Mộ nguyễn du ở đâu

Những ngày cuối tháng 6/2020 chúng tôi trở lại Tiên Điền khi nơi đây đang chuẩn bị kỷ niệm 200 năm ngày mất và 255 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du. Ông Nguyễn Ban, Chi hội trưởng Văn học nghệ thuật huyện Nghi Xuân, người nhiều năm làm Trưởng phòng Văn hóa của huyện, là người nghiên cứu văn nghệ dân gian vừa được phong nghệ nhân, lại là hậu duệ đời thứ 6 của Nguyễn Du dẫn tôi vào khu lưu niệm. Làng Tiên Điền ban đầu có tên là Vô Điền sau đổi thành Hữu Điền, Tân Điền, Phú Điền rồi Xuân Tiên và nay là Tiên Điền. Tôi đã nhiều lần đến Tiên Điền, mỗi lần có thêm nhiều cảm xúc mới lạ.

Khu di tích, bảo tàng Nguyễn Du được bổ sung nhiều hiện vật quý giá. Đặc biệt có một bộ sách “Truyện Kiều” độc bản được đưa vào kỷ lục Guiness. Đó là cuốn sách do nhà thi pháp Nguyệt Đình ở Huế thực hiện. Ông Nguyệt Đình cũng là một nhà thơ đã bỏ ra hàng năm để thực hiện cuốn sách trên khổ giấy 1mx1,6m nặng 50kg.

Trong khu lưu niệm Nguyễn Du có cả một hệ thống các di tích còn lưu giữ đến hôm nay. Đó là đền thờ Nguyễn Du được xây dựng năm 1824, trước đây đặt trong khu vườn nhà Nguyễn Du thuộc thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền. Năm 1940 nhà thờ bị xuống cấp, Hội khai trí Tiến Đức hỗ trợ 420 quan tiền giao cho cụ Nguyễn Mai [đậu tiến sĩ năm 1904, cháu mười đời của họ Nguyễn Tiên Điền] chỉ đạo và giám sát di dời về đặt trong khu vườn gia tộc họ Nguyễn của thôn Hồng Lam. Đền thờ xây kiểu chữ đinh, nội thất còn lưu lại bài vị và lư hương bằng đá ghi tên tuổi, tước hiệu Nguyễn Du. Phía ngoài còn lưu giữ được nội dung bức đại tự với 4 chữ Hán “Địa linh nhân kiệt” và hai câu đối bằng chữ Hán, trong đó có câu của cụ Nghè Mai đề tặng: “Nhất địa tài hoa, vi sử, vi khanh sinh bất thiểm - Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc tử do vinh” [nghĩa là: Một đời tài hoa lúc đi sứ, lúc làm quan sống không hổ thẹn/Trăm năm sự nghiệp, việc nhà việc nước chết còn vinh]. Ở đây còn lưu giữ nhà tư văn là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa, đàm đạo văn chương của các bậc hiền tài, nho sĩ trong vùng. Qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử và thời gian, nhà tư văn đã được tu bổ, tôn tạo nhiều lần trên nền đất cũ vẫn giữ được kết cấu của kiến trúc xưa.

Trong khu lưu niệm bạt ngàn màu xanh cỏ cây, hoa lá đặc biệt còn có hai cây cổ thụ, là cây muỗm và cây bồ lỗ trên 300 tuổi xanh tốt tỏa bóng mát một vùng. Ông Nguyễn Ban cho tôi biết thêm một chi tiết, ông nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh đương thời làm nghề dạy học. Năm 1762, sau khi Nguyễn Nghiễm [thân sinh của Nguyễn Du] được phong tể tướng, ông Nguyễn Quỳnh lập đàn tế, dựng bia đá, tưởng nhớ công ơn sinh thành của tổ tiên.

Nguyễn Quỳnh vốn là nhà Nho, yêu thích thú điền viên. Vào đầu thế kỷ 18 cùng với sự hưng thịnh của dòng tộc, sự thành đạt của con cái, Nguyễn Quỳnh đã cho trồng 3 cây lớn ở trong vườn để hàng năm các con về quê làm nơi buộc ngựa. Một cây đã chết, còn lại hai cây cổ thụ trên. Ở đây, trước đền thờ Nguyễn Nghiễm dù năm 1954 bom Pháp đánh trúng nhà thượng điện và đồ thờ bị hỏng nhưng hai tượng khanh hầu và hai voi đá vẫn còn sừng sững như dấu ấn của thời gian vang vọng lại một thời xa xưa không thể mất, lưu danh của một dòng họ để cho văn học nước nhà có một tác phẩm bất hủ của một thi nhân kiệt xuất.

Bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du.

Chúng tôi bồi hồi ra khu mộ đại thi hào để thắp hương, cắm hoa và rót rượu. Khu mộ mới được nâng cấp khang trang đẹp hơn nhiều. Ông Nguyễn Ban cho biết, Nguyễn Du mất năm 1820, mộ được an táng tại cánh đồng Bầu Đá, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 1824, con trai thi hào là Nguyễn Ngụ vào kinh đô xin di dời về an táng trong khu vườn nhà tại thôn Thuận Mỹ.

Năm 1826, do những sự cố bất thường trong gia đình, Nguyễn Ngụ xin dòng họ dịch chuyển ra cạnh đó 500m. Hai năm sau, trong dòng họ lại có điều bất ổn, mộ lại được con cháu di chuyển ra khu nghĩa trang của xã tại xứ Đồng Cùng thuộc thôn Tiền Giáp, xã Tiên Điền. Ban đầu mộ xây bằng gạch chỉ. Năm 1965, Giáo sư Đặng Thai Mai và lớp học trò từ Hà Nội vào đặt mộ chí bằng đá. Năm 1979, mộ được xây dựng bia lớn, khuôn viên và từ năm 2000 - 2003 phần mộ của Đại thi hào được trùng tu và tôn tạo. Trên mộ thi nhân ngày nào cũng có hoa tươi, khuôn viên ríu rít tiếng chim và nắng vàng. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đăng Việt, người đã có bộ ảnh về mộ Nguyễn Du chụp cách đây mấy chục năm tặng tôi một tấm ảnh ngày đó.

Ảnh: Minh Chiến

Khu di tích Nguyễn Du bào gồm một quần thể các di tích của dòng họ trên xã Tiên Điền. Khu di tích này trải dài trên địa bàn toàn xã. Trên 400 năm, họ Nguyễn sống ở Tiên Điền, con cháu đã xây dựng một số đền, chùa, văn bia, cầu cống, đình làng… Đến nay phần lớn đã trở thành phế tích. Năm 1965, kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Bộ Văn hóa Thông tin và tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành quy hoạch và bảo vệ một số di tích còn lại. Thành lập khu lưu niệm Nguyễn Du, phục vụ cho công tác nghiên cứu, tham quan học tập. Các di tích còn lại:
Đàn tế và bia đá
 


 

Nguyễn Quỳnh là ông nội Nguyễn Du. Ông có 5 vợ và 9 con [6 trai, 3 gái]. Trong số 6 người con trai thì có 3 người con đậu đại khoa và làm quan to là Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Trọng. Năm 1762 sau khi nhận chức Tể tướng được bốn tháng, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Nguyễn Nghiễm cùng em là Nguyễn Trọng và con cháu lập đàn tế, dựng bia đá tại khu vườn tưởng niệm của dòng họ. Hàng năm đến ngày giỗ, lễ tết, con cháu làm lễ dâng hương tri ân cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Bia dựng vào mùa Thu năm Nhâm Ngọ [1762]. Chất liệu bằng gạch đá và đá thanh. Tháng 7 năm 1954, giặc Pháp bỏ bom làm nền bìa sạt lở ¼. Sau đó con cháu tu sửa lại. Trên bia khắc các dòng chữ Hán như sau:

 Mặt trước: Cảnh Hưng vạn bia [Bia xây dựng triều vua Cảnh Hưng.]


                        Phong tặng Lễ Bộ Thượng Thư Thái Bảo Nhuận Quận công Nguyễn tiên sinh
                        Phong tặng Nhất phẩm thu nhân gia phong Quận phu nhân Phan Thị. Nghĩa là:

                         Phong tặng ông Nguyễn Quỳnh chức Lễ Bộ Thượng Thư, hàm Thái Bảo, tước Nhuận Quận công.


                         Phong tặng bà Phan Thị đệ nhất phu nhân và được học bổng lộc như Quận công  Mặt sau: Phía trên : Hồng Nguyên tuấn lưu [Nguồn lớn chảy mạnh]

 Giữa khắc chữ: “Phúc” nghĩa là: Ông bà để lại phúc đức lớn cho con cháu về sau.

Hai bên khắc đôi câu đối:

                          Niệm thời truy nhật nguyệt


                          Truyền ngư tại giang sơn Nghĩa là:

                          Tưởng niệm cha mẹ theo năm tháng


                          Còn giang sơn còn truyền tụng Đàn tế và bia đá là di tích nguyên gốc về hình dáng, chất liệu. Đá làm bia do Nguyễn Nghiễm lất từ Thanh Hóa về. Nguyễn Khản viết chữ, thợ khắc chữ người Thanh Hóa. Khi lập đàn tế dựng bia Nguyễn Nghiễm cho xây dựng cạnh 3 cây cổ thụ Nguyễn Quỳnh trồng.  

Cây cổ thụ do ông Nguyễn Quỳnh trồng


 


 

Ông Nguyễn Quỳnh là người giỏi chữ hay đọc sách, tinh thông lý số, giỏi về kinh dịch… Việc thi cử không được hành thông, chỉ chuyên tâm đọc sách, dạy con cái học hàn, chỉ mong muốn con mình thành danh, làm vẻ vang cho gia đình và dòng họ. Ông soạn 3 bộ sách bàn về kinh dịch và những việc chiêm nghiệm được trong đời. Sinh thời ông trông 3 cây cổ thụ, một cây Muỗm  [ Xoài], một cây Bồ Lỗ [Cây Nóng], một cây Rói [bị bão đổ năm 1976], để sau này mỗi lần 3 người con: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, khi về thăm cha có chỗ cột ngựa. Tương truyền vì tinh thông lý số, giỏi tính toán chuyện hậu thế, ông biết trong 6 người con trai sẽ có 3 người đậu đạt làm quan nên ông trồng 3 cây này. Những câu này đến nay đã có trên 300 tuổi.  

Nhà tư văn


 


 

Theo Nghi Xuân địa chí thì nhà Tư Văn từ đời Long Đức triều Lê [Lê Nhân Tông 1732-1735] về trước gọi là Văn Thánh, hàng huyện thờ Khổng Tử. Lúc này, Văn Thánh thuộc về dòng họ Ngụy ở Xuân Viên, một dòng học phát đạt nhất huyện Nghi Xuân. Đến đời Vĩnh Hữu Lê Y Tông [1735-1740] dòng họ Nguyễn Tiên Điền nổi lên, thì Văn Thánh lại thuộc Quận công Nguyễn Nghiễm cho đưa về dựng tại khu vườn của ông tổ họ Nguyễn. Theo truyền thống tốt đẹp của dòng họ về mặt văn chương, ngôi nhà này là nơi các tao nhân mặc khách bình thơ, bình văn. Những người vào đây đều là “ Phượng trì long bảng” tức từ Tú tài trở lên. Sau khi bình thơ, bình văn xong, các cụ ngồi xuống nhà Hạ Điền uống trà, uống rượu, nghe ngâm thơ Nôm, hát ả Đào [ca trù]. Năm Tân Hợi [1971] anh ruột Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh chống lại nhà Tây Sơn. Hiệp Trấn Nghệ An Nguyễn Quang Dụ đem quân giết Nguyễn Quỳnh , phong hỏa đốt cháy dinh điền họ Nguyễn và làng Tiên Điền. Nhà Tư Văn bị cháy chỉ còn lại gian miếu thờ Thánh Hiền. Sau ít năm anh Nguyễn Du là Nguyễn Nể bỏ tiền ra cho sửa sang lại. Nhân đó đề ra lệ: Trong huyện hạc con cháu thuộc dòng dõi khoa bảng nộp 3 tiền; những người dân “Bạch Đinh” nhưng có biết chữ nộp 10 tiền. Mỗi năm có hai kỳ lễ tế hàng huyện giao Lý Dịch xã Tiên Điền xôi gà làm cúng tế. Nhà Tư Văn nơi thờ Khổng Tử cũng là nơi thờ “Đạo học” của huyện Nghi Xuân. Về sau Hội Tư Văn xây thêm điện thờ các vị đậu đạt cao trong huyện.

Đền thờ Nguyễn Nghiễm


 


 

Đền thờ Nguyễn Nghiễm ở thôn Bảo Kê, xã Tiên Điền. Khi còn sống ông đặt ruộng cúng và xây sẵn đền thờ ở mặt sông. Sau khi ông mất triều đình phong “Thượng Đẳng Tôn Thần”, Huân Du Đô Hiến Đại Vương, hàng năm Quốc gia làm tế lễ . Lại giao cho 4 xã chăm sóc hương khói. Ngày sinh, ngày giỗ của ông có cả xã Uy Viễn cùng tế lễ. Đền có 3 tấm biển lớn, một khắc 4 chữ “Phúc lý vĩnh tuy” [Phúc ấm lâu dài] do tự tay chúa Trịnh viết. Một tấm khắc 4 chữ: “Dịch tế thư hương” [dòng thư hương đời nối đời] do Đức Bảo sứ thần nhà Thanh đề tặng. Một biển khắc 4 chữ “Quang tiền du hậu” [ Rạng rỡ thế hệ trước để lại phúc ấm cho thế hệ sau] biển này do Tô Kính người Viễn Đông đề tặng. Đền còn có đôi câu đối:

                    Lưỡng triều danh Tể Tướng


                    Nhất thế đại nho sư Nghĩa là:

                     Nhơ sư cả nước vang danh hiệu


                    Tể tưởng hai triều rạng tiếng tăm Đền kiến trúc theo lỗi chữ nhị [=], lương long tử vi, đây là lối kiến trúc thời hậu Lễ. Năm 1954 bom Pháp đánh trúng nhà thờ, thượng điện bị hỏng hoàn toàn, đồ tế khí mất mát hư hỏng hết. Chỉ còn lại hai tượng quan hầu, hai con voi, hai con ngựa bằng đá thanh ong cho khắc tạc ở Thanh Hóa đưa vào. Tương truyền đền thờ Nguyễn Nghiễm ngày trước rất thiêng, mọi người đi qua không dám nhìn vào. Trước cổng đền hiện còn 4 chữ Hán: Hạ Mã [ xuống ngựa] và Khuynh Cải [ nghiêng nó].

Đền thờ Nguyễn Trọng


 


 

Đền thờ Lam Khê hầu Nguyễn Trọng ở thôn Thuận Mỹ. Hồi còn sống, ông đặt ruộng tế xóm sở tại và xây sẵn đền thờ. Trước đền ông cho dựng tấm bia “Tích thiện gia” [nhà giữ điều thiện] con cháu họ Nguyễn quen gọi là : “Bia gia Huấn”. Bia này do ông viết rồi sai người Tàu khắc chữ vào bia để giáo huấn con cháu. Ngoài bia đá ông còn đem từ Trung Quốc về một đôi nghê, một đôi sư tử, một đôi voi, hai tượng quan hầu tất cả bằng đá. Trong đền treo tấm biển khắc bốn chữ “Hồng sơn linh khí” [khí thiêng núi Hồng], chữ do Cao Đoàn viết. Một tấm biển lớn ghi chép các bài thơ văn đề vịnh của những bậc túc nho danh tiếng. Đền treo đôi câu đối:

                       Nga nga địa vọng sơn chi Bắc


                       Diểm điểm thiên tài đẩu dĩ Nam Dịch nghĩa:

                        Địa vị nguy nga vùng phía Bắc


                       Thiên tài rạng rỡ Đẩu phương Nam

Nhà thờ Nguyễn Du


 

Năm 1824, sau khi cải táng hài cốt về tang tại quê nhà, con cháu xây nhà thờ, lập bài vị Nguyễn Du. Nhà thờ gồm 3 gian lợp ngói, hai đầu hồi nhà có hai cột quyết, trên đắp có hai con nghê chầu nhau. Ở trong treo các bức đại từ “ Hồng Sơn thế phổ” Thiên môn tái đăng” và “Tinh sà lưỡng kiếm”. Sau năm 1930 nhà thơ dột nát hư hỏng, con cháu đưa hương án, bài vị về đền thờ Nguyễn Nghiễm. Năm 1940, Hội Khai Trí tiến đức tổ chức quyên góp trong cả nước được 420 đồng tiền Đông Dương. Giúp cho con cháu họ Nguyên xây nhà thờ, dưới sự đôn đốc của cụ Nguyễn Mai, cháu đời thứ 10 của dòng học Nguyễn Tiên Điền. Nhà được kết cấu theo lối chữ Đinh, giữa có 4 chữ : Địa – linh- nhân – kiệt, và hai câu đối ở cột quyết. Một câu cửa nhà vua, một câu của cụ Nguyễn Mai đề tặng. Câu của vua Minh Mạng có nội dung như sau:

                      Nhất đại tài hoa sứ vi khanh sinh bất thiển


                       Bách niên sự nghiệp tại gia tại quốc tử so vin Nghĩa là:

                      Một đời tài hoa, lúc đi sứ, lúc làm quan sống không hổ thẹn


                      Trăm năm sự nghiệp việc nhà, việc nước, chết vẫn còn vinh Câu của cụ Nguyễn Mai:

                      Lễ nhạc bách niên văn hiến địa


                     Giang sơn tứ vọng thái bình thiên Nghĩa là:

                      Trời thái bình non sông bốn mặt


                      Đất văn hiến lễ nhạc trăm năm Bài vị thờ Nguyễn Du được khắc như sau:

                     Quý Mão khoa sinh phụng trực


                      Đại phu chính trị
                      Khanh khâm sai Bắc quốc công sứ
                      Lễ bộ hữu Tham tri hầu tước
                      Thanh Hiên Nguyễn thân sinh thân vị Nghĩa là:

                    Cụ Nguyễn Du thi đậu Tú tài vào năm Quý Mão [1783]


                    Cụ trở thành người lớn nhân đức của triều đình
                     Làm quan đến chức Khâm Sai tuế công sứ sang Trung Quốc
                     Khi về nước được phong Lê Bộ Hữu Tham Tri hầu tước.
                     Hiệu là Thanh Hiên Tháng 7 năm 1954 bị bom Pháp đánh trúng Nhà thờ chỉ còn lại một bức tường chơ vơ trên nề cũ và sót lại một ít đồ thợ tự. Sau năm 1954, nhà thờ được xây dựng lại nhưng chỉ còn lại nhà hạ điện. Từ năm 1965 lại nay được tu sửa nhiều , nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng và kích thước như cũ.

