Mức ô nhiễm tối ưu được xác định như thế nào


trường, gây ảnh hưởng xấu ñến con người, sinh vật. Như vậy, môi trường chỉ ñược coi là bị ô

nhiễm nếu trong ñó hàm lượng, nồng ñộ hoặc cường ñộ các tác nhân trên ñạt ñến mức có khả

năng tác ñộng xấu ñến con người, sinh vật và vật liệu.

Khi dân số ngày càng ñông hơn, nhu cầu về sản phẩm ngày càng cao hơn, các hoạt

ñộng kinh tế diễn ra với cường ñộ ngày càng mạnh mẽ hơn gây ra ngoại ứng tiêu cực ngày

càng lớn ñến mức vượt quá khả năng ñồng hoá của môi trường và vi phạm tiêu chuẩn môi

trường và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường xét về mặt kinh tế là

một dạng ngoại ứng tiêu cực ñược tạo ra từ bên trong của một hoạt ñộng nào ñó gây ra chi phí

chưa ñược ñền bù cho các ñối tượng bên ngoài khác.

Trong quá trình phát triển kinh tế thì ngoại ứng tiêu cực và vấn ñề ô nhiễm môi trường

là khó có thể tránh khỏi. Các hoạt ñộng phát triển kinh tế tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ

nhằm thoả mãn nhu cầu của con người trong xã hội, tuy nhiên các hoạt ñộng ñó cũng gây ô

nhiễm môi trường và gây ra khoản thiệt hại ñối với xã hội. Nếu mức sản lượng sản xuất ra của

hệ thống kinh tế là thấp thì thiệt hại môi trường gây ra sẽ thấp nhưng mức ñộ ñáp ứng nhu cầu

về sản phẩm của xã hội cũng sẽ ở mức thấp. Ngược lại nếu mức sản lượng sản xuất ra của hệ

thống kinh tế là cao thì ô nhiễm môi trường tăng lên, thiệt hại gây ra sẽ cao hơn nhưng mức

ñộ ñáp ứng nhu cầu về sản phẩm của xã hội sẽ tốt hơn. Như vậy, mức sản lượng sản xuất ra

[hay mức ô nhiễm môi trường gây ra] nên bằng bao nhiêu ñể mang lại lợi ích ròng cao nhất

cho xã hội. Mức ô nhiễm tương ứng với mức sản lượng ñó ñược gọi là mức ô nhiễm tối ưu

hay nói một cách khác mức ô nhiễm tối ưu là mức ô nhiễm mà tại ñó lợi ích ròng xã hội ñạt

cao nhất. ðó cũng chính là mức ô nhiễm tương ứng với mức sản lượng tối ưu của xã hội.

3.2.2. Xác ñịnh mức ô nhiễm tối ưu

Mức ô nhiễm gây ra phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh

nghiệp. Thông thường khi khối lượng sản phẩm sản xuất ra càng lớn thì mức ô nhiễm gây ra

càng lớn. Tuy nhiên, mức ô nhiễm của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tình hình áp dụng

công nghệ xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp như thế nào. Nếu doanh nghiệp không áp dụng

công nghệ xử lý thì cách thức duy nhất ñể giảm mức ô nhiễm là giảm khối lượng sản phẩm

sản xuất ra. Nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ xử lý ô nhiễm thì việc giảm mức ô nhiễm

phụ thuộc vào công nghệ xử lý và nỗ lực xử lý của doanh nghiệp. Chính vì vậy mức ô nhiễm

tối ưu của doanh nghiệp phụ thuộc vào tình trạng áp dụng công nghệ xử lý ô nhiễm của doanh

nghiệp và ñược xem xét trong các trường hợp khi giảm sản lượng là cách thức duy nhất ñể

giảm ô nhiễm và trường hợp doanh nghiệp tiến hành xử lý ô nhiễm.

a. Khi giảm sản lượng là cách thức duy nhất ñể giảm ô nhiễm

Khi các hoạt ñộng kinh tế gây ra ngoại ứng tiêu cực tức là ñã gây thiệt hại cho các ñối

tượng khác trong xã hội. Như ñã ñược ñề cập ở phần trên, tổng chi phí ngoại ứng này là TEC

và chi phí ngoại ứng biên là MEC. Khi mức hoạt ñộng sản xuất gây ô nhiễm tăng lên [Q

tăng] thì tổng chi phí ngoại ứng [hay chi phí ngoài] TEC cũng tăng lên. Một ñiểm cần lưu ý là

do môi trường có khả năng ñồng hoá chất thải nên ở mức sản lượng Q < Qo thì lượng chất

thải ñã ñược ñồng hoá toàn bộ và không gây thiệt hại môi trường, tức là TEC = 0. Khi ñó chi



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



46



phí ngoại ứng biên MEC = 0 [khi Q < Qo] và MEC tăng lên khi mức sản lượng Q tăng lên

[hình 3.5].

Khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thì doanh nghiệp

sẽ thu ñược lợi ích cá nhân ròng biên MNPB [Marginal Net Private Benefit]. Lợi ích cá nhân

ròng biên này chính là lợi nhuận ròng tăng thêm [hoặc giảm ñi] khi doanh nghiệp sản xuất

thêm [hoặc giảm ñi] một ñơn vị sản phẩm. Do vậy lợi ích cá nhân ròng biên sẽ bằng hiệu số

giữa doanh thu cận biên và chi phí cận biên của doanh nghiệp hay MNBP = MR  MPC.

Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt ñộng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì MNPB =

P  MPC. Khi MR = MC hay MNPB = 0 thì doanh nghiệp sẽ ñạt tổng lợi nhuận lớn nhất,

tương ứng với mức sản lượng Qp [hình 3.5]. Như vậy mức sản lượng tối ưu ñối với cá nhân

doanh nghiệp [mức sản lượng mà doanh nghiệp ñạt lợi nhuận lớn nhất] là Qp.

Mức hoạt ñộng tối ưu ñối với xã hội khi có ngoại ứng tiêu cực ñược xác ñịnh là mức

hoạt ñộng mà tại ñó chi phí ngoại ứng biên MEC bằng với lợi ích cá nhân ròng biên MNPB.

Trong hình 3.5 mức sản lượng tối ưu ñối với xã hội là mức sản lượng Q*, tại ñó ñường MEC

và ñường MNPB gặp nhau. Mức ô nhiễm W* tương ứng với mức sản lượng tối ưu xã hội Q*

ñược gọi là mức ô nhiễm tối ưu.



MNPB

MEC

MEC

A



MNPB

N



K

E



H



O



Qo

Wo



Q1

W1



Q*

W*



Qp

Wp



Mức sản lượng Q

Mức ô nhiễm W



Hình 3.5. Mức ô nhiễm tối ưu khi giảm ô nhiễm thông qua giảm sản lượng



Tại mức sản lượng tối ưu Q* [tương ứng với mức ô nhiễm tối ưu W*] thì tổng lợi

nhuận mà doanh nghiệp nhận ñược là phần diện tích nằm phí dưới ñường MNPB hay bằng



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



47



diện tích OAEQ* còn tổng thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra là phần diện tích nằm phía dưới

ñường MEC hay bằng phần diện tích QoEQ*. Chênh lệnh giữa tổng lợi nhuận của doanh

nghiệp ñạt ñược và tổng thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra chính là tổng lợi ích ròng xã hội.

Do vậy tại mức sản lượng Q* thì tổng lợi ích ròng xã hội là phần diện tích OAEQo.

Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng tối ưu, chẳng hạn

tại Q1
thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra là QoHQ1. Do vậy tại mức sản lượng Q1 thì tổng lợi ích

ròng xã hội là phần diện tích OAKHQo, nhỏ hơn so với tổng lợi ích ròng xã hội tại mức sản

lượng tối ưu Q* [tổng lợi ích ròng là OAEQo]. Phần thiệt hại của xã hội nếu sản xuất ở Q1 mà

không sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q* là phần lợi ích ròng ñã bị mất ñi hay bằng phần

diện tích KEH.

Nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng tối ưu, chẳng hạn

mức sản lượng Qp, thì tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp ñạt ñược là phần diện tích OAQp [lợi

nhuận lớn nhất] và tổng thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra là phần diện tích QoNQp. Do vậy

tại mức sản lượng Qp thì tổng lợi ích ròng xã hội sẽ là [OAEQo  NEQp], nhỏ hơn tổng lợi

ích ròng xã hội ñạt ñược tại mức sản lượng tối ưu Q*. Thiệt hại ñối với xã hội nếu doanh

nghiệp sản xuất ở Qp sẽ là phần diện tích NEQp.

