Ngân hàng có đổi ngoại tệ không

Hiện nay, Ngân hàng nhà nước thắt chặt hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vì thế khách hàng nên lưu ý khi mua bán ngoại tệ ở ngân hàng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Mua, bán ngoại tệ là giao dịch được xác định bằng ngoại tệ hoặc yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ bao gồm các giao dịch phát sinh khi một doanh nghiệp:

  • Mua hoặc thanh lý các tài sản, phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ.
  • Trở thành một đối tác [một bên] của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện.
  • Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác.
  • Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà các khoản phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ.
  • Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ. 

Lưu ý khi mua bán ngoại tệ

Quy định về đổi ngoại tệ

Thông thường các ngân hàng sẽ đổi ngoại tệ theo nhu cầu của khách hàng khi muốn mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên vì quy định người dân được mang tới 5.000 USD tiền mặt khi xuất cảnh nên hiện nay vẫn có không ít những ngân hàng đáp ứng nhiều hơn mức được cho phép này dẫn đến tình trạng mất kiểm soát sự lưu thông của dòng tiền.

Theo Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép".

Các địa điểm được phép đặt đại lý giao dịch ngoại tệ bao gồm:

  • Khách sạn ba sao trở lên
  • Cửa khẩu quốc tế
  • Khu vui chơi giải trí có thưởng dành riêng cho người nước ngoài
  • Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam.
  • Các đại lý này còn có ở các khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều khách nước ngoài.
  • Các đại lý này chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam.

Đổi ngoại tệ tại các tiệm vàng có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định trên, đại lý đổi ngoại tệ, phải được Ngân hàng Nhà nước [NHNN] cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Trường hợp tổ chức kinh tế không có giấy phép vẫn thu đổi ngoại tệ, thì không chỉ tổ chức này bị xử lý hành chính mà người có nhu cầu đổi ngoại tệ cũng bị xử lý theo quy định.

Như vậy, về nguyên tắc việc mua bán ngoại tệ nói trên thị trường tự do là vi phạm pháp luật. Nếu các tiệm vàng có giấy phép đăng ký đại lý thu đổi ngoại tệ thì không vi phạm pháp luật.

 Mua bán ngoại tệ là gì?

Xử phạt mua bán ngoại tệ

Căn cứ theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành vi mua bán ngoại tệ trái phép như sau:

Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật

b] Niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ, không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật

b] Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật, làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên;

c] Thanh toán công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ không đúng quy định về hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 9 Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy định pháp luật có liên quan;

d] Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, vay, trả nợ nước ngoài, cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch vốn khác;

đ] Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế, đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú, đăng ký, đăng ký thay đổi tài khoản, tiến độ chuyển vốn đầu tư và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác;

e] Quy định tỷ giá, các khoản chi hoa hồng, môi giới bằng tiền, hiện vật và các hình thức chi khuyến mại trong hoạt động mua, bán ngoại tệ dưới bất kỳ hình thức nào dẫn đến tỷ giá mua, bán, quy đổi thực tế vượt biên độ tỷ giá theo quy định của pháp luật;

g] Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau, mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, thu phí giao dịch không đúng quy định của pháp luật;

h] Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài, giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài, thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú, thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;

i] Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ;

b] Cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài, khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và các giao dịch vốn khác không đúng quy định của pháp luật;

c] Quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước không đúng quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh casino.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 15 Nghị định này

Cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;

b] Mở, đóng, sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;

c] Không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không chấp hành các quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú và các giao dịch vốn khác, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d, đ, h Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều này;

b] Thực hiện giao dịch hối đoái không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước;

c] Có trạng thái ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.

6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật;

b] Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật;

c] Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;

d] Xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt không đúng quy định của pháp luật.

7. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, tổ chức làm đại lý đổi ngoại tệ, tổ chức khác mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ, hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.

8. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

a] Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm c Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều này;

b] Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng khi vi phạm lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

9. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, văn bản cho phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở ngân hàng nước ngoài trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 4 Điều này.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí NGAY

Đăng ký ngay

Xử phạt mua bán ngoại tệ

Thời gian mua bán ngoại tệ

Theo điều Điều 6 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN: Thông báo về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt:

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký ban hành Thông tư này, tổ chức tín dụng được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có trách nhiệm:

a] Thông báo bằng văn bản [gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện] đến Ngân hàng Nhà nước [Vụ Quản lý ngoại hối] về việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

b] Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép.

c] Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [Vụ Quản lý ngoại hối] và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Các tổ chức tín dụng được phép chưa thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân sau ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, khi có nhu cầu thực hiện có trách nhiệm thông báo theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn 15 ngày trước khi thực hiện nghiệp vụ.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có thay đổi về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt [bổ sung, giảm bớt địa điểm, chấm dứt hoạt động mua, bán], tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm thông báo và cập nhật danh sách địa điểm mua bán ngoại tệ tiền mặt bằng văn bản [gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện] đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [Vụ Quản lý ngoại hối] và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều kiện mua bán ngoại tệ

Quy định tại Điều 2 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN đối tượng được mua bán ngoại tệ là:

1. Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:

a] Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài.

b] Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

2. Đối với các mục đích hợp pháp khác quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng.

3. Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

4. Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

 Tìm hiểu kĩ thông tin khi mua, bán ngoại tệ

Thủ tục mua bán ngoại tệ

Khách hàng đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất và xuất trình giấy tờ chứng minh cho mục đích mua ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài hợp pháp, cụ thể:

Mục đích du học

Hồ sơ bao gồm:

- Hộ chiếu/Visa còn thời hạn [nếu quốc gia đến cần xin Visa]

- Thẻ học sinh, sinh viên hoặc Thông báo nhập học của cơ sở đào tạo

- Thông báo/xác nhận của cơ sở đào tạo về sinh hoạt phí và học phí [nếu có]

- Đối với trường hợp mua ngoại tệ mặt, cần bổ sung vé máy bay/mã đặt chỗ/vé tàu xe...

- Đối với trường hợp chuyển khoản ra nước ngoài, thân nhân được phép chuyển tiền hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay mặt thực hiện giao dịch, cần bổ sung thêm:

  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, giấy tờ tùy thân còn hiệu lực
  • Văn bản ủy quyền [nếu ủy quyền cho người khác]

Mục đích du lịch

Hồ sơ bao gồm:

- Hộ chiếu/visa còn thời hạn [nếu quốc gia đến cần xin visa]

- Vé máy bay/Mã đặt chỗ/Vé tàu xe

- Giấy chứng minh quan hệ nhân thân/Giấy ủy quyền nếu thân nhân/bạn bè cùng đoàn cùng cơ quan, công ty du lịch thay mặt đại diện giao dịch.

- Thông báo chi phí của công ty du lịch với những trường hợp mua ngoại tệ chuyển khoản cùng các giấy tờ cần thiết khác

Tìm hiểu thêm:

Điều kiện và thủ tục mua bán ngoại tệ

Mục đích định cư

Hồ sơ bao gồm:

- Hộ chiếu còn thời hạn

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư hoặc giấy tờ khác chứng minh khách hàng là Công dân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài

- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền:

  • Số tiền từ sổ tiết kiệm/tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng từ 01 tháng trở lên
  • Hợp đồng cho tặng
  • Hợp đồng lao động
  • Các giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc số tiền

Mục đích chữa bệnh

Hồ sơ bao gồm:

- Hộ chiếu/visa còn thời hạn [nếu quốc gia đến cần xin visa]

- Vé máy bay/Mã đặt chỗ/Vé tàu xe

- Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh nước ngoài hoặc giấy giới thiệu ra nước ngoài khám, chữa bệnh của cơ sở y tế trong nước.

- Thông báo chi phí của cơ sở y tế nước ngoài [nếu có].

Mục đích trợ cấp thân nhân ở nước ngoài

- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân giữa khách hàng và người hưởng trợ cấp

- Giấy tờ tùy thân còn hiệu lực của khách hàng

- Giấy tờ chứng minh người hưởng trợ cấp đang được cư trú/định cư/làm việc/chữa bệnh/học tập ở nước ngoài: Hộ chiếu công dân hoặc thẻ cư trú hoặc visa định cư hoặc visa study cùng thẻ sinh viên hoặc giấy nhập viện hoặc văn bản xác nhận của Lãnh sự quán/chính quyền địa phương hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương…

Sau khi mang đầy đủ hồ sơ đó đến ngân hàng, bạn sẽ được các giao dịch viên hướng dẫn làm thủ tục đổi ngoại tệ nhanh nhất.

Hiện nay, có khá nhiều các ngân hàng được cấp phép kinh doanh các giao dịch ngoại tệ, nên khách hàng cần tìm hiểu kĩ càng về tỷ giá, hạn mức, điều kiện thủ tục, phí và thời gian giao dịch trước để có lựa chọn tối ưu.

Hy vọng những lưu ý trên giúp khách thực hiện mua bán ngoại tệ tại ngân hàng một cách thuận lợi, an toàn và nhanh chóng.

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc, vui lòng đăng ký tư vấn ngay để được giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký ngay

Video liên quan

Chủ Đề