nhanh, lực tăng này càng lớn, cho tới mức lực nâng thắng được trọng lực Trái đất, nhấc bổng cỗ máy khổng lồ hàng trăm tấn lên không trung.

Thực tế, máy bay có thể bay ở độ cao bao nhiêu tùy ý thích. Kỷ lục thế giới từng ghi nhận trường hợp máy bay SR – 71 Blackbird của Mỹ đạt tới độ cao gần 26km so với mặt nước biển năm 1976. Còn máy bay thương mại dân dụng thông thường thì bay ở độ cao 8,5km - 10,7km, tức là nằm trong phần trên tầng đối lưu của khí quyển.

Các máy bay thương mại thường bay ở độ cao trên 10.000m.

Lý do máy bay thương mại thường bay cao hơn 10.000m

Một trong những lý do chính khiến những chiếc máy bay thương mại phải bay cao đến vậy là càng lên cao không khí càng loãng giúp máy bay dễ dàng di chuyển hơn, nhanh hơn, tốn ít nhiên liệu hơn.

Hiện tại, các máy bay thương mại thường bay ở độ cao từ 10.000 – 12.800m. Nếu cơ trưởng cho bay quá cao, động cơ không thể đốt cháy do nhiệt độ thấp; còn nếu bay thấp thì gặp sức cản của không khí. Cách tối ưu nhất là tăng độ cao thay vì bay thẳng ở độ cao 10.000 m do sức nặng của máy sẽ giảm dần theo lượng nhiên liệu đã sử dụng và sức cản không khí.

Khi bay ở độ cao từ 10.000 m trở nên, máy bay sẽ tránh được phần lớn thời tiết xấu hay bị nhiễu sóng. Nếu đã từng một lần đi máy bay bạn sẽ thấy bầu trời trong xanh khi ở trên cao nhưng khi hạ cánh lại thấy mưa phùn buồn tẻ.

Tất nhiên máy bay vẫn có thể bay khi có bão nhưng điều đó quá mạo hiểm. Vì thế, các hãng hàng không thường hủy bay khi gặp thời tiết cực cực đoan này.

Bay cao không chỉ tránh lực cản không khí hay những tòa cao ốc mà còn giúp máy bay không đụng phải những vật cản khác những đàn chim với số lượng lớn hay thiết bị Drone [thiết bị bay không người lái] có thể va chạm với tốc độ cao hoặc bị cuốn vào động cơ máy bay.

Drone là điều đương nhiên nhưng chim làm sao có thể? Trong thực tế đã có nhiều va chạm giữa chim sắt và chim thật. Ví dụ, chuyến bay US Airways 1549 ngày 15-1-2009 phải hạ cánh khẩn cấp ở sông Hudson chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay LaGuardia [New York] do bị một đàn chim bất ngờ tấn công.

Máy bay hạ cánh khi tới điểm đến là điều rất bình thường và không có gì đáng nói nhưng nếu bất ngờ gặp sự cố và phải hạ cánh khẩn cấp lại là một chuyện khác.

Lúc này, ở độ cao 10.000m nếu như động cơ bị hỏng, phi công có đủ thời gian để đưa ra giải pháp và tìm nơi hạ cánh an toàn [có thể là đáp xuống biển chẳng hạn]. Đồng thời không để máy bay giảm tốc độ hoặc rơi quá nhanh khi tiếp đất.

Những máy bay hạng nhẹ thường bay với độ cao thấp hơn nên có quy định riêng. Các cơ quan hàng không trên khắp thế giới, bao gồm Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh [CAA] và Cục Hàng không Mỹ đều áp dụng độ cao an toàn thấp nhất là 304 m so với vật cố định cao nhất trong khu vực bay.

Thi Vân [tổng hợp]

01:42

19:20 24/2/2022 19:20 24/2/2022 Kinh nghiệm du lịch 21.3K

Cặp cá sấu đen Nam Mỹ ở một vườn thú tại Ba Lan từng gây chú ý vì không có con dù sống chung với nhau nhiều năm.

00:55

19:52 28/10/2021 19:52 28/10/2021 Kinh nghiệm du lịch 14 26.8K

Trong chuyến tham quan Công viên Động vật Hoang dã Bắc Kinh [Trung Quốc], ông Jiang đã nhảy khỏi xe và lại gần khu nuôi đàn hổ trắng, bất chấp lời cảnh báo của các nhân viên.

01:36

07:03 3/10/2021 07:03 3/10/2021 Kinh nghiệm du lịch 19.6K

Dung nham từ ngọn núi lửa Cumbre Vieja [La Palma, Tây Ban Nha] đã phá hủy hơn 500 tòa nhà và khiến khoảng 6.000 người dân phải sơ tán.

02:20

07:03 28/9/2021 07:03 28/9/2021 Kinh nghiệm du lịch 63 29.4K

Cầu là những cấu trúc khổng lồ thường đứng yên. Tuy nhiên, một số cây cầu được thiết kế có thể nâng hoặc hạ để phục vụ nhiều mục đích.

01:00

13:18 26/9/2021 13:18 26/9/2021 Kinh nghiệm du lịch 14.4K

Ngày 19/9 ở Canterbury [Anh], đám đông người dân và du khách đã tụ tập bên bờ sông Stour để theo dõi cuộc đua vịt nhựa. Đây là sự kiện gây quỹ do câu lạc bộ địa phương tổ chức.

01:51

17:35 25/9/2021 17:35 25/9/2021 Kinh nghiệm du lịch 34 14.1K

Gần 2.500 chiếc sừng tê giác đã bị đốt trong một buổi lễ ở Ấn Độ nhân Ngày Tê giác thế giới [22/9]. Đây đều là tang vật trong các vụ buôn lậu từ năm 1969.

02:44

09:22 24/9/2021 09:22 24/9/2021 Kinh nghiệm du lịch 19.9K

Theo truyền thuyết địa phương, giếng Barhout ở Yemen là nhà tù dành cho ma quỷ. Người dân địa phương thường không lui tới hay nhắc đến cái hố vì sợ gặp xui xẻo.

02:44

13:25 22/9/2021 13:25 22/9/2021 Kinh nghiệm du lịch 20.1K

Tàu du lịch là công trình kỹ thuật nổi mất nhiều năm để xây dựng. Tuy nhiên, chúng có thể được chuyển đổi thành nơi nghỉ dưỡng hoặc bị phá dỡ khi không còn khả năng hoạt động.

00:45

16:28 19/9/2021 16:28 19/9/2021 Kinh nghiệm du lịch 19.8K

Johnni DiJulius [29 tuổi] mới đây đã thực hiện pha hành động táo bạo trên bầu trời ở Washington, Mỹ. Anh đứng trên cánh máy bay đang nhào lộn ở tốc độ cao.

01:33

07:25 19/9/2021 07:25 19/9/2021 Kinh nghiệm du lịch 63 26.7K

Ước tính khoảng 400-500 năm tuổi, cây sồi nằm ở thành phố Charleston [Nam Carolina, Mỹ] là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách.

Video liên quan

Chủ Đề