Món ăn kích thích vị giác cho người chán ăn

Chán ăn, ăn không ngon miệng là vấn đề rất nhiều người hay gặp phải do các nguyên nhân về sinh lý và bệnh lý gây ra. Vậy chán ăn mệt mỏi là gì, chán ăn là bệnh gì, cách khắc phục như thế nào để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hôm nay hãy cùng SKGĐ tìm hiểu nhé!

1. Tại sao lại ăn không ngon miệng?

Chán ăn, còn gọi là biếng ăn hay tình trạng suy giảm khẩu vị. Xảy ra khi bạn cảm thấy không hứng thú hoặc thèm muốn bất cứ món ăn nào, kể cả món yêu thích. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể bị gây ra bởi nhiều yếu tố về tâm lý, stress, căng thẳng, áp lực, thời gian,...

Biếng ăn tuy không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể phát triển và biểu hiện các triệu chứng liên quan như sụt cân liên tục hoặc suy dinh dưỡng. Tình trạng này có thể tiến triển và trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời, vì thế việc hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp điều trị chứng chán ăn là điều rất quan trọng.

Tại sao lại ăn không ngon miệng? [Hình minh họa]

2. Nguyên nhân gây ra ăn không ngon miệng

Có vô số nguyên nhân dẫn đến biếng ăn. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng không mong muốn

- Vi trùng, vi khuẩn: Hiện tượng biếng ăn có thể xảy ra bởi vi khuẩn, siêu vi, nấm và các nhiễm trùng khác tại bất kỳ chỗ nào trên cơ thể. Sau khi bệnh nền được điều trị đúng cách, sự thèm ăn của bạn sẽ trở lại.

- Nguyên nhân về tâm lý: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay. Với áp lực của công việc và cuộc sống hiện nay, rất nhiều người rơi vào tình trạng buồn, trầm cảm, hay lo lắng, stress Lúc này sự thèm ăn của bạn có xu hướng giảm và chúng có thể phục hồi nếu bạn lấy lại được tâm trạng và tinh thần

- Rối loạn ăn uống: Các rối loạn ăn uống hay còn gọi là chán ăn tâm thần cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn. Điều này thường xảy ra sau thời gian thực hiện nhiều phương pháp để làm giảm cân.

Nguyên nhân gây ra ăn không ngon miệng

- Bệnh lý y khoa: Các tình trạng bệnh lý sau có thể gây chán ăn: gan mạn tính, suy thận, suy tim, viêm gan, HIV, sa sút trí tuệ, suy giáp, dạ dày

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ có thai cũng có thể mất đi cảm giác thèm ăn trong ba tháng đầu thai kỳ.

- Sử dụng thuốc: Một số thuốc hay chất kích thích cũng có thể làm bạn chán ăn.

3. Đối tượng dễ mệt mỏi chán ăn

Tình trạng mệt mỏi không muốn ăn có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng có một số nhóm đối tượng cần lưu ý đặc biệt:

Trẻ em biếng ăn: Trẻ mệt mỏi không thèm ăn có thể do các nguyên nhân như: Táo bón, thiếu máu, nhiễm giun đường ruột, trẻ chậm tăng trưởng, dùng thuốc kháng sinh, không nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ ăn uống không cân bằng Bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ để kiểm tra đúng tình trạng của trẻ.

Chán ăn ở người cao tuổi: Chán ăn mệt mỏi ở người lớn cũng là tình trạng khá phổ biến. Một số nghiên cứu cho thấy tuổi tác cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi hoặc cơ thể đang gặp phải một số bệnh như: Bệnh tim, suy giáp, thay đổi nội tiết tố, các rối loạn giấc ngủ, các rối loạn thần kinh [bệnh đa xơ cứng, Parkinson]

Những đối tượng dễ chán ăn - người lớn tuổi

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu dễ mắc chứng chán ăn buồn nôn do thay đổi lượng hormone HCG trong cơ thể.

4. Cách khắc phục tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng

Mệt mõi, biếng ăn tuy không nguy hiểm nhưng kéo theo hàng loạt vấn đề về sức khỏe và tinh thần như: suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng,... ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Nếu không may gặp phải tình trạng này bạn hãy khoan thắc mắc chán ăn nên uống thuốc gì, chán ăn nên ăn gì mà hãy áp dụng một số cách khắc phục sau đây:

- Trước khi ăn nên đánh răng súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc dung dịch sát trùng miệng để tạo cảm giác thoải mái, ăn uống ngon miệng hơn.

- Uống nước trà hay nước gừng trước khi ăn có thể cải thiện được vị giác.

- Khi ăn, có thể cho thêm các mùi vị chua như chanh, giấm vào món ăn [ngoại trừ khi bệnh nhân tổn thương ở miệng lưỡi thì không áp dụng] hoặc dùng thêm các loại gia vị như: nước sốt, ớt bột, tỏi, bạc hà, hành củ... trong chế biến thức ăn để tăng mùi vị cho món ăn, kích thích sự thèm ăn.

- Sau khi ăn có thể dùng kẹo bạc hà hoặc nước chanh, nước trà xanh... để làm sạch mùi hôi của miệng.

- Người mới ốm dậy ăn không ngon miệng nên ăn các thực phẩm giàu kẽm như: sò, ốc, cua, thịt bò, lợn nạc, trứng, các loại hạt, sữa chua, ngũ cốc còn vỏ...

- Chia nhỏ nhiều bữa ăn để cơ thể dễ tiêu hóa, cải thiện tình trạng chán ăn do ăn không tiêu, đầy bụng, trướng bụng.

- Tập luyện, vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, khi đói cơ thể sẽ muốn thu nạp năng lượng, dẫn đến cảm giác thèm ăn.

Chán ăn tuy không nguy hiêm song đừng chủ quan mà hãy tìm nguyên nhân và cách khắc phục, cải thiện tình trạng này để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và suy nhược cơ thể nhé!

Linh Nhi

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình- NXB Y học

Video liên quan

Chủ Đề