Mẹo chữa ngứa tai và họng

Nấm tai là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, đặc biệt tại những vùng khí hậu nóng ẩm. Căn bệnh viêm nhiễm này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Vậy cách điều trị nấm tai thế nào cho hiệu quả và nhanh chóng?

1. Những thắc mắc xung quanh vấn đề điều trị nấm tai

Nấm tai [hay nhiễm trùng tai] là tình trạng viêm nhiễm tai do nấm gây ra. Bệnh chủ yếu xảy ra ở ống tai ngoài, đôi khi là phần tai giữa.

1.1. Tầm quan trọng của việc chữa nấm tai dứt điểm

Trước hết cần khẳng định, nấm tai là bệnh phổ biến, chiếm 5-10% tổng số ca bệnh viêm tai ngoài. Những người hay bơi lội ở bể bơi công cộng, ao, hồ, người có thói quen lấy ráy tai ở các tiệm cắt tóc gội đầu, phụ nữ bị nấm âm đạo không chữa dứt điểm đều là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Nguyên lý chung là do việc vệ sinh tai mũi họng không sạch sẽ, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi. Đặc biệt khí hậu nóng ẩm của Việt Nam chính là môi trường phát triển lý tưởng của mầm bệnh.

Nấm tai là bệnh phổ biến, chiếm 5-10% tổng số ca bệnh viêm tai ngoài

Tuy vậy, nhiều người lại xem nhẹ căn bệnh này. Nấm tai nếu không được chữa trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra nhiều biến chứng về sau. Khả năng nghe của bệnh nhân bị giảm sút. Bệnh ủ lâu sẽ kéo theo chứng viêm ống tai, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ,… Việc chữa trị lúc này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nguy hiểm hơn, bệnh chuyển nặng tới ác tính, làm giảm miễn dịch của bệnh nhân, lan rộng toàn thân gây ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng.
Vì những lý do trên, khi có dấu hiệu nấm tai, bệnh nhân cần chữa sớm và chữa dứt điểm, phòng ngừa hệ quả về sau.

1.2. Khi nào cần tới bệnh viện điều trị nấm tai?

Người bị nhiễm trùng tai sẽ có những biểu hiểu rõ ràng, cụ thể. Phổ biến nhất là cảm giác ngứa tai. Cơn ngứa tăng dần khiến người bệnh ngoáy tai liên tục. Kèm theo đó là cảm giác ù tai, nghe kém, nhất là khi bị nấm cả hai bên tai.

Hình ảnh mô phỏng bệnh nấm tai

Sau 1-2 ngày, các triệu chứng này tăng dần lên. Cảm giác đau nhức và căng tai xuất hiện ngay cả khi bệnh nhân nhai, nuốt. Vùng da tai đỏ lên. Khi tai có hiện tượng chảy dịch, chảy mủ tức là bệnh đã sự thực nghiêm trọng.

Khi người bệnh thấy đau ngứa vùng tai kéo dài không dứt, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và dứt điểm, tránh tái phát về sau.

2. Phòng ngừa và điều trị bệnh nấm ống tai như thế nào?

Vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng và diệt nấm là những nguyên tắc cơ bản khi phòng và chữa bệnh nấm tai.

2.1. Quy trình điều trị nấm tai

Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh không nên tự ý mua thuốc bên ngoài. Việc chữa không đúng cách khiến bệnh thêm nặng hơn. Thay vào đó, hãy tới cơ sở y tế thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

Kiểm tra tổng quát

Tại bệnh viện, ban đầu bác sĩ sẽ khám tổng quát, dùng ống soi để kiểm tra màng nhĩ, ống tai. Song song với thực hiện khám xét, bác sĩ sẽ lấy thông tin về tiền sử bệnh lý để lưu ý các bất thường nếu có. Từ đó chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh.

Bác sĩ dùng ống soi để kiểm tra màng nhĩ, ống tai bệnh nhân

Vệ sinh tai

Trước khi sử dụng thuốc, làm sạch và khô tai là bước tiên quyết để ngăn chặn sự sinh sôi của nấm và phát huy tác dụng của thuốc. Bằng dụng cụ chuyên dụng và cồn, bác sĩ sẽ hút rửa hết những mảnh vụn cùng nấm, dịch tụ ở ống tai và vành tai. Do nấm phát triển nhanh nên quá trình này cần thực hiện liên tục từ 1-3 tuần tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đồng thời bệnh nhân cần giữ tai khô thoáng, tránh nước lọt vào tai tạo điều kiện cho nấm tái phát.

Sử dụng thuốc

Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nấm tai độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống nấm dạng nhỏ, uống hoặc bôi tùy loại nấm. Thuốc nhỏ tai chuyên dụng có thành phần axit axetic, clotrimazole và fluconazol. Thuốc uống cần có traconazole [Sporanox]. Thuốc bôi thường là ketonidazol. Nếu người bệnh có dấu hiệu đau nhức tai, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc giảm đau như Ibuprofen hay Paracetamol.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng tai không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh

Tuy nhiên có những bệnh nhân bị suy yếu miễn dịch hay có các vấn đề bất thường về sức khỏe mà không thể đáp ứng được các phương pháp trên. Bác sĩ cần chỉ định theo dõi và điều trị tại viện với phác đồ chặt chẽ hơn.

2.2. Những lưu ý về phòng ngừa nấm ống tai

Để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và nấm tai, mọi người cần lưu ý như sau:– Vệ sinh tai đúng cách, không ngoáy tai bằng dụng cụ không sạch sẽ– Không dùng chung dụng cụ vệ sinh tai– Giữ ống tai luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh bị nước vào– Không lạm dụng và tự ý dùng thuốc bừa bãi– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời và dứt điểm

Nấm tai là bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng nó ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt đáng kể nếu không được chữa khỏi sớm. Mỗi người hãy có cho mình những bí kíp để phòng ngừa và điều trị nấm tai đúng lúc – đúng cách.

Nấm tai là một trong những bệnh lý về tai mũi họng rất dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng bệnh nấm tai thường gặp là tình trạng ngứa ngáy, đau tai, ù tai, giảm sức nghe…Người bệnh không nên chủ quan với những biểu hiện của bệnh, cần đi khám sớm để phát hiện và điều trị nấm tai kịp thời.

1.TRIỆU CHỨNG BỆNH NẤM TAI

Bệnh nấm tai thường phát triển mạnh vào mùa hè do vệ sinh tai không sạch sẽ. Tổn thương do nấm gây nên tại tai thường khu trú ở ống tai ngoài hoặc vành tai. Triệu chứng bệnh nấm tai ngoài là cảm giác ngứa trong ống tai. Mức độ ngứa tăng dần làm người bệnh phải ngoái tai liên tục. Bệnh nấm tai giai đoạn này, rất ít người bệnh đi khám và chữa trị bởi cứ nghĩ rằng chỉ bị ngứa tai thông thường.

“Ảnh minh họa”

Triệu chứng nấm tai ngày càng tăng lên sau 1-2 ngày. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau tai, đau tăng lên khi nhai hoặc ngáp. Người bệnh sẽ cảm thấy nặng, đầy tức không tai đồng thời nghe kém. Nếu cả hai tai bị nấm, người bệnh sẽ thấy sức nghe giảm sút, thỉnh thoảng có tiếng gió thổi ù ù trong tai, có dịch trắng, vàng hoặc màu nâu bẩn chảy ra ngoài cửa tai. Khi thấy những triệu chứng bệnh nấm tai, người bệnh không nên chủ quan, cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám và điều trị kịp thời. Qua khám tai, soi tai, lấy các mảng bám ở vành tai hoặc ống tai ngoài khi bị bệnh đem đi kiểm tra, nuôi cấy, các bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định loại nấm gây bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh nấm tai phù hợp, hiệu quả.

Để phòng tránh các triệu chứng bệnh nấm tai, chúng ta cần chú ý vệ sinh tai sạch sẽ. Tránh để nước bẩn vào tai gây viêm nhiễm, tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm sinh trưởng và phát triển trong tai gây bệnh. Tuyệt đối không nên sử dụng các dụng cụ ngoáy tai không sạch sẽ, không lấy ráy tai tại các tiệm cắt tóc, gội đầu. Cần lau khô tai sau khi tắm hoặc bơi lội.

Ngứa họng ngứa tai là dấu hiệu thường bị bỏ qua nhưng lại là triệu chứng quan trọng của nhiều bệnh lý. Cần phân biệt các nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai thường gặp và các biện pháp điều trị tương ứng.

Ngứa họng ngứa tai là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đáng lưu tâm

Nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai thường gặp

1. Ngứa họng ngứa tai do dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn phát sinh khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng có trong thực phẩm, đặc biệt là nhóm thực phẩm dễ kích ứng. Ước tính có từ 4–6% trẻ em và 4% người lớn bị dị ứng thực phẩm. Phản ứng thường phát triển trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi chúng ta tiêu thụ loại thực phẩm đó.

Dị ứng có thể nhẹ với các triệu chứng dừng lại ở ngứa cổ họng hoặc miệng. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể đe dọa tính mạng.

Triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Nổi mề đay, ửng đỏ, ngứa, sưng tại họng: Là tình trạng thường gặp nhất và cũng dễ nhận biết nhất khi bị dị ứng thực phẩm.
  • Nôn mửa
  • Co thắt dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Sốc phản vệ: Là tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi có các triệu chứng sốc phản vệ, bạn cần đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: Khó thở, thở khò khè, sưng phồng niêm mạc miệng, khó nuốt, chóng mặt, ngất xỉu, cổ họng bị thắt lại, loạn nhịp tim…

Các thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm:

  • Đậu phộng và các loại hạt, như hạt óc chó và hạt hồ đào
  • Cá và hải sản có vỏ như nghêu, sò, ốc, tôm, cua
  • Sữa bò
  • Trứng
  • Lúa mì
  • Đậu nành

Ngoài ra có một số loại hạt, trái cây và rau củ có chứa một loại protein tương tự như chất gây dị ứng trong phấn hoa. Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, những thực phẩm sau đây có khả năng gây ra phản ứng gọi là hội chứng dị ứng miệng: táo, chuối, carot, rau cần tây, quả anh đào, dưa chuột, hạt phỉ, kiwi, cam, đào, lê, mận, cà chua, bí ngòi… Các triệu chứng dị ứng miệng bao gồm:

  • Ngứa miệng
  • Ngứa họng ngứa tai
  • Sưng miệng, lưỡi và cổ họng

Đối với trường hợp ngứa họng ngứa tai do dị ứng thực phẩm, cần thực hiện:

  • Dừng ăn ngay loại thực phẩm đó. Lần ăn tiếp theo nên thử từng chút một nếu thấy vẫn có biểu hiện dị ứng thì nên dừng không ăn thực phẩm đó nữa.
  • Đưa tới cơ sở y tế nếu tình trạng không thuyên giảm.
  • Với người bị sốc phản vệ, nghẹt thở, mất ý thức cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất cấp cứu.


Một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ

2. Ngứa họng ngứa tai do dị ứng thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng chỉ khoảng 5-10% phản ứng với thuốc là dị ứng thực sự. Cũng giống như dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn thuốc thành một tác nhân gây hại và phản ứng lại một cách quá mức cần thiết. Hầu hết các phản ứng dị ứng xảy ra trong vòng vài giây, vài phút đối với trường hợp thuốc tiêm tĩnh mạch, vài giờ hoặc vài ngày với trường hợp tiêm bắp hoặc đường uống.

Các triệu chứng dị ứng thuốc cũng tương tự như dị ứng thực phẩm và một số trường hợp dị ứng thuốc nghiêm trọng cũng có thể gây sốc phản vệ.

Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay khi có các triệu chứng dị ứng thuốc. Nếu bị dị ứng, bạn phải ngừng sử dụng loại thuốc đó. Nếu dị ứng thuốc gây ra sốc phản vệ, bạn cần gọi cho dịch vụ y tế khẩn cấp tại địa phương hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

>> Xem thêm Hãy áp dụng ngay nếu bị ngứa họng ho khan mãi không khỏi

Mẩn đỏ xuất hiện trên da sau khi sử dụng thuốc có thể là biểu hiện của dị ứng

3. Ngứa họng ngứa tai do viêm mũi dị ứng

Theo một số thống kê, tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng lên tới khoảng 10 - 20% dân số. Con số này được dự báo là ngày càng tăng cao do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, khí hậu và thời tiết thay đổi thất thường.

Có 2 loại viêm mũi dị ứng thường gặp: Viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng thời tiết, với các triệu chứng phổ biến:

  • Hắt hơi từng tràng
  • Chảy mũi dịch trong
  • Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi
  • Thường xuyên bị ngứa mũi, chảy nước mũi nhiều nhất là vào buổi sáng
  • Ngứa họng ngứa tai
  • Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới
  • Cảm giác ớn lạnh nhưng không sốt

Hầu hết bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều không có tiến triển quá xấu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường gây phiền toái cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày. Viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi thường xuyên, nhức đầu, ù tai, một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính có thể bị loạn khứu giác [mất mùi] hoặc ngủ ngáy.

Hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng gần như chưa điều trị dứt hẳn được. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, giúp giảm hoặc hết triệu chứng trong một thời gian, có thể bị lại khi không còn dùng thuốc. Do đó, điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi các yếu tố dị nguyên bằng cách tránh tiếp xúc với dị nguyên, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi [giữ ấm vùng mũi họng, súc miệng, xịt họng thường xuyên…], ăn đủ chất dinh dưỡng và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể.

>> Xem thêm Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì và có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng cũng gây ngứa họng ngứa tai

4. Ngứa họng ngứa tai do viêm đường hô hấp

Vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp cũng thường gây ngứa họng ngứa tai. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài một thời gian, sau khi khỏi bệnh thì triệu chứng cũng tự hết. Chỉ trong trường hợp bội nhiễm thì ngứa họng ngứa tai mới kéo dài, lúc này bạn cần tới bệnh viện để được khám và điều trị dứt điểm.

Ngứa họng ngứa tai do nhiễm virus, vi khuẩn thường sẽ kèm theo các triệu chứng liên quan như sốt, đau nhức cơ thể, ho dai dẳng, nghẹt mũi, nhức đầu,...

Đối với nguyên nhân này, cần chú ý vừa điều trị nguyên nhân gây bệnh, vừa điều trị các triệu chứng khó chịu do ngứa họng ngứa tai gây ra. Một giải pháp hiện đại và tiện dụng đó là dùng các dung dịch xịt họng thảo dược giúp giảm nhanh ngứa họng hiệu quả. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu cho các trường hợp bị viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, ho khan, ho có đờm, khản tiếng… Dạng sản phẩm này rất tiện mang theo người và sử dụng.

Viêm đường hô hấp là nguyên nhân gây ngứa họng ngứa tai thường gặp

Chọn sản phẩm xịt họng thảo dược cần lưu ý

Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm xịt họng gắn mác thảo dược, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Cần tìm đến những sản phẩm xịt họng từ thảo dược tiêu biểu như dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản. Do có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính, có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi. Nếu xịt đúng cách thì sẽ có tác dụng tại chỗ, giúp cắt cơn ho trong 10 phút.

  • Công dụng: Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng: ngứa họng, ho, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, khàn tiếng.
  • An toàn, hầu như không có tác dụng phụ, trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể sử dụng được.
  • Liều dùng/ Cách dùng: Khi nào thấy ngứa họng, sắp ho thì xịt 2-4 nhịp. Ngày đầu tiên có thể xịt tới 15-20 nhịp nếu cần, sau đó do tác dụng của sản phẩm ho và ngứa họng sẽ dãn cách dần, các ngày sau chỉ cần xịt 3 – 10 lần.
  • Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô [không dầu mỡ] để trôi dịch nhày ở họng, nuốt vài ngụm nước ấm rửa họng.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

DS. Hải Nguyên

Theo Giáo dục & Thời đại

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Thành phần:

Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.

Công dụng:

Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.

Cách sử dụng:

Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Chú ý:

- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như nhau: nuốt vài miếng thức ăn khô [không dầu mỡ] cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.

- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.

Quy cách đóng gói:

Hộp 1 chai x 20ml.

Bảo quản:

Nơi khô [dưới 30°C], tránh ánh sáng mặt trời.

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Sản xuất tại:

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Điện thoại: 1800.6689 Fax: [0272].3817337
Thông tin chi tiết xem tại://nhatnhat.com/nuoc-ngam-rang-mieng-nhat-nhat.html

Video liên quan

Chủ Đề