Mục đích chính của giáo dục thể chất là gì

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.

Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác [giáo dưỡng thể chất] và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.

Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao [TDTT] xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”.

Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường bằng các hình thức:

      * Giờ học thể dục thể thao chính khoá:

Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh sinh viên. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.

Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”.

Bản thân giờ học TDTT có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn.             

* Giờ học ngoại khoá - tự tập:

Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của 1 bộ phận học sinh sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh sinh viên, hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT, hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khoẻ phục vụ học tập và sinh hoạt.

Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.

Câu trả lời chính xác nhất: Giáo dục thể chất là loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người, tổng hợp quá trình đố xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt là dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động. Giáo dục thể chất được đào tạo một cách bài bản có hệ thống. Trong đó các môn học chủ yếu là dạy học sinh, sinh viên vận động thông qua các động tác có nhịp điệu. Nhằm khai tác các tố chất vận động tiềm ẩn bên trong con người.

Cùng Top lời giải hiểu thêm về giáo dục thể chất nhé!

1. Giáo dục thể chất là gì?

Giáo dục thể chất là loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người, tổng hợp quá trình đố xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt riêng biệt là dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động. Giáo dục thể chất được đào tạo một cách bài bản có hệ thống. Trong đó các môn học chủ yếu là dạy học sinh, sinh viên vận động thông qua các động tác có nhịp điệu. Nhằm khai tác các tố chất vận động tiềm ẩn bên trong con người.

2. Sự hình thành Giáo dục thể chất

Chúng ta có thể hiểu là trong cuộc sống, chúng ta cần lao động để có thể tạo ra của cải nuôi sống bản thân, nếu không có một sức khỏe tốt thì chúng ta sẽ không thể làm việc được nhưng nếu chỉ làm việc và nạp năng lượng thì ta có đảm bảo được một thể trạng tốt không?. Do đó, con người nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm lí và sức khỏe trước khi lao động sẽ tạo ra kết quả tốt hơn. Từ đó các bài tập thể chất được hình thành nhằm cải thiện tinh thần con người trước khi làm việc.

Chính vì vậy bạn có thể thấy nhiều công ty, doanh nghiệp cho nhân viên tập các bài thể dục trước khi vào làm. Cũng như ở các trường học thường cho các em học sinh, sinh viên tập thể dục vào mỗi buổi sáng, giữa trưa giờ ra chơi. Hoặc các môn thể dục khác song song với các môn học văn hóa.

 Ngoài việc nâng cao sức khỏe thì tập luyện thể thao cũng là một cách thư giãn đầu óc giúp chúng ta đạt được kết quả tốt hơn trong công việc. Có thể hiểu ngắn gọn, Giáo dục Thể chất là quá trình kiểm tra, chuẩn bị thể lực cho con người để thực hiện các hoạt động sống và làm việc đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

>>> Xem thêm: Với đặc thù môn học giáo dục Thể chất có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất nào?

3. Mục đích của giáo dục thể chất

+ Phát triển năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe.

+ Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực.

+ Giúp học sinh, sinh viên hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có lối sống lành mạnh.

+ Có thể thao tác được những kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao.

+ Tạo sự yêu thích tham gia tập luyện, vận động thể dục thể thao.

4. Tố chất theo học ngành giáo dục thể chất

Mỗi ngành học có những đặc trưng riêng và người học cần có tố chất để có thể theo học. Dưới đây là một số tố chất để học ngành Giáo dục thể chất:

- Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ

- Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu áp lực công việc cao

- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng

- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc và đối xử công bằng với học sinh

- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi

- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe

- Có khả năng truyền đạt tốt, yêu thích thể thao và hoạt động thể thao.

5. Cơ hội việc làm đối với ngành Giáo dục thể chất

Cụ thể, người học có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

- Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe…

- Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới trung ương;

- Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục thể chất phi chính phủ;

- Làm việc tại các trung tâm, câu lạc bộ thể thao và các công ty tổ chức sự kiện Thể dục thể thao;

- Giáo viên môn Thể chất ở các trường đào tạo từ bậc Tiểu học, Trung học đến Giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng.

- Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.

- Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp Địa phương đến Trung ương hay làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ…hay các phòng tập, trung tâm bồi dưỡng thể thao..

- Làm công tác quản lý, huấn luyện trong ngành thể dục thể thao.

-------------------------

Vậy là Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu khái niệm giáo dục thể chất? Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cần thiết.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Chủ Đề