Máy lấy dấu vân tay làm căn cước công dân

14:38, 03/05/2021

Thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là một trong những bước quan trọng khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân. Vậy liệu người không lấy được vân tay có được làm CCCD không?

Người không lấy được vân tay có làm CCCD được không? [Ảnh minh  họa]

Thông thường, trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA gồm có:

[1] Điền vào tờ khai căn cước công dân theo quy định;

[2] Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân [trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống] với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân;

[3] Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

[4] Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

[5] Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn [trừ trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác]

Có thể thấy, thu thập vân tay là bước cần có khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, thực tế xảy ra một số trường hợp người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD không lấy được vân tay. Liệu họ có làm CCCD được không?

Tại điểm d Khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định như sau:

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân sẽ thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay. Trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA nêu rõ quá trình thu nhận vân tay của công dân như sau:

Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái.

Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.

Như vậy, người không lấy được vân tay vẫn được làm Căn cước công dân, trong trường hợp này cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Bảo Ngọc

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Con trai tôi sắp 14 tuổi, tới tuổi làm thẻ Căn cước công dân; nhưng cháu bị bệnh viên da cơ địa từ còn nhỏ nên đã mất dấu vân tay, như vậy khi đi làm thẻ Căn cước công dân thì phải làm sao? Tôi xin cám ơn.

Căn cứ theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân:

"Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân."

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân hiện nay như thế nào?

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:

"Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật."

Trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước công dân như thế nào?

Theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

"Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
a] Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;
b] Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.
Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;
c] Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;
d] Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;
đ] Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này."

Người không lấy được dấu vân tay thì có thể làm thẻ căn cước công dân hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA về thu thập thông tin công dân thì:

"Điều 5. Thu nhận thông tin công dân
3. Thu nhận vân tay của công dân theo các bước như sau:
Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay phải [ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út];
Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay trái [ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út];
Thu nhận vân tay phẳng của 2 ngón cái chụm;
Thu nhận vân tay lăn 10 ngón theo thứ tự: Ngón cái phải, ngón trỏ phải, ngón giữa phải, ngón áp út phải, ngón út phải, ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón giữa trái, ngón áp út trái, ngón út trái.
Trường hợp không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được."

Do đó, dù không thu nhận được đủ 10 vân tay, con trai bạn vẫn được làm thẻ Căn cước công dân. Trường hợp này, cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân
Căn cứ pháp lý

Thực tế, có nhiều trường hợp người dân vì lý do nào đó mà dấu vân tay không rõ hoặc mất dấu vân tay. Trong khi, muốn làm Căn cước công dân thì cần có dấu vân tay. Vậy những người mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi công dân. Văn phòng Luật sư Nhật Bình sẽ làm rõ vấn đề này.

Câu hỏi:

Tôi hiện tại đang 22 tuổi nhưng chưa có thẻ Căn cước công dân. Nghe nói khi làm thẻ cần lấy dấu vân tay mà do hồi nhỏ bị bỏng nên 3 ngón tay trái không còn dấu vân tay. Vậy tôi có thể làm thẻ Căn cước công dân được không?

Văn phòng Luật sư xin được trả lời câu hỏi như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Căn cước công dân năm 2014.
  • Thông tư số 11/2016/TT-BCA.

1. Nội dung tư vấn về mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân.

- Quy định pháp luật về thẻ Căn cước công dân:

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch; nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật.

Đối tượng làm thẻ Căn cước công dân là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của người dân và có giá trị để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thẻ được dùng để xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; có thể thay hộ chiếu trong một trường hợp pháp luật quy định.

Trước khi làm rõ việc mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân hay không; thì chúng ta sẽ làm rõ những nội dung cần có của một thẻ Căn cước công dân.

2. Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân.

Thẻ Căn cước công dân bao gồm những thông tin sau:

  • Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do -Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, hộ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn.
  • Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, thág, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Như vậy, có thể thấy trên đây là nội dung cơ bản cần có của một thẻ Căn cước công dân.

3. Quy trình cấp thẻ Căn cước công dân.

- Công dân điền vào tờ khai theo mẫu quy định.

-  Người được giao nhiệm vụ sẽ thu thập; cập nhật thông tin; tài liệu quy định theo luật để kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

- Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu nhập vân tay của người đến làm thủ tục.

- Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.

- Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm đã quy định. Trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác; thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

4. Vậy mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân không?

Theo những quy định trên; có thể thấy việc thu thập dấu vân tay là việc bắt buộc để làm thẻ Căn cước công dân. Vậy trong trường hợp công dân mất dấu vân tay thì pháp luật quy định xử lý như thế nào.

- Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Thông tư số 11/2016/TT-BCA quy định về việc thu nhận dấu vân tay là:

“Thu nhận vân tay của công dân của công dân: Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái.

Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.”

- Vậy nếu công dân không thể thu được đủ 10 dấu vân tay thì người được giao nhiệm vụ sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.

- Như vậy, dấu vân tay là nội dung bắt buộc có trong căn cước công dân. Nhưng vì bạn bị bỏng nên ba ngón tay không còn dấu vân tay; bạn vẫn có thể làm thẻ Căn cước công dân. - Do không thể thu đủ 10 dấu vân tay nên người được giao nhiệm vụ sẽ mô tả; nhận thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được của bạn.

5. Mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân gắn chip không?

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai làm Căn cước công dân gắn chip cho người dân; với mục tiêu cấp 50 triệu Căn cước công dân có gắn chip điện tử cho các trường hợp đủ điều kiện trước ngày 01/7/2021. Tuy nhiên, trong quá trình làm Căn cước công dân gắn chip phát sinh trường hợp công dân mất dấu vân tay không thể thu nhận để làm thẻ. Theo quan sát thực tế, phần lớn những trường hợp như vậy đều bị cán bộ trả giấy tờ, người dân không thể làm thẻ.

Do mới triển khai thực hiện, nên đối với những trường hợp như vậy vẫn chưa có quy định để xử lý. Nhưng việc người dân không thể làm thẻ sẽ khiến quyền lợi của công dân không được đảm bảo. Vậy hy vọng rằng trong thời gian tới; các cơ quan có thẩm quyền có thể ra những quy định để giải quyết trường hợp trên sao cho công dân được làm thẻ Căn cước công dân đầy đủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Nhật Bình về việc mất dấu vân tay được làm Căn cước công dân hay không. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ thông tin sau đây:

Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

Nhat Binh Law - NBL
Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel     : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 [Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu]
Email :
Website: luatsurienghcm.com

Video liên quan

Chủ Đề