Tóm lại, nếu mức sản lượng của doanh nghiệp lớn hơn hay nhỏ hơn mức sản lượng tối

ưu Q* thì lợi ích ròng xã hội ñạt ñược ñều nhỏ hơn lợi ích ròng xã hội tại mức sản lượng tối

ưu Q*. Hay nói một cách khác, tại mức sản lượng Q* thì lợi ích ròng xã hội ñạt lớn nhất. Mức

ô nhiễm W* tương ứng với mức sản lượng tối ưu Q* chính là mức ô nhiễm tối ưu trong

trường hợp khi giảm sản lượng là cách thức duy nhất ñể giảm ô nhiễm của doanh nghiệp.

ðể hiểu rõ về mức ô nhiễm tối ưu, có thể bắt ñầu từ một bài tập kinh tế vi mô ñơn giản

trong ñiều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có

hàm tổng chi phí là TC [$] = Q2 + Q + 10. Giá bán sản phẩm trên thị trường là P = 19[$]. Khi

ñó hãng sẽ có ñường chi phí cá nhân biên là MPC = TC[Q] = 2Q + 1. Do giá bán sản phẩm P

= 19[$] nên ñường lợi ích cá nhân ròng biên MNPB = P  MPC = 18  2Q. Doanh nghiệp sẽ

ñạt lợi nhuận cao nhất khi MPC = P hay MNPB = 0. Từ ñó ta xác ñịnh ñược mức sản lượng

tối ưu cá nhân là Qp = 9 [ñơn vị sản phẩm].

Việc xác ñịnh mức sản lượng tối ưu cá nhân Qp chưa tính ñến những ngoại ứng tiêu

cực mà doanh nghiệp gây ra trong quá trình sản xuất. Giả sử trong quá trình sản xuất, doanh

nghiệp trên ñã thải vào dòng sông gần ñó nên ñã gây thiệt hại cho những người sống gần con

sông với hàm thiệt hại TEC = ½ Q2. Khi ñó mức sản lượng tối ưu của xã hội sẽ ñược xác ñịnh

dựa vào ñiều kiện MEC = MNPB. Do MEC = TEC[Q] nên MEC = Q. Từ ñó ta xác ñịnh ñược

mức sản lượng tối ưu xã hội Q* = 6 [ñơn vị sản phẩm].

Như vậy, trên quan ñiểm cá nhân doanh nghiệp chỉ quan tâm ñến việc ñạt ñược lợi

nhuận cao nhất và sẽ quyết ñịnh sản xuất tai mức sản lượng Qp = 9 mà không quan tâm ñến

những thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra cho người khác. Trên quan ñiểm xã hội, những thiệt



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



48



hại mà doanh nghiệp gây ra cho người khác ñược tính vào chi phí xã hội và khi ñó mức sản

lượng tối ưu của xã hội sẽ là Q* =6. Mức sản lượng tối ưu của xã hội [ñạt lợi ích ròng xã hội

cao nhất] thấp hơn so với mức sản lượng tối ưu của cá nhân doanh nghiệp [ñạt lợi nhuận cao

nhất].

b. Khi doanh nghiệp lắp ñặt thiết bị xử lý ô nhiễm

ðể giảm mức ô nhiễm gây ra, thay vì giảm sản lượng, doanh nghiệp có thể vẫn duy trì

mức sản lượng nhưng tiến hành ñầu tư và áp dụng các biện pháp xử lý giảm nhẹ ô nhiễm. Khi

ñó sẽ xuất hiện tổng chi phí xử lý ô nhiễm TAC [Total Abatement Cost] và chi phí xử lý ô

nhiễm biên MAC [Marginal Abatement Cost]. Chi phí xử lý ô nhiễm biên MAC là chi phí

tăng thêm [hay giảm ñi] khi xử lý thêm [hoặc bớt ñi] một ñơn vị ô nhiễm [hay một ñơn vị chất

thải]. Thông thường khi chúng ta muốn tăng cường xử lý ô nhiễm thì chi phí cho việc xử lý

một ñơn vị ô nhiễm sau sẽ cao hơn so với chi phí xử lý một ñơn vị ô nhiễm trước ñó. Hay nói

một cách khác, chi phí xử lý ô nhiễm biên sẽ tăng lên khi lượng ô nhiễm ñược xử lý tăng lên.



MAC

MD

A



MD



MAC

K



N



C

E



D



H



O



W2



W*



W1



Wp



Mức ô nhiễm W



Hình 3.6. Mức ô nhiễm tối ưu khi xử lý ô nhiễm



Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp gây ra ngoại ứng và do vậy gây thiệt hại cho

xã hội. ðường chi phí ngoại ứng biên hay ñường thiệt hại biên [MD] ñược thể hiện trên hình

3.6. ðể tối ña hoá lợi nhuận doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Qp và gây ra mức ô

nhiễm Wp. Nếu không xử lý ô nhiễm thì tổng mức thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra cho xã

hội là phần diện tích nằm phía dưới ñường thiệt hại biên [diện tích ONWp]. Nếu xử lý ô

nhiễm doanh nghiệp sẽ tiêu tốn chi phí xử lý với ñường chi phí xử lý ô nhiễm biên là MAC.

Như vậy doanh nghiệp nên xử lý ñến ñâu ñể xã hội ñạt ñược lợi ích ròng cao nhất? Câu trả lời



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



49



ở ñây là doanh nghiệp nên xử lý ñể giảm ô nhiễm từ Wp ñến W* hay doanh nghiệp nên xử lý

cho tới khi nào MAC = MD, khi ñó lợi ích ròng xã hội sẽ ñạt cao nhất hay mức ô nhiễm W*

là mức ô nhiễm tối ưu ñối với xã hội.

Có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp xử lý ñể giảm ô nhiễm từ Wp ñến W* thì tổng chi

phí xử lý ô nhiễm sẽ là diện tích W*EWp, còn tổng thiệt hại phòng tránh ñược cho xã hội là

diện tích W*ENWp. Như vậy việc xử lý giảm ô nhiễm từ Wp ñến W* ñã làm cho lợi ích ròng

xã hội tăng thêm là diện tích ENWp.

Nếu doanh nghiệp xử lý ít hơn, chẳng hạn xử lý ñể giảm ô nhiễm từ Wp ñến W1, khi

ñó chi phí xử lý ô nhiễm của doanh nghiệp là diện tích W1DWp và thiệt hại phòng tránh ñược

cho xã hội là diện tích W1CNWp. Do vậy, việc xử lý giảm ô nhiễm từ Wp ñến W1 ñã làm cho

lợi ích ròng xã hội tăng thêm là diện tích CDWpN. Tuy nhiên, phần lợi ích ròng tăng thêm

này nhỏ hơn so với phần lợi ích ròng tăng thêm nếu doanh nghiệp xử lý ñến W*. Nếu doanh

nghiệp xử lý nhiều hơn, chẳng hạn xử lý ñể giảm ô nhiễm từ Wp ñến W2 thì chi phí xử lý ô

nhiễm của doanh nghiệp sẽ là diện ích W2KWp, còn thiệt hại phòng tránh ñược cho xã hội là

diện tích W2HNWp. Do vậy việc xử lý giảm ô nhiễm từ Wp ñến W2 ñã làm cho lợi ích ròng

xã hội tăng lên là diện tích [ENWp  KEH]. Tuy nhiên, phần lợi ích ròng tăng thêm này nhỏ

hơn so với phần lợi ích ròng tăng thêm khi xử lý giảm ô nhiễm ñến W*. Chính vì vậy, việc xử

lý ô nhiễm ñến W* sẽ ñạt ñược lợi ích ròng xã hội cao nhất.

Cần chú ý rằng, trong trường hợp này tại mức ô nhiễm tối ưu W* mức sản lượng sản

xuất ra của doanh nghiệp vẫn là Qp chứ không phải Q*. Doanh nghiệp vẫn sản xuất ở Qp

nhưng tiến hành xử lý ñể giảm ô nhiễm từ Wp về W*.

c. Lựa chọn phương án giảm ô nhiễm

Qua hai trường hợp trên có thể thấy rằng ñể giảm tình trạng ô nhiễm môi trường gây

ra, doanh nghiêp có hai lựa chọn hoặc là giảm mức sản lượng sản xuất ra, hoặc là tiến hành

xử lý ô nhiễm. ðể quyết ñịnh lựa chọn phương án nào doanh nghiệp cần phải so sánh giữa lợi

nhuận mất ñi do giảm sản lượng và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra ñể xử lý ô nhiễm.

ðiều này ñược thể hiện qua hình 3.7.

Với ñường MAC và ñường MNPB như ñược thể hiện trong hình 3.7 thì doanh nghiệp

nên lựa chọn phương án giảm ô nhiễm như thế nào ñể có lợi nhất? Có thể thấy rằng ñể giảm

mức ô nhiễm từ Wp về WK doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án giảm sản lượng vì khi ñó chi

phí xử lý ô nhiễm biên cao hơn so với lợi ích ròng biên của doanh nghiệp hay lợi nhuận mà

doanh nghiệp mất ñi khi áp dụng biện pháp giảm sản lượng nhỏ hơn so với chi phí xử lý bỏ ra

nếu áp dụng biện pháp xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục giảm mức

ô nhiễm từ WK về Wo thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án xử lý ô nhiễm vì khi ñó chi phí

xử lý ô nhiễm biên thấp hơn so với lợi ích ròng biên của doanh nghiệp. Khi này nếu doanh

nghiệp vẫn lựa chọn cách giảm sản lượng thì lợi nhuận mất ñi sẽ lớn hơn so với chi phí xử lý

bỏ ra.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



50



MAC

MNPB

MEC

A



MNPB

MEC

K



E



B



F

H



O



WK W F WE



C



Wp



MAC

Mức ô nhiễm W



Hình 3.7. Lựa chọn phương án giảm nhẹ ô nhiễm



Một vấn ñề ñặt ra nữa trong hình 3.7 là mức ô nhiễm WF hay WE là mức ô nhiễm tối

ưu. Nếu doanh nghiệp không tiến hành xử lý ô nhiễm [không xuất hiện ñường MAC thì mức

ô nhiễm tối ưu sẽ là WE như ñã ñược xác ñịnh trong trường hợp 1 ở trên. Nếu doanh nghiệp

không giảm sản lượng mà tiến hành xử lý ô nhiễm thì mức ô nhiễm tối ưu sẽ là WE. Tuy

nhiên, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa hai biện pháp và xã hội mong muốn ñạt ñược lợi ích

ròng cao nhất. Ta có thể xác ñịnh lợi ích ròng xã hội trong hai trường hợp [1] doanh nghiệp

giảm sản lượng ñể ñạt mức ô nhiễm WF và [2] doanh nghiệp xử lý ñể giảm ô nhiễm ñến WE.

Trong trường hợp 1 lợi ích ròng xã hội ñạt ñược sẽ là diện tích OAF. Trong trường hợp 2,

việc xác ñịnh lợi ích ròng xã hội phức tạp hơn. Khi ñó, doanh nghiệp vẫn sản xuất ở Qp

[tương ứng mức ô nhiễm Wp] nên tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp ñạt ñược là OAWp. Do

doanh nghiệp xử lý ô nhiễm từ Wp về WE nên thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra cho xã hội là

diện tích OEWE và chi phí xử lý ô nhiễm là diện tích ECWpWE. Do vậy lợi ích ròng xã hội sẽ

bằng [OAWp  OEWE - ECWpWE] hay lợi ích ròng xã hội sẽ bằng [OAF  EFH  HECWp].

Như vậy lợi ích ròng xã hội trong trường hợp 1 lớn hơn so với trường hợp 2 và mức ô nhiễm

tối ưu của xã hội là WF. Tuy nhiên, cần chú ý rằng kết quả phân tích ở trên phụ thuộc vào vị

trí của các ñường MAC, MNPB và MEC. Nếu vị trí các ñường này thay ñổi thì mức ô nhiễm

tối ưu của xã hội WF có thể không còn ñúng nữa.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



51



Câu hỏi ôn tập chương 3

1] Hãy trình bày khái niệm và cho ví dụ về ngoại ứng tích cực, ngoại ứng tiêu cực?

2] Hãy phân tích sự thất bại thị trường do ngoại ứng tích cực gây ra?

3] Hãy phân tích sự thất bại thì trường do ngoại ứng tiêu cực gây ra?

4] Hãy phân tích sự thất bại thị trường do hàng hoá công cộng gây ra?

5] Khái niệm về mức ô nhiễm tối ưu? Mức sản lượng tối ưu của xã hội có gì khác biệt so với

mức sản lượng tối ña hoá lợi nhuận của doanh nghiệp?

6] Hãy chứng minh rằng mức ô nhiễm tối ưu là mức ô nhiễm mà tại ñó lợi ích ròng cá nhân

biên [MNPB] bằng chi phí ngoại ứng biên [MEC] khi giảm sản lượng là cách thức duy

nhất ñể giảm mức ô nhiễm của doanh nghiệp?

7] Hãy trình bày cách xác ñịnh mức ô nhiễm tối ưu khi doanh nghiệp áp dụng biện pháp xử

lý chất thải?

8] Hãy cho biết tại sao ñể lựa chọn biện pháp giảm nhẹ ô nhiễm, doanh nghiệp cần căn cứ

vào ñường lợi ích ròng cá nhân biên MNPB và ñường chi phí xử lý ô nhiễm biên MAC?

Tài liệu tham khảo

Barry C. Field [1997]. Environmental Economics: An introduction, McGraw-Hill Book Co.

Barry C. Field and Nancy D. Olewiler [2005]. Environmental Economics, McGraw-Hill Book Co.

David W Pearce and R. Kerry Turner [1990]. Economics of Natural Resources and the Environment,

Harvester Wheatsheaf Co.

Nguyễn Văn Song, Vũ Thị Phương Thuỵ [2006]. Giáo trình Kinh tế Tài nguyên Môi trường, NXB

Nông nghiệp

ðặng Như Toàn, Nguyễn Thế Chinh [1997]. Một số vấn ñề cơ bản về kinh tế và quản lý môi trường,

NXB Xây dựng.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



52



Chương 4



CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Mục ñích của chương này là nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các

công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường nhằm ñiều chỉnh mức hoạt ñộng của các doanh nghiệp

về mức hoạt ñộng tối ưu của xã hội. Các công cụ này bao gồm vấn ñề quyền sở hữu và thị

trường theo lý thuyết Ronald Coase, tiêu chuẩn môi trường, thuế ô nhiễm, trợ cấp giảm thải,

hệ thống giấy phép ñược thải có thể chuyển nhượng và hệ thống ñặt cọc hoàn trả. Nội dung

chủ yếu của chương này là phân tích cơ sở hình thành, cơ chế hoạt ñộng, những ưu ñiểm và

hạn chế của các công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường này.



4.1. LÝ THUYẾT RONALD COASE VỀ QUYỀN SỞ HỮU VÀ THỊ TRƯỜNG

4.1.1. Quyền sở hữu và cơ sở hình thành lý thuyết

Như ñã trình bày ở chương 3, mức sản lượng tối ưu của xã hội không trùng với mức

sản lượng tối ưu của cá nhân nếu hoạt ñộng sản xuất ñó tạo ra ngoại ứng. Vì vậy, vấn ñề ñặt

ra là làm thế nào ñể ñạt ñược mức sản lượng tối ưu của xã hội. Nhà kinh tế học Ronald Coase

ñã ñưa ra ý tưởng thông qua thị trường ñể ñạt ñược mức sản lượng tối ưu xã hội này.

Quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên biểu hiện ở hai quyền là quyền chiếm hữu và

quyền ñịnh ñoạt hay sử dụng tài nguyên, qua ñó xác lập quyền làm chủ tài nguyên thiên

nhiên. Quyền sử dụng tài nguyên ñược giới hạn trong luật pháp mà xã hội quy ñịnh. Môi

trường nguồn lực nên nó là một tài sản và có quyền sở hữu. Quyền sở hữu môi trường có thể

thuộc về tư nhân hoặc cộng ñồng. Khi quyền sở hữu về môi trường thay ñổi sẽ dẫn tới sự thay

ñổi giải pháp thị trường ñể ñạt ñược mức hoạt ñộng tối ưu.

Quyền sở hữu môi trường có thể thuộc về cá nhân hay cộng ñồng chịu ô nhiễm môi

trường hoặc có thể thuộc về hãng sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Giả sử quyền sở hữu môi

trường thuộc về hãng sản xuất thì hãng có quyền thải các chất thải vào môi trường mà không

phải trả chi phí xả thải trong khi cộng ñồng người dân sống xung quanh không có quyền sở

hữu môi trường nên không có quyền ñòi hỏi ñược hưởng chất lượng môi trường trong sạch.

Ngược lại, nếu quyền sở hữu môi trường thuộc về người dân thì hãng sản xuất sẽ không ñược

thải các chất thải vào môi trường nếu không có sự cho phép của người dân. Do ñó nếu muốn

ñược phép thải chất thải vào môi trường thì hãng sản xuất phải tiến hành thỏa thuận với người

dân và ñiều này sẽ làm thay ñổi mức sản lượng tối ưu của hãng.

4.1.2. Lý thuyết Ronald Coase và khả năng thỏa thuận thông qua thị trường

Nếu không có sự ñiều chỉnh thì hãng sản xuất hay người gây ô nhiễm sẽ cố gắng sản

xuất ở mức sản lượng Qp nhằm ñạt ñược lợi nhuận tối ña. Tuy nhiên mức sản lượng tối ưu

của xã hội là Q*. Như vậy hoạt ñộng của thị trường và mục tiêu tối ưu của xã hội không

tương hợp nhau.

Như chúng ta ñã biết thị trường hoạt ñộng ñược trên cơ sở thỏa thuận và trao ñổi.

Ronald Coase cho rằng khi quyền sở hữu môi trường ñược xác lập rõ ràng thì người bị ô



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



53



nhiễm và người gây ô nhiễm sẽ có thể tiến hành thỏa thuận với nhau ñể ñạt ñược mức sản

lượng tối ưu của xã hội mà không phụ thuộc vào việc quyền sở hữu ñó thuộc về người bị ô

nhiễm hay người gây ô nhiễm.

- Trường hợp thứ nhất: nếu quyền sở hữu môi trường thuộc về người bị ô nhiễm.

Trong trường hợp này người bị ô nhiễm sẽ không muốn phải chịu một chút ô nhiễm

nào [dù rất ít], nên họ không muốn có hoạt ñộng sản xuất của hãng gây ô nhiễm. Nói cách

khác, hãng sản xuất sẽ không ñược phép sản xuất, hay mức sản lượng ban ñầu của hãng sẽ

bằng 0. ðể ñược phép sản xuất, hãng phải tiến hành thỏa thuận với người có quyền sở hữu

môi trường hay người bị ô nhiễm.

Nếu hãng sản xuất hoạt ñộng với mức sản lượng Q nào ñó, ví dụ ñiểm Q1 [hình 4.1]

thì hãng sản xuất sẽ thu ñược khoản lợi nhuận bằng phần diện tích hình OABQ1. Tuy nhiên

hãng ñã gây ra chi phí ngoại ứng là OCQ1 mà người phải chịu chi phí này là người bị ô

nhiễm. Do vậy có khả năng xảy ra thoả thuận giữa người gây ô nhiễm và người bị ô nhiễm.

Người gây ô nhiễm sẽ ñền bù cho người bị ô nhiễm một khoản chi phí tối thiểu bằng với mức

chi phí thiệt hại do ngoại ứng gây ra [bằng phần diện tích OCQ1], khi ñó người gây ô nhiễm

vẫn thu ñược phần lợi nhuận ròng cá nhân [diện tích OABC]. Thỏa thuận như vậy có lợi cho

người gây ô nhiễm và cũng không làm tổn hại ñến lợi ích của người bị ô nhiễm vì toàn bộ chi

phí ngoại ứng mà người bị ô nhiễm phải chịu ñã ñược ñền bù.



Chi phí

Lợi nhuận



MEC

I



A

MNPB

B



E



H



C

O



Q1



K



Q*



Q2



Qp



Q [sản lượng]



Hình 4.1. Ô nhiễm tối ưu thông qua thỏa thuận



Quá trình thỏa thuận này sẽ tiếp tục diễn ra cho ñến khi mức sản lượng thỏa thuận ñạt

tới mức sản lượng tối ưu xã hội Q*. Khi này người bị ô nhiễm sẽ ñược ñền bù phần diện tích

tối thiểu là OEQ*, và người sản xuất ñạt ñược mức lợi nhuận ròng là pần diện tích OAE. Phần

lợi nhuận ròng của người sản xuất này cũng chính là phần lợi ích ròng của xã hội vì nó ñã

khấu trừ ñi chi phí sản xuất và chi phí ngoại ứng. Mức sản lượng thỏa thuận sẽ không vượt



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Kinh tế Môi trường. ..



54



Chủ Đề