Mề đay dị ứng là gì

Mày đay [hay còn gọi là mề đay] là căn bệnh thường gặp, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng mày đay lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh lý này, người bệnh cần tìm được nguyên nhân gây bệnh. 

Do một số hạn chế, hiện nay hầu hết bệnh nhân không được tư vấn đầy đủ về nguyên ngân gây bệnh mày đay. Nguyên nhân gây bệnh mày đay trên thực tế rất đa dạng và phức tạp. Một người có thể dị ứng nhiều thứ. Ngoài ra, có thể dị ứng thứ trước đây vẫn tiếp xúc bình thường. Có đến 50% trường hợp mày đay không tìm được nguyên do gây bệnh. Không phải ai cũng có nguyên nhân giống nhau nên việc kiêng cữ sẽ tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi người. Nguyên tắc chung của dị ứng: Tiếp xúc sẽ bị lại.

Mày đay nổi tại nhiều vị trí trên cơ thể người bệnh

Dấu da vẽ nổi ở bệnh nhân mày đay


Một số nguyên nhân gây bệnh mày đay thường gặp


1. Do thức ăn


Thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, đồ uống lên men [bia, rượu nhất là rượu ngâm động vật]. Những thức ăn bình dân, thông thường nhất, “lành nhất” cũng có thể gây mày đay như cơm, đậu nành, bánh mì,...


2. Do thuốc


Tất cả các loại thuốc đều có thể gây mày đay. Thường gặp nhất là kháng sinh. Các thuốc điều trị cảm cúm, viêm khớp, huyết áp đều có thể gây mày đay. Đôi khi một người chỉ dị ứng với tôm nuôi, không dị ứng với tôm biển do sản phẩm chăn nuôi có dư lượng kháng sinh.


Mày đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng vài ngày.


3. Do tác nhân đường hô hấp


Hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc, nấm mốc, hương liệu. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh này người bệnhnên vệ sinh chỗ ở thường xuyên. 


4. Do nhiễm trùng


Nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu, sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột [giun, sán] hay nhiễm nấm ở da, nội tạng. Các trường hợp nhiễm trùng đôi khi tiềm ẩn, chưa phát hiện.


5. Do nọc độc


Từ các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, bọ chét, ong, kiến, sâu. Thường nguyên nhân này dễ nhận ra. Một số loài nhỏ như mạt bụi nhà ở giường ngủ đôi khi bị bỏ sót.


6. Do tiếp xúc với hóa chất


Từ các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng,… Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mày đay. 


7. Do tác nhân vật lý

- Do áp lực tì đè, chứng da vẽ nổi. Người bệnh nên mặc quần áo rộng thoáng nếu bị nguyên nhân này. - Do vận động, xúc cảm như mệt nhọc, gắng sức, stress.

- Do lạnh, do nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước [thay đổi thời tiết, mưa, tắm].


8. Do các bệnh hệ thống


Mày đay có thể xuất hiện do người bệnh mắc bệnh toàn thân như lupus ban đỏ, tiểu đường, cường giáp, viêm mạch máu...


9. Do di truyền


Nếu trong gia đình có người từng bị mày đay, khả năng người thân trong gia đình mắc bệnh cũng không nhỏ. 


Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng mày đay lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh [mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, khó chịu]. Người bệnh khi có những biểu hiện: nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu,…cần đến khám sớm tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh trực tiếp. 


Khoa Da liễu – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng là địa chỉ điều trị các bệnh lý về mẩn ngứa, mề đay đáng tin cận. Đội ngũ bác sĩ Da liễu giàu kinh nghiệm cùng các xét nghiệm chính xác, nhanh chóng có thể giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân gây bệnh, đề xuất hướng điều trị phù hợp để giúp người bệnh sớm phục hồi. 


BS CKI Đặng Quốc Thành Phòng khám Da liễu

Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng


 

Nổi mề đay [hay mày đay] thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi gây phù ở dưới da hay mô kẽ. Khoảng 20% dân số từng gặp phải tình trạng này một lần trong đời.

Tìm hiểu chung

Bệnh nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay ngứa [hay mày đay] là một bệnh lý ngoài da, đặc trưng bởi sự xuất hiện nhanh các vùng phồng rộp, phù nề với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường có quầng đỏ bao quanh. Người bệnh khi nổi mề đay khắp người hay có cảm giác ngứa, nóng rát, châm chích và các biểu hiện này thường tự hết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.

Bất kỳ ai cũng đều có khả năng bị nổi mề đay, phù mạch hay cả hai. Trong đó, tình trạng nổi mề đay thường phổ biến hơn. Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ phản ứng với nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau có thể bị nổi mề đay liên tục.

Phân loại mề đay

Dựa theo thời gian tồn tại các triệu chứng mà tình trạng nổi mề đay được chia thành:

  • Mề đay cấp tính: thời gian kéo dài dưới 6 tuần, các dấu hiệu thường biến mất sau vài giờ đến vài ngày.
  • Mề đay mạn tính: thời gian kéo dài hơn 6 tuần, các tổn thương trên da xuất hiện hàng ngày hoặc tái phát theo từng đợt.

Người bị nổi mề đay mạn tính có thể ở dạng tự phát hoặc cảm ứng. Một số người tồn tại cả hai dạng này cùng lúc. Trong đó, ngứa nổi mề đay cảm ứng là tình trạng bị nổi mề đay khi có một tác nhân gây ra phản ứng quá mẫn ở người bệnh [dị ứng nổi mề đay], bao gồm:

  • Da vẽ nổi [symptomatic dermographism]
  • Mề đay lạnh
  • Mề đay do choline hay mề đay cholinergic
  • Mề đay do tiếp xúc
  • Mề đay do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ
  • Phù mạch do rung [vibratory angioedema]
  • Mề đay do nước [aquagenic urticaria]

Khi phản ứng dị ứng xảy ra, cơ thể sẽ giải phóng một hóa chất có tên gọi là histamin. Chất này khiến cho những mạch máu nhỏ [mao mạch] bị rò rỉ dịch ra ngoài. Dịch thất thoát tích tụ ở dưới da và gây ra các nốt phồng rộp, sưng nề. Bạn có thể bị nổi mề đay khắp người hoặc ở một vùng nào đó trên cơ thể.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu và triệu chứng nổi mề đay [mày đay]

Hình ảnh nổi mề đay trên một vùng da

Hiện tượng dị ứng nổi mề đay có những biểu hiện khác nhau ở từng người và từng trường hợp. Hình ảnh nổi mề day có thể khiến bạn lo lắng nhiều hơn khi chúng xuất hiện. Những triệu chứng bệnh mề đay dễ nhận biết bao gồm:

  • Có các nốt hay mảng sần, phồng rộp, màu đỏ hay sưng lên trên bề mặt da
  • Điểm giữa các mảng mề đay chuyển sang màu trắng khi dùng tay nhấn vào
  • Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da
  • Phù mạch [sưng nề vùng hạ bì hay các lớp dưới da]

Hình thái và kích thước mày đay cũng rất đa dạng, có thể nhỏ hoặc lớn, có khi hình cung, hình tròn hay mảng lớn trông như bản đồ.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy có các dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Các triệu chứng nổi mề đay không cải thiện sau 2 ngày
  • Cảm thấy lo lắng về tình trạng mề đay ở con mình
  • Các mảng mày đay lan rộng
  • Mề đay liên tục tái phát [có thể do bạn bị dị ứng với một tác nhân nào đó]
  • Cảm thấy hơi sốt hoặc không khỏe
  • Có dấu hiệu bị sưng phù ở dưới da [bị phù mạch]

Trường hợp có các biểu hiện lâm sàng dưới đây, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi đến số cấp cứu 115:

This post is also available in: English [English]

Mề đay là một dạng phát ban do dị ứng. Mề đay có thể nổi một phần hoặc toàn thân và rất ngứa. Mề đay có thể nhẹ và tự hết khi ngưng tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Tuy nhiên, khi dị ứng lặp lại, phát ban toàn thân có thể nặng và kèm theo các triệu chứng khác như khò khè khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.

Bệnh nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là tình trạng da bị nổi mề đay, những nốt mẩn và ngứa, xảy ra ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra các khu vực khác. Việc bị dị ứng nổi mề đay không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong cả ngày dài, kể cả khi đi ngủ.

Những dấu hiệu và triệu chứng nổi mề đay là gì?

Dưới đây là một số triệu chứng nổi mề đay ngứa cơ bản:

  • Nổi ban đỏ hoặc trắng ở trên mặt, thân, tay hoặc chân
  • Các loại ban khác nhau về kích thước và hình dạng
  • Ngứa.

Những triệu chứng trên tái phát thường xuyên và không thể lường trước được, đôi khi trong vòng vài tháng hoặc vài năm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bệnh nổi mề đay:

  • Không thuyên giảm trong vòng 48 giờ
  • Trở nặng
  • Mề đay gây đau đớn
  • Làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày
  • Xuất hiện cùng với các triệu chứng khác
  • Không đáp ứng với phương pháp điều trị.

Bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:

  • Cảm thấy choáng váng
  • Cảm thấy tức ngực hoặc khó thở
  • Cảm thấy khô lưỡi và sưng họng.

Nguyên nhân nào gây ra nổi mề đay?

Histamin và các loại thuốc khác thẩm thấu vào trong máu có thể là nguyên nhân nổi mề đay.

Những ai thường mắc phải bệnh nổi mề đay?

Nổi mề đay dị ứng là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nổi mề đay cấp tính hay còn được gọi là nổi mề đay ngắn hạn thường phổ biến và ảnh hưởng đến khoảng 1/5 dân số tại một số thời điểm. Trong khi đó, nổi mề đay mạn tính hay nổi mề đay lâu dài thì ít phổ biến hơn. Nổi mề đay thường phổ biến ở trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 60, những người có tiền sử bị dị ứng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay, chẳng hạn như:

  • Giới tính. Phụ nữ bị nổi mề đay nhiều gấp đôi so với đàn ông
  • Tuổi tác. Người trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nổi mề đay?

Bệnh nổi mề đay có thể được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm và một số câu hỏi về đặc điểm triệu chứng của bạn. Bạn có thể được yêu cầu viết ra những gì bạn làm hàng ngày, những loại thuốc, thực phẩm bổ sung mà bạn có, bạn ăn và uống những gì, vị trí nổi mề đay trên cơ thể và mất bao lâu thì vết ban mờ đi. Ngoài ra, để chắc chắn, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu và xét nghiệm dị ứng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nổi mề đay?

Nổi mề đay ngứa thường không cần điều trị trong khoảng một vài ngày. Trong một số trường hợp, cách trị nổi mề đay có thể là thuốc để làm giảm cảm giác khó chịu và corticosteroid ngắn hạn để điều trị một số trường hợp nổi mề đay.

Để kiểm soát được bệnh thì việc xử lý bất cứ yếu tố tiềm ẩn nào gây ra các triệu chứng trên là một điều rất quan trọng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nổi mề đay?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Mặc quần áo sáng màu
  • Tránh chà xát hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại
  • Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ
  • Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó bạn đang làm gì, ăn gì… điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh
  • Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.

Nổi mề đay kiêng gì?

Bên cạnh dùng thuốc, người bị nổi mề đay cũng cần kiêng một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:

  • Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê
  • Các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, v.v.
  • Các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa, v.v.
  • Đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
  • Muối
  • Nước nóng. Nước nóng sẽ làm da dễ bị tổn thương hơn.

Như các bệnh dị ứng khác, để phòng tránh mề đay, cách tốt nhất là tránh các chất gây dị ứng. Bạn hãy để ý thời gian, địa điểm, mùa nào trong năm hoặc lần tiếp xúc với các chất lạ, ăn thức ăn lạ… mà gây dị ứng nổi mề đay.

Tuy mề đay có thể chữa được dễ dàng bằng thuốc chống dị ứng nhưng đừng cố tiếp xúc lặp lại [như ăn một món khoái khẩu gây dị ứng] vì dị ứng lần sau sẽ nặng hơn và có nguy cơ sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng nếu không kịp cấp cứu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề