Mũi 2 sinopharm cách bao lâu

Mũi 2 vắc-xin Covid-19 có thể tiêm chậm bao lâu so với khuyến cáo?

[NLĐO] - Nhiều người băn khoăn việc quá thời gian khuyến cáo tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ và có phải tiêm lại từ đầu hay không?

  • Bị viêm đa khớp có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

  • Tiêm đủ 2 mũi vắc-xin mà tiếp xúc với F0, làm gì để đừng bị bệnh?

  • 75% dân số trên 18 tuổi của TP HCM đã được tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 1

  • Đến đâu để được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19?

Bộ Y tế cho biết đến nay, nước ta đã tiêm chủng hơn 17,36 triệu liều vắc-xin Covid-19,trong đó hơn 1,8 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.

Tại Việt Nam, hiện có 5 loại vắc-xin Covid-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vắc-xin này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19.

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc-xin Covid-19 hiện nay có sự khác nhau. Cụ thể: vắc-xin Covid-19 AstraZeneca từ 8 - 12 tuần mới thực hiện tiêm mũi 2; vắc-xin Sputnik V và Pfizer tiêm mũi 2 cách mũi 1 sau 3 tuần; vắc-xin Covid-19 của Sinopharm khoảng cách từ 3 - 4 tuần và vắc-xin Moderna mũi 2 tiêm sau mũi 1 là 28 ngày.

Trong bối cảnh khan hiếm vắc-xin trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam hiện nay, việc tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trước thực tế nhiều người đã bị quá hạn tiêm mũi 2 một vài tuần so với khuyến cáo của các hãng sản xuất vắc-xin, không ít người lo ngại "liệu họ có phải tiêm lại từ đầu?"

Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia [Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương], cho biết những khuyến cáo về mốc thời gian tiêm chủng vắc-xin Covid-19 [khoảng cách giữa hai mũi tiêm] mà nhà sản xuất đưa ra là lý tưởng nhất và trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vắc-xin.

Còn trong tình trạng thiếu vắc-xin như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc-xin. "Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vắc-xin"- bác sĩ Huyền khẳng định.

Cũng theo bác sĩ Huyền, hiện nay chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Thực tế, việc tiêm vắc-xin chậm hơn so với khuyến cáo này đã từng xảy ra với nhiều loại vắc-xin khác ở trẻ nhỏ. Việc chậm trễ tiêm vắc-xin Covid-19 trong một khoảng thời gian nhất định, đến mũi tiêm sau vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả của vắc-xin.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19

"Nếu nguồn cung ứng vắc-xin Covid-19 còn hạn chế, người dân đã tiêm mũi 1 cần kiên nhẫn, chờ đến lượt được thông báo đi tiêm mũi 2. Khi được tiêm mũi 1 là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định. Cùng đó, khi đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nguy cơ khiến bệnh nặng, phải nhập viện [nếu nhiễm bệnh] giảm đi rất nhiều, lên tới 90%"- bác sĩ Huyền giải thích.

Trước đó, Bộ Y tế đã có hướng dẫn tiêm vắc-xin Covid-19, trong đó nêu rõ những người đã tiêm mũi 1 với loại vắc-xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc-xin đó.

Trong trường hợp nguồn vắc-xin Covid-19 hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc-xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin do AstraZeneca sản xuất [nếu người được tiêm chủng đồng ý]. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 - 12 tuần. Không sử dụng vắc-xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc-xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca.

Với những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc-xin do Sinopharm, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc-xin cùng loại.

Giới chuyên môn cũng khuyến cáo kể cả khi người dân đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19, vẫn cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K, bởi sau tiêm vắc-xin vẫn có khả năng lây lan bệnh cho người khác và không vắc-xin nào có hiệu lực bảo vệ 100%.

D.Thu

Tùy vào loại vaccine được tiêm mà khoảng cách giữa các lần tiêm khác nhau. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu một khoảng các giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của các loại vaccine hiện nay.

Để tạo ra miễn dịch cho cơ thể, vaccine COVID-19 cần được tiêm đủ liều và duy trì khoảng cách giữa 2 lần tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tùy vào loại vaccine được tiêm mà khoảng cách giữa các lần tiêm khác nhau. 

Vaccine Liều tiêm
AstraZeneca Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần
Sputnik V Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
Sinopharm Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần
Pfizer Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần
Moderna Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần
Vero Cell Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần

Do đó, những người đã tiêm mũi 1 cần lưu ý về khoảng cách với mũi tiêm thứ 2 để tác dụng của vaccine đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 1900638367 hoặc tải app ISOFHCARE để đặt lịch hẹn chủ động hơn.

2. Mũi 2 nên tiêm vaccine nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và theo khuyến cáo của các nhà sản xuất vaccine: nên tiêm đủ liều của cùng một loại vaccine phòng Covid-19 [những người đã tiêm mũi 1 vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 cùng vaccine đó].

Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn vaccine còn hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vaccine do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý. Không sử dụng vaccine do Moderna sản xuất hoặc các vaccine khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca.

Cụ thể như sau:

- Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2  Astrazeneca hoặc Pfizer [nếu người tiêm đồng ý]

- Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm

- Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer

- Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.

- Mũi 1 Astrazeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

3. Một số lưu ý khác

Dù đã có kinh nghiệm ở lần tiêm thứ 1 nhưng người tiêm mũi thứ 2 vẫn phải cẩn thận và theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bản thân. Cần lưu ý một số điều quan trọng sau khi tiêm vaccine Covid-19 mũi thứ 2 như sau:

- Mang theo giấy xác nhận tiêm chủng để được xác nhận tiêm chủng mũi thứ 2;

- Lưu ý về thời gian theo dõi sức khỏe sau khi tiêm: Dù đã có kinh nghiệm ở lần tiêm thứ 1 nhưng người tiêm mũi thứ 2 vẫn phải cẩn thận và theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bản thân. Theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm; Tự theo dõi tại nhà chặt chẽ trong vòng 24 giờ và đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm. Nếu gặp các dấu hiệu bất thường cần đến ngay Cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ hoặc khám bệnh trực tuyến với Bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sau tiêm ngay tại nhà. 

- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

+ Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

+ Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

4. Hướng dẫn khám bệnh trực tuyến với bác sĩ 

ISOFHCARE đang triển khai chương trình Bác sĩ ơi! nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên cả nước có thể kết nối nhanh chóng với bác sĩ để được khám bệnh trực tuyến và tư vấn sức khoẻ sau tiêm, giúp bạn thoải mái, an tâm ngay tại nhà. Người dân sẽ được khám bệnh trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa Dị ứng miễn dịch từ các bệnh viện lớn trên cả nước. Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và luôn tư vấn tận tình, hướng dẫn chăm sóc toàn diện cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Để được nhận tư vấn từ bác sĩ, bạn tải ứng dụng ISOFHCARE về điện thoại thông minh và làm theo các bước sau:

Việc nắm rõ thông tin các loại vaccine không chỉ là đảm bảo sự an tâm khi tham gia tiêm chủng mà còn hạn chế những triệu chứng không đáng có trước khi tiêm như: Tăng huyết áp đột ngột, hồi hộp lo sợ...Hy vọng, các thông tin phía trên đã giúp bạn có đủ thông tin về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi th và những lưu ý theo dõi sau tiêm vaccine an toàn và hiệu quả nhất!

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề