Nghị quyết hướng dẫn về thời hiệu khởi kiện

Tổng hợp 08 bản án về hết thời hiệu khởi kiện


Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án. Vậy đối với những tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện, Tòa sẽ giải quyết như thế nào và với những lập luận ra sao?


1. Bản án296/2018/HC-PT ngày 15/08/2018 vềkhiếu kiện quyết định hành chínhquản lý đất đai trong trường hợp yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh

- Trích dẫn nội dung: “Tuy không bị trở ngại vì sự kiện bất khả kháng nào nhưng mãi đến ngày16/01/2017 bà Nguyễn Thị L1 mới khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Nguyễn Văn H đứng tên là đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính.”

- Kết quả giải quyết: Hủy Bản án hành chính sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh L và đình chỉ giải quