Tại sao có bầu hay bị xì hơi

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bà bầu bị đầy bụng xì hơi gây khó chịu cho mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi, chính vì thế mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học…để cải thiện tình trạng này.

  • Đầy bụng xì hơi khi mang thai do đâu?
  • Triệu chứng nhận biết tình trạng bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi
  • Bà bầu bị đầy bụng xì hơi có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
  • Mẹ bầu nên làm gì?

Bà bầu bị đầy bụng xì hơi do đâu?

Nguyên nhân đầu tiên khiến bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi đó là do sự thay đổi nội tiết tố. Đây cũng chính là tác nhân gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ mang thai.

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone làm mềm cơ dạ dày. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề. Đồng thời còn làm tình trạng dư axit dạ dày xuất hiện gây ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi.

Đặc biệt, bà bầu thường bị xì hơi nhiều khi mới mang thai. Thế nên, đây được xem là một trong những dấu hiệu thông báo rằng bạn đã có em bé.

Nguyên nhân thứ hai khiến bà bầu bị sôi bụng xì hơi là do tử cung giãn ra để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Khi thai nhi càng lớn, tử cung càng giãn rộng. Lúc này, dạ dày và ruột của mẹ bị chèn ép. Vì thế, bụng mẹ bầu bị chướng lên và sinh nhiều khí ga gây xì hơi. Bởi vậy, bà bầu không chỉ bị xì hơi nhiều khi mới mang thai mà càng về tháng cuối tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn.

Nguyên nhân thứ ba, đó là do chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ bầu. Tình trạng đầy hơi, chướng bụng sẽ trầm trọng hơn nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu. Ngoài ra, việc ăn vội, ăn quá no, nằm sau khi ăn… cũng là một tác nhân không nhỏ.

Bà bầu thường xuyên xì hơi là do tử cung giãn ra để tạo khoảng cách cho thai nhi phát triển [Ảnh: istockphoto]

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Nguyên nhân bà bầu bị đầy bụng 3 tháng đầu và bí quyết khắc phục

Triệu chứng khi bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi

Việc hệ tiêu hóa gặp trục trặc trong thai kỳ, kèm theo thức ăn nạp vào không tương thích sẽ khiến mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài việc bị xì hơi thường xuyên, mẹ bầu còn gặp phải các triệu chứng sau:

Căng tức phần bụng trên

Khi bị chướng bụng, bà bầu sẽ thấy phần bụng trên khó chịu, căng tức. Thỉnh thoảng còn gặp phải các cơn đau bụng lâm râm, ợ chua, ợ khan.

Nhanh no, chán ăn

Khi gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng thì dịch tiêu hóa trong dạ dày sẽ tiết ra rất ít. Thế nên, mẹ bầu sẽ không thấy thèm ăn, không thấy đói, thậm chí chán ăn. Bụng lúc nào cũng căng đầy nên cảm giác rất nhanh no. Bà bầu bị căng tức bụng sau khi ăn cũng là triệu chứng dễ nhận thấy.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Rối loạn tiêu hóa

Hệ quả này sẽ khiến mẹ bầu thường gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Trong đó, tình trạng táo bón là phổ biến nhất.

Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương – Bác sĩ Nội tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng chia sẻ “Các thai phụ không nên xem nhẹ triệu chứng tiêu chảy khi mang thai. Bởi lúc này, người chịu ảnh hưởng không chỉ có bản thân thai phụ mà còn có thai nhi trong bụng. Thông thường, tiêu chảy sẽ khiến mẹ mệt mỏi, kiệt sức do mất nước, chán ăn khiến thai không hấp thụ được dưỡng chất dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến thai chết lưu trong bụng mẹ”.

Khi mang thai mẹ sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón [Ảnh: istockphoto]

Bà bầu bị đầy bụng xì hơi có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Một số chuyên gia cho rằng hiện tượng bà bầu bị đầy hơi, chướng bụng là hết sức bình thường. Hiện tượng này có thể làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu, không thoải mái nhưng mẹ không cần phải lo lắng quá mức.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Đầy bụng, khó tiêu gây tình trạng chán ăn nên nếu kéo dài lâu sẽ khiến có thể mẹ mệt mỏi, hấp thụ dưỡng chất kém. Như vậy có nghĩa là thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Đặc biệt, nếu bà bầu bị đầy bụng kèm theo chứng táo bón những tháng đầu thai kỳ sẽ rất nguy hiểm. Lý do là khi bị táo bón mẹ bầu sẽ phải rặn mạnh khi đại tiện. Thời gian đầu thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung việc rặn quá mạnh dễ dẫn đến động thai.

Mẹ bầu hãy theo dõi hiện tượng đầy bụng xì hơi này trong khoảng 2 đến 3 ngày. Nếu sau khoảng thời gian này không có dấu hiệu giảm sút mà còn làm cho mẹ chán ăn, mệt mỏi thì lúc này mẹ hãy đến khám ở cơ sở y tế. Vì đây có thể không phải triệu chứng đơn thuần do các thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai, mà đó có thể là dấu hiện của bệnh lý khác.

Bạn có thể chưa biết:

Mang thai bị đầy bụng, buồn nôn – Cách điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu nên làm gì khi bị chướng bụng, đầy hơi?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa nào. Để khắc phục tình trạng khó chịu này, mẹ bầu hãy áp dụng các biện pháp sau:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ăn uống lành mạnh

Bao gồm cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn; Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa; Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng, đồ chua….

Bà bầu hay bị đầy bụng xì hơi nên ăn cà rốt, đu đủ chín để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống nước chanh nóng để cải thiện chứng khó tiêu.

Tuân thủ các nguyên tắc khi ăn uống

Chia nhỏ bữa ăn ra 5-6 bữa trong ngày. Mẹ bầu không ăn quá no trong mỗi bữa. Nhai kỹ thức ăn để dạ dày không phải làm việc quá sức. Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn khoảng 15 phút.

Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn ra thành 5 đến 6 bữa một ngày để tránh ăn quá no [Ảnh: istockphoto]

Sinh hoạt khoa học

Bao gồm việc tập thể dục, vận động mỗi ngày. Giữ cho tinh thần thoải mái. Ngủ đủ giấc, không thức khuya. Không hút thuốc hay sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Massage bụng

Bà bầu bị đầy bụng xì hơi kèm táo bón nên massage vùng bụng thường xuyên để kích thích hệ tiêu hóa. Liệu pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng căng cứng, khó chịu, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Lưu ý khi massage cho bà bầu:

  • Không nên massage, đặc biệt là vùng bụng bụng với những mẹ có tiền sử sinh non, có nguy cơ sinh non, rối loạn đông máu và một vài bệnh trạng khác theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • 3 tháng đầu thai kỳ không nên massage vì thời điểm này thai nhi chưa ổn định, dễ xảy ra tình trạng sảy thai.
  • Thời gian được cho là hợp lý để massage là 4 lần 1 ngày, mỗi lần không quá 5 phút.
  • Nhẹ tay, chậm rãi không ấn mạnh hay dùng lực tay quá mạnh khi massage.
  • Massage theo chiều từ dưới lên trên.
  • Nếu đang massage mà mẹ thấy buồn nôn, choáng hay bất kỳ biểu hiện không thoải mái nào của cơ thể thì phải dừng ngay.

Lưu ý quan trọng mà bà bầu bị đầy bụng xì hơi cần nhớ là tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để uống. Nếu tình trạng chướng bụng, đầy hơi kéo dài, xì hơi khó kiểm soát thì nên đến bác sĩ để thăm khám. Chúc mẹ sẽ có thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Xì hơi không kiểm soát luôn là nỗi khổ tâm của nhiều bà bầu, đặc biệt mỗi khi đến chỗ đông người điều này càng dễ khiến chị em đỏ mặt vì xấu hổ. Đây chính là giải pháp để hạn chế xì hơi hiệu quả cho mẹ bầu.

Tại sao mang thai lại xì hơi nhiều?

Đây vốn là hiện tượng sinh lý bình thường của bà bầu khi mang thai nên chị em không nên quá bối rối hay lo lắng. Bao gồm 2 nguyên nhân chính để dẫn tới việc xì hơi thường xuyên ở phụ nữ mang bầu:

  • Progesterone: Khi mang thai, trong cơ thể mẹ bầu hàm lượng progesterone tăng lên đáng kể trong dạ dày và ruột khiến cho nhu động dạ dày bị yếu đi. Chính vì điều này làm axit dạ dày bài tiết ít đi, gây ra chướng khí bị xì hơi.
  • Tử cung lớn dần lên: Thai nhi phát triển lớn dần làm tử cung ngày càng chiếm nhiều diện tích hơn, chúng chèn ép lên dạy dày, đường ruột làm nhu động đường ruột dạ dày chậm hơn. Từ đó gây ra chướng khí, dẫn tới xì hơi.

Xì hơi vốn là hiện tượng sinh lý bình thường của bà bầu khi mang thai nên chị em không nên quá bối rối hay lo lắng

Bí quyết giúp mẹ bầu giảm xì hơi

Để kiểm soát xì hơi, thực ra vô cùng khó khăn với bà bầu. Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng và khoa học để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, như vậy hiện tượng xì hơi cũng sẽ giảm đi đáng kể.

Chia làm nhiều bữa nhỏ

Ngoài ba bữa chính, mẹ bầu nên ăn thêm một vài bữa phụ để tránh tình trạng ăn quá no khiến bụng quá tải. Chia nhỏ bữa ăn làm cho dạ dày bạn khôngbị căng tức, việc tiêu hoá thức ăn cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhờ vậy không làm cho bụng bị chướng khí, hạn chế bà bầu xì hơi.

Uống đủ nước mỗi ngày

Trung bình hàng ngày mẹ bầu nên uống từ 2,5 – 3 lít nuwóc nhằm thúc đẩy quá trình đi nặng, giảm nguy cơ mắc táo bón, tránh bị chướng khí. Uống nước nhiều cũng góp phần tăng cường hoạt động của hệ tiêu hoá, tuy nhiên mẹ bầu nên hạn chế uống nước lạnh, nước ngọt có ga để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tiêu thụ sữa chua

Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn giúp thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động, nhờ vậy ăn sữa chua thường xuyên giúp thúc đẩy bài trừ khí thải trong cơ thể ra ngoài mà không gây nặng mùi.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây góp phần tăng cường hệ tiêu hoá, tránh xì hơi ở bà bầu

Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Táo bón vốn là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu suốt thời gian thai kỳ, hơn nữa táo bón kết hợp với chướng khí dễ khiến mẹ bầu xì hơi mùi rất khó chịu. Bởi vậy, để hạn chế hiện tượng xì hơi này chị em nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Tiêu thụ đủ lượng rau xanh và trái cây mỗi ngày sẽ bổ sung cho cơ thể chất xơ nhằm nhăn ngừa táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn.

Vận động thường xuyên

Bà bầu nên tránh những công việc mang vác nặng nhọc nhưng vận động nhẹ nhàng như đi bộ sau khi ăn cơm xong, tập yoga buổi sáng thường được các chuyên gia khuyến khích chị em thực hiện. Tập luyện đúng cách sẽ làm tăng nhu động đường ruột, thúc đẩy bài trừ khí ra ngoài cơ thể.

Ăn ít hơn vào buổi tối

Mẹ bầu có thể tăng thêm một số bữa ăn phụ trong ngày nhưng nên hạn chế ăn nhiều thức ăn vào buổi tối. Chức năng dạ dày và đường ruột hoạt động khá yếu vào buổi tối và đêm khuya. Nếu chị em ăn nhiều thức ăn, đặc biệt các món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, khó khăn để tiêu hoá sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, gây ra hiện tượng đầy bụng  chướng khí.

Từ khóa được tìm kiếm:
  • tại sao bà bầu địch nhiều
  • xì hơi ở bà bầu
  • tại sao bà bầu xì hơi nhiều
  • xi hơi ở em bé khi mang bầu
  • bà bầu bị xì hơi nhiều
  • bà bầu xì hơi nặng mùi
  • mẹ bầu xì hơi nhiều
  • bà bầu địch nhiều
  • có bầu hay bị xì hơi
  • bà bầu xì hơi

Video liên quan

Chủ Đề