Mẹo chữa bệnh ngứa ngoài da

Khi bị dị ứng, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khắp người. Thay vì đến cơ sở y tế để thăm khám xác định nguyên nhân nhiều người lựa chọn cách chữa dị ứng da tại nhà bởi sự tiện lợi, tiết kiệm và dễ thực hiện. Vậy các cách chữa dị ứng tại nhà có thực sự hiệu quả và an toàn? Nếu bạn đang quan tâm đừng bỏ lỡ bài chia sẻ dưới đây của các chuyên gia Hewel.


Dị ứng da là tình trạng phản ứng quá mẫn cảm khi hàng rào bảo vệ gan bị rối loạn và dị ứng da được xem là một phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch khi cơ thể gặp những tác nhân gây kích ứng da. Các tác nhân gây dị ứng da có thể bắt nguồn từ những yếu tố như bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi, thực phẩm, thuốc hoặc vắc xin…

Đặc biệt, dị ứng da, nổi mẩn ngứa kéo dài khiến da viêm nhiễm [do trầy khi gãi] có thể xuất phát từ bệnh lý về gan hoặc do chức năng gan suy giảm, khiến khả năng đào thải chất độc trong cơ thể kém. Độc tố tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ phát tán dưới da và gây dị ứng da, mẩn ngứa.

Dị ứng da gây ra nhiều khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh

Tình trạng dị ứng da có thể tập trung ở một khu vực nhất định như những vùng da mặt, lưng, cổ, tay, chân… một số trường hợp dị ứng da nặng có thể lan rộng ra toàn thân. Dị ứng da có một số triệu chứng cụ thể như:

  • Da khô nứt nẻ, bong tróc
  • Có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, châm chích, sưng đau, khó chịu
  • Da bị sưng viêm, phù nề, nổi mẩn đỏ
  • Nổi mề đay hoặc phát ban
  • Các đốm nhỏ li ti xuất hiện trên da
  • Mắt đỏ và ngứa
  • Họng, lưỡi, môi sưng
  • Da xuất hiện mụn nước, mủ
  • Dị ứng da mặt sưng đỏ, mẩn ngứa

Ngoài những triệu chứng cơ bản trên, dị ứng da có liên quan đến bệnh lý gan còn xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, hơi thở có mùi, đau tức hạ sườn phải, nổi mề đay, mẩn ngứa…

Dị ứng da có thể tự khỏi trong vòng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh có nguy cơ bị phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ… nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Một số cách chữa dị ứng tại nhà theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng như:

Phương pháp này giúp các mạch máu co lại, lượng máu vận chuyển tới khu vực tổn thương giảm đi, đồng thời có thể làm dịu vùng da bị tổn thương. Biện pháp tắm nước mát và chườm lạnh có thể đem lại hiệu quả với các trường hợp dị ứng da do tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật [chó, mèo] …

Nhờ vào các thành phần như vitamin, các axit amin, nước… đặc biệt với hoạt chất chống oxy hóa bên trong loại thảo dược này nên nhiều người dùng nó để dưỡng ẩm, làm dịu, giảm nóng, ngoài ra nhiều người còn dùng nha đam trong các trường hợp dị ứng da vì nha đam có tác dụng ức chế vi khuẩn, sát trùng và có thể ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.

Uống nhiều nước giúp cơ thể và đặc biệt là gan thanh lọc độc tố hiệu quả hơn, do đó bổ sung nước là biện pháp đơn giản có thể cải thiện triệu chứng dị ứng da như ngứa ngáy, nóng rát, nổi mẩn đỏ…

Một số loại cây thuốc Nam được nhiều người tin tưởng và sử dụng để chữa dị ứng da như: Lá đơn đỏ, lá mướp, lá khế, rau hẹ, kim ngân, cam thảo đất… vì các loại cây này có tính ôn hòa, lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng cần phải kiên trì và đúng liều lượng mới có thể có đem lại hiệu quả.

Các loại cây thuốc Nam được nhiều người sử dụng để chữa dị ứng tại nhà tuy nhiên hiệu quả chậm và tốn nhiều thời gian

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào như vitamin E, B, axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong mật ong có thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi hàng rào bảo vệ da, làm dịu và mềm da, tăng cường dưỡng ẩm, từ đó có thể cải thiện dị ứng da, ngứa da.

Yến mạch chứa hàm lượng kẽm dồi dào cùng với nhiều acid ferulic, beta-glucan, avenanthramides nên có thể làm dịu vùng da bị tổn thương, nóng da do dị ứng gây ra, đồng thời có thể giảm tình trạng khô ráp, dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng dị nguyên gây kích ứng dị ứng da.

Theo Y học cổ truyền trà xanh có vị đắng, chát và có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Do đó, tắm lá chè xanh là mẹo được nhiều người áp dụng cho các trường hợp bị rôm sảy, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, nổi mề đay, mẩn ngứa….

Cho đến nay, các phương pháp chữa dị ứng theo kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng khoa học, do đó cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. Hơn nữa, các biện pháp trên không áp dụng cho trường hợp dị ứng do bệnh lý gan mật. Đó là chưa kể việc áp dụng tùy tiện với những làn da nhạy cảm có thể khiến tình trạng bệnh nặng, phát sinh các triệu chứng cơ năng và tổn thương da.

Đặc biệt, các cách chữa dị ứng tại nhà không áp dụng cho trường hợp dị ứng mẩn ngứa khởi phát các triệu chứng như sưng cổ họng, sưng mí, đau bụng, thở khò khè, tiêu chảy, đau bụng… hay các trường hợp da bị lở loét, có dấu hiệu bội nhiễm. Những trường hợp dị ứng da có dấu hiệu sốc phản vệ như khó thở, tụt huyết áp, co thắt phế quản, nhịp tim chậm… cũng không nên dùng các mẹo chữa tại nhà, việc dùng các cách chữa dị ứng da tại nhà không chỉ không mang lại tác dụng mà còn khiến tình trạng nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các cách trị chữa dị ứng tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tạm thời các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, khó chịu. Do đó, để các trường hợp dị ứng da tái phát thường xuyên và tổn thương da có mức độ nghiêm trọng nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Một số loại thuốc hỗ trợ dị ứng da được các bác sĩ cân nhắc cho bệnh nhân như:

- Thuốc gây tê tại chỗ: Được sử dụng nhằm làm giảm triệu chứng dị ứng da mặt, ngứa da tay chân do chàm. Thuốc tác dụng gây tê trên bề mặt và ít hấp thu nên có thể dùng cho vùng da nhạy cảm, có vết thương hở.

- Thuốc kháng Histamin: Thuốc kháng histamin tại chỗ được sử dụng nhằm ức chế phản ứng dị ứng và cải thiện tình trạng trên da. Loại này được điều chế nhiều dạng khác nhau như đường uống, dạng viên, dạng xịt…

- Nhóm thuốc corticoid: Thuốc corticoid được chỉ định điều trị ngứa do viêm da dị ứng, viêm da do thần kinh, chàm, tổ đỉa, viêm da tăng tiết bã nhờn ở đầu, vảy cá thông thường và các dạng vảy cá khác, vảy nến, lupus ban đỏ hình đĩa, dị ứng da do tiếp xúc.   

Ứng dụng thành tựu ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer [một đại thực bào nằm ở xoang gan - hoạt động quá mức là tác nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm], từ đó mang đến hiệu quả kép giúp chủ động chống độc, kháng khuẩn từ bên ngoài bảo vệ gan từ bên trong. Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các tình trạng bệnh lý ở gan.

Viên uống bổ gan Hewel hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng dị ứng da, mẩn ngứa do gan

Viên uống bổ gan Hewel ra đời tại Mỹ dựa trên công nghệ dây chuyền tiên tiến chứa bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Từ đó giúp giảm dị ứng da, mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe…. Đồng thời, tăng cường hoạt động tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan.

Xem thêm

Ung thư gan lây qua con đường nào?

Ung thư gan là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nhiều người nghe đến bệnh ung thư gan thường tỏ ra lo lắng và xa lánh người bệnh, thậm chí còn không dám ăn chung, uống chung,...

Chi tiết

Cách chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa và do mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột từ đó gây loạn khuẩn ở đường...

Chi tiết



Lúc đầu là ngứa ngoài da, sau đó do ngứa gãi mà xuất hiện những biểu hiện khác như sung huyết, vết xước, vảy tiết, biến đổi sắc tố da, nhọt ngoài da hoặc phản ứng hạch viêm...

Chứng này liên quan tới nhiều bệnh lý của y học hiện đại ở một số cơ quan như dạ dày, ruột, gan, thận, bàng quang, tử cung, buồng trứng. Đặc biệt hay gặp trong một số bệnh như đái tháo đường, bệnh gan mật, tiết niệu, bệnh ký sinh trùng và liên quan cả tới chế độ ăn uống.

Theo y học cổ truyền, điều trị chứng này nên dùng pháp khư tà chỉ dưỡng, điều hòa khí huyết là chủ yếu. Một số bài thuốc điều trị ngứa ngoài da:

1. Thể huyết nhiệt phong thịnh

Vị thuốc bạch tiễn bì trị ngứa da.

 Biểu hiện lâm sàng: Thường phát vào mùa hạ, da đỏ ngứa ngáy, khi gãi trên da có vết hằn, khi nóng ngứa tăng, hoặc miệng khô, tâm trạng không yên, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch hoạt hoặc tế sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lương huyết, khư phong chỉ dưỡng.

Bài thuốc:  Tiêu phong tán gia giảm.

Các thuốc thường dùng:  Sinh địa, bạch tiễn bì, khổ sâm, kinh giới, phòng phong, thuyền thoái, địa phu tử...

Phương pháp gia giảm: Ngứa nhiều gia ô tiêu xà, bạch tật lê, đan bì...

2. Thể thấp nhiệt phạm biểu

Kinh giới là một trong những vị thuốc trị ngứa ngoài da.

Biểu hiện lâm sàng: Mùa xuân sang hạ, da dẻ ngứa ngáy có ban màu hồng nổi lên, ngứa gãi chảy nước vàng, tiểu tiện vàng sẫm, đại tiện không hết bãi, miệng đắng, tâm phiền, chất lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt.

Pháp điều trị: Lợi thấp thanh nhiệt, chỉ dưỡng.

Bài thuốc: Thổ phục linh lợi thấp thang gia giảm.

Các thuốc thường dùng: Thổ phục linh, nhân trần, kim ngân hoa, sinh địa, trạch tả, ý dỹ...

Phương pháp gia giảm: Ngứa ngáy nhiều gia địa phu tử, thuyền thoái...

3. Thể huyết hư phong táo

Phòng phong.

Biểu hiện lâm sàng: Thường gặp ở người già và người có bệnh mạn tính, thường phát bệnh vào mùa thu, da dẻ khô táo, sau gãi có hằn trên da, sắc mặt không sáng, chóng mặt, đại tiện khô táo, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế.

Pháp điều trị: Dưỡng huyết khư phong, nhuận táo chỉ dưỡng.

Bài thuốc: Đương quy ẩm tử gia giảm

Các thuốc thường dùng: Sinh địa, bạch thược, xuyên khung, hà thủ ô, kinh giới, bạch tật lê, mạch môn, ngọc trúc...

Phương pháp gia giảm: Ngứa nhiều gia ô tiêu xà, sắc da ám tối gia đan bì, đại tiện táo gia bá tử nhân...

4. Thể âm hư phong thịnh

Thuyền thoái [xác ve sầu].

Biểu hiện lâm sàng: Ngứa ngáy toàn thân lâu ngày không khỏi, trên da có vảy tiết, lưỡi đỏ hoặc tím, ít tân dịch hoặc không rêu, mạch huyền tế hoặc sác.

Pháp điều trị: Tư âm thanh nhiệt, khư phong.

Bài thuốc: Dưỡng âm thanh phế thang gia giảm.

Các thuốc thường dùng: Sinh địa, huyền sâm, mạch môn, mẫu đơn bì, kinh giới, phòng phong, ô tiêu xà.

Phương pháp gia giảm: Da dẻ khô nhiều có vảy gia kê huyết đằng, sơn thù; miệng khô, khát nước gia thạch cao, tỳ bà diệp...

5. Thể huyết ứ

Biểu hiện lâm sàng: Da dẻ ngứa ngáy, tăng nhiều về ban đêm, gặp lạnh hay nóng đều khó chịu, trên da có nhiều nốt gãi, sắc da ám tối hoặc có vảy tiết, chất lưỡi tím, mạch sáp.

Pháp điều trị: Lý khí hoạt huyết, khu phong chỉ dưỡng.

Bài thuốc: Hoạt huyết khư phong thang gia giảm.

Các thuốc thường dùng: Đương quy, đào nhân, hồng hoa, xích thược, kinh giới, bạch tật lê, thuyền thoái.

Phương pháp gia giảm: Biểu hiện nhiệt rõ gia huyền sâm, chi tử; ngứa phía dưới gia địa long, ngưu tất. Ngứa tăng lên khi căng thẳng gia thêm câu đằng, thạch quyết minh...

Ngoài ra, có thể dùng phương pháp châm cứu điều trị ngứa ngoài da và phương pháp khác: Kinh giới, hoàng tinh, xà sàng tử, xuyên khung, xích thược, khổ sâm, cúc hoa, đun sôi để ấm rửa ngoài da thích hợp với thể ngứa ngáy ngoài da do huyết hư phong táo; Khổ sâm, xà sàng tử, thương nhĩ tử, ngải diệp đun sôi, để ấm rửa ngoài da.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những bài tập thể dục buổi sáng giúp bạn tăng cường sức khỏe.

PGS.TS. Trần Thị Thu Vân [Phụ trách Bộ môn Phương tễ - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam]

Video liên quan

Chủ Đề