Nếu bị nhiễm hiv bao lâu thì phát bệnh

Bạn đang lo lắng bị lây nhiễm HIV? Xét nghiệm HIV là giải pháp tối ưu để biết mình có bị nhiễm HIV hay không? Có kết quả sớm sẽ giúp bạn kịp thời uống thuốc dự phòng phơi nhiễm nếu không may mắc bệnh. Vậy xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả? Nên xét nghiệm khi nào, ở đâu?

1. Biểu hiện của virus HIV qua các giai đoạn

Để biết xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả chúng ta cần nắm được các giai đoạn phát triển của virus HIV. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, virus HIV phát triển qua nhiều giai đoạn với các biểu hiện khác nhau.

1.1. Giai đoạn 1 [giai đoạn cửa sổ]

Giai đoạn 1 bắt đầu từ khi có yếu tố phơi nhiễm và thường kéo dài khoảng 3 - 6 tháng. Những biểu hiện của giai đoạn 1 rất mờ nhạt. Người bệnh thường có các dấu hiệu như viêm họng, sốt trên 38 độ C, nôn ói, tiêu chảy, người mệt mỏi, đau nhức xương khớp, phát ban ngoài da,… Các biểu hiện này rất giống với những bệnh truyền nhiễm thông thường. Chúng thường tự hết sau khoảng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể dài hơn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể.

HIV là căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị

Ở giai đoạn này virus HIV sinh sôi nhanh và lây lan khắp cơ thể . Khả năng lây lan của chúng trong giai đoạn cửa sổ cao do người bệnh chưa biết để phòng tránh.

1.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm. Các triệu chứng ít biểu hiện ra bên ngoài. Người bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh. Do đó chính bản thân họ nhiều khi không biết mình bị nhiễm HIV. Những người xung quanh cũng rất khó để nhận biết. Vì thế nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác là rất cao.

Ở giai đoạn 2, lượng bạch cầu trong máu chưa có hiệu giảm nhiều. Tuy nhiên virus lại phát triển rất mạnh. Và kháng thể xuất hiện nhiều trong máu. Vì thế có thể thực hiện test virus HIV. Nếu kết quả test dương tính cần thực hiện xét nghiệm khẳng định. Ngoài ra để loại trừ trường hợp âm tính giả do mới phơi nhiễm, cần thực hiện xét nghiệm lặp lại.

Giai đoạn 2, kháng nguyên của virus HIV cũng tăng lên. Hệ thống miễn dịch của cơ thể dần bị suy giảm và không thể ngăn chặn được. Có thể thấy các hạch bạch huyết bị sưng viêm. Giai đoạn 2 cũng kéo dài 5 - 10 năm.

1.3. Giai đoạn cận AIDS

Trong giai đoạn cận AIDS, người nhiễm virus HIV vẫn chưa có biểu hiện bệnh rõ rệt. Tuy nhiên người bệnh dần cảm nhận sức khỏe yếu đi. Đồng thời nhạy cảm hơn với nhiều bệnh. Các bệnh viêm miệng, viêm đường hô hấp, mẩn ngứa, phát ban,... thường xuyên xảy ra và kéo dài. Một số người còn có dấu hiệu sụt cân, đổ mồ hôi, sốt dai dẳng,… Giai đoạn 3 có thể kéo dài vài tháng tới vài năm, tùy theo sức khỏe mỗi người.

1.4. Giai đoạn AIDS [giai đoạn cuối]

Khoảng thời gian này, hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh đã bị suy giảm nghiêm trọng. Vì thế cơ thể không còn khả năng đối phó với các tác nhân bên ngoài. Do đó người nhiễm HIV rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm như lao, ung thư, tiêu chảy, lở loét và đặc biệt là nhiễm trùng.

Giai đoạn AIDS người bệnh sống trong sự đau đớn với sự suy kiệt về sức lực. Cơ thể sút cân nghiêm trọng. Đối với người lớn giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng 2 năm và tử vong. Với trẻ em thời gian sống với AIDS chỉ khoảng 10 - 12 tháng.

Người nhiễm HIV - AIDS có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp kịp thời

Như vậy, virus HIV từ khi xâm nhập, chúng tiến triển một cách âm thầm và tàn phá cơ thể người bệnh. Nguy hiểm hơn chúng lây lan sang người khác bằng nhiều con đường khác nhau. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị HIV. Tuy nhiên, với những thành tựu của y học hiện đại, đã có những thuốc ức chế virus rất hiệu quả. Nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và chăm sóc đúng cách người nhiễm HIV vẫn có thể sống khỏe mạnh và hạn chế tối đa việc lây truyền cho người khác. Vì thế xét nghiệm HIV là cực kỳ quan trọng.

2. Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả kết quả?

Kết quả xét nghiệm HIV có chính xác hay không phụ thuộc vào thời gian làm xét nghiệm. Như trên đã nói, virus HIV tiến triển qua nhiều giai đoạn. Do đó xét nghiệm chỉ chính xác khi cơ thể người bệnh đã có đủ số lượng virus, các kháng nguyên và kháng thể. Để có chắc chắn, xét nghiệm cần được thực hiện vài lần với những khoảng thời gian như sau:

2.1. Xét nghiệm HIV lần đầu

Ngay khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, virus HIV nhân lên nhanh chóng. Mặc dù ở những tuần đầu chưa thấy rõ biểu hiện của bệnh nhưng việc xét nghiệm sớm là rất cần thiết. Ngay khi nghi ngờ có nguy cơ phơi nhiễm HIV, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế đáng tin cậy. Bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cho bạn nên xét nghiệm vào thời gian nào, bằng phương pháp nào là tốt nhất.

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả chính xác được nhiều người quan tâm

Với những tiến bộ của y học, xét nghiệm HIV có thể thực hiện sau 14 ngày kể từ khi phơi nhiễm. Một số phương pháp có thể thực hiện sau 4 - 6 tuần sau phơi nhiễm. Tuy nhiên có phương pháp chỉ cho kết quả chính xác sau 3 tháng phơi nhiễm.

2.2. Thời điểm xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất

Xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả chính xác nhất là mối quan tâm của nhiều người. Đa số các trường hợp nhiễm HIV đều có xét nghiệm chính xác ở tháng thứ 3 sau phơi nhiễm. Tuy nhiên một số bệnh nhân đến tháng thứ 6 cơ thể mới sản sinh ra đủ kháng thể. Do đó đối với trường có kết quả âm tính hoặc chưa xác định được kết quả trong lần xét nghiệm trước đó, cần tiến hành xét nghiệm tiếp sau 6 tháng phơi nhiễm.

Bạn đang thắc mắc xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả chính xác? Thời gian xét nghiệm HIV từ 3 - 6 tháng sau phơi nhiễm cho kết quả chuẩn xác nhất. Xét nghiệm ở tháng thứ 6 sau phơi nhiễm có kết quả chính xác tuyệt đối. Nhờ thế bạn sẽ phát hiện và có phương án điều trị, phòng bệnh kịp thời.

Xét nghiệm HIV nên được tiến hành trong 2 - 6 tháng sau phơi nhiễm

3. Các trường hợp nên xét nghiệm HIV

Trong cuộc sống, phơi nhiễm HIV là tình huống rất nhiều người gặp phải. Mặc dù không phải tình huống phơi nhiễm nào cũng dẫn đến nhiễm HIV. Tuy nhiên để chắc chắn thì test virus HIV là việc cần thiết. Những trường hợp sau nên xét nghiệm sớm để điều trị dự phòng kịp thời:

  • Người quan hệ tình dục với người sử dụng ma túy hoặc với người không phải vợ/chồng mình mà không dùng bao cao su.

  • Người quan hệ đồng tính.

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm.

  • Người tiêm chích ma túy.

  • Người mắc bệnh lao.

  • Người mắc bệnh lây qua đường tình dục.

  • Người thường có nguy cơ phơi nhiễm HIV như công an, bộ đội, nhân viên y tế.

  • Người chăm sóc người bệnh HIV.

  • Trẻ sinh ra từ người mẹ HIV.

Các trường hợp trên nên được xét nghiệm HIV thường xuyên hơn.

4. Xét nghiệm HIV ở đâu có kết quả đáng tin cậy nhất?

Xét nghiệm HIV ở đâu ở đâu an toàn, bảo mật và có kết quả chính xác nhất được nhiều người quan tâm. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn xét nghiệm HIV.

Xét nghiệm HIV tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn hoàn hảo

Tại đây có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Bệnh viện sở hữu hệ thống xét nghiệm hiện đại nhất của hãng Abbott và Cobas. Đây là hệ thống hoàn toàn tự động. Cùng với đó là các sinh phẩm thuộc thế hệ thứ tư cho phép phát hiện chính xác tuyệt đối các kháng thể HIV và kháng nguyên P24 trong mẫu thử. Nhờ đó giúp người bệnh phát hiện kịp thời virus HIV và rút ngắn giai đoạn cửa sổ.

Như vậy bạn đã biết xét nghiệm HIV bao lâu có kết quả. Nếu bạn muốn test HIV nhanh, chính xác và bảo mật, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn. Với 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

HIV là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có thể phá hủy dần hệ thống miễn dịch của cơ thể. Việc phát hiện các triệu chứng của bệnh và tiến hành làm xét nghiệm sớm giúp người bệnh được điều trị sớm. Vậy nếu khi bị nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh? Để biết được câu trả lời, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Bị nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh?

Về thắc mắc bị nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh hay quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị, các chuyên gia bệnh xã hội cho biết:

Nếu không may tiếp xúc không an toàn với đối tượng nhiễm HIV thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Thông thường, thời gian ủ bệnh của bệnh HIV khá lâu và phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi lây nhiễm cũng như việc lây nhiễm HIV bằng phương thức nào.

Ở người trẻ tuổi từ 18 – 40 tuổi, người hoàn toàn khỏe mạnh thì thời gian ủ bệnh từ khi nhiễm virus HIV cho tới khi phát hiện bệnh AIDS trung bình kéo dài khoảng 10 năm. Với những người khi lây nhiễm HIV qua đường tình dục không an toàn hoặc qua việc dùng chung kim tiêm thì có sự tương đồng rất lớn với người lây bệnh. Đặc biệt, ở những người bị nhiễm virus HIV do truyền máu thì thời gian ủ bệnh thường ngắn hơn do trong máu tồn tại một lượng lớn virus gây bệnh.

Trong thời gian ủ bệnh này, khi kết thúc giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, nhiều người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mình tốt hơn rất nhiều. Trong 10 đến 15 năm ủ bệnh, HIV thường không gây ra triệu chứng gì hoặc nếu có thì cũng rất mờ nhạt nên rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, virus HIV vẫn sẽ hoạt động và nhân đôi tế bào gia tăng số lượng trong cơ thể, gây tổn hại đến hệ miễn dịch của người bệnh.

Các giai đoạn tiến triển của HIV sau khi lây nhiễm

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng từ 2 - 6 tuần, người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu sớm của bệnh, tuy nhiên các dấu hiệu HIV ở nữ và nam khá giống với bệnh cảm cúm thông thường nên dễ bị nhầm lẫn.

 Giai đoạn 1 [giai đoạn cấp tính]

Giai đoạn này thường xảy vào tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm với virus HIV.

Đa số những người bị lây nhiễm bệnh HIV có các triệu chứng giống như bệnh cúm [sốt, phát ban, đau khớp, đau cơ, nổi hạch cổ bẹn hay nách...]

Các dấu hiệu nhiễm HIV có thể nhẹ, người bệnh có thể không chú ý, nhưng virus gây bệnh vẫn đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể trong thời gian này.

Trong thời gian này, khả năng lây truyền HIV là cao nhất vì số lượng virus trong máu rất cao.

Giai đoạn 2 [giai đoạn ẩn bệnh]

Giai đoạn này có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm và không gây bất kỳ triệu chứng nào.

Trong giai đoạn ẩn bệnh, virus HIV có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch, việc điều trị bệnh HIV trong giai đoạn này rất quan trọng.

Nhiều người vẫn có thể lây truyền virus HIV trong giai đoạn ẩn bệnh này.

Giai đoạn 3 [bệnh AIDS]

Đây là giai đoạn cuối của bệnh, thường diễn ra trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm bệnh HIV.

Một người bị AIDS khi phản ứng miễn dịch rất yếu và mất khả năng kháng nhiễm. Do virus gây bệnh tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cơ thể và gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.

Các triệu chứng trong giai đoạn này rất khác nhau, chủ yếu là sốt, sụt cân mạnh, tiêu chảy mãn tính, bệnh về miệng và da, biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội...

Nên tiến hành xét nghiệm HIV khi nào?

Trong những trường hợp sau, cần tiến hành đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:

 Có tiêm chích ma túy hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người khác.

Có quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn hay dùng miệng mà không dùng bao cao su với người không phải là vợ hoặc chồng của mình

Có quan hệ tình dục không an toàn [không sử dụng bao cao su hoặc dùng bao cao su không đúng cách] với những người tiêm chích ma túy hoặc với những người có quan hệ tình dục với nhiều người khác.

Là bạn tình hoặc người chăm sóc người sống chung với HIV.

Có mẹ bị nhiễm HIV.

Do sự phát triển âm thầm của virus HIV và trong thời gian ủ bệnh không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh, chính vì vậy các chuyên gia bệnh xã hội khuyến cáo rằng, nên thực hiện các xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt mà không cần chờ đủ thời gian hết giai đoạn cấp tính khi cho rằng phát sinh những hành vi có nguy cơ mắc HIV. Tiến hành thăm khám, xét nghiệm HIV sớm chính là cơ hội để bạn được tư vấn, theo dõi và thực hiện các biện pháp về dự phòng phơi nhiễm đúng cách, hiệu quả.

Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc nếu khi bị nhiễm HIV bao lâu thì phát bệnh, hi vọng sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc xoay quanh vấn đề này, hãy gọi đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến

Chủ Đề