Mộ Nguyễn Du


 


 

Năm 1820, Minh Mệnh lên ngôi vua xuống chiếu cử Nguyễn Du làm Chánh sứ đi Trung Quốc cầu phong, nhưng chưa đi làm thì mất tại Huế ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn, tức ngày 16 tháng 9 năm 1820, thọ 55 tuổi. Sử nhà Nguyễn chép lại: “Năm ấy có nạn dịch lớn [dịch tả] từ nước ngoài tràn vào Hà Tiên rồi lan ra Bắc Thành làm cho 20 vạn người chết”. Nguyễn Du mắc bệnh đột ngột, nhưng vẫn bình tĩnh không chịu uống thuốc. Năm trên giường cụ bảo người nhà sờ tay chân, người nhà bảo lạnh cả rồi. Cụ bảo “ được được” và lặng lẽ nhắm mắt rồi tắt thở , không  trối trăng lại bất cứ điều gì, mặc dù bên cạnh có đông con cháu đang làm quan tại Huế. Ban đầu, mộ được chọn tại cánh đồng Bàu Đá, xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đám tang cụ lặng lẽ không có nhiều người đi đưa Nhà vua Minh Mạng biết tin ban tên “Thụy” và gửi phẩm vật phúng viếng. Các quan trong triều cũng gửi phẩm vật và câu đối phúng viếng. Bốn năm sau [1824] hài cốt của cụ được con là Nguyễn Ngũ, cháu Nguyễn Thắng làm quan tại Huế cải táng đưa về quê nhà. Lúc đầu táng tại vườn cũ sinh thời cụ sống ở thôn Thuận Mỹ, xã Tiên Điền. Những năm sau đó con cháu thất sức học ngày một giảm, không bằng ông cha mình trước đây, bèn dời đến táng cạnh đền thờ Nguyễn Trọng. Sau đó, một thời gian do yếu tố tâm linh, con cháu lại cải táng đến xứ Đồng Cùng, giữa một vùng cát rộng.

Ban đầu ngôi mộ đơn sơ, về sau có thêm tấm mộ chí do cụ Đặng Thai Mai làm bằng chữ Hán “Tiên Điền Nguyễn tiên sinh phần mộ”

Năm 1990, Sở Văn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh, Ủy ban nhân dân huyện Nghi Xuân, xây lại phần mộ cho cụ. Từ đó, tới nay qua nhiều lần chỉnh sửa mộ cụ ngày một tôn nghiêm hơn. Trên lối vào ngôi mộ, từ trước tới nay ghi lại nhiều dấu chân của những người yêu mến nhà thơ. Thường ngày đều có những nén hương nghi ngút khó và những bó hoa của du khách khắp mọi miền về phúng viếng. Trước khi năm xuống cụ vẫn day dứt một điều: Không biết 300 năm nữa sau khi mất có ai hiểu và khóc cho mình không?

                   “Bất tri tam bách dư niên hậu.


                    Thiên hạ thùy nhân khấp Tố như”.

Nhưng không đến 300 năm sau, liền sau khu cụ mất hàng triệu người Việt Nam đã thổn thức vì tác phẩm Truyện Kiều. Năm 1965 Thế giới đã tổ chức kỉ niệm 200 năm năm sinh của Nguyễn Du cùng với 8 nhà văn nổi tiếng của nhân loại và công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới.


 

Chỉ dẫn:
* Từ thành phố Hà Tĩnh, theo quốc lộ 1A về phía Bắc 45km đến thị trấn Xuân An, rẽ phải theo biển chỉ dẫn 6km là đến Khu di tích Nguyễn Du.
* Liên hệ: 0239 3826 274
* Điểm du lịch lân cận: Du khách đến tham quan Đền thờ Nguyễn Công Trứ nằm cách Khu di tích Nguyễn Du 1km, hay đến với bãi biển Xuân Thành cách đó 5km.
Xem chi tiết tại đây


Nguồn tin: nguyendu.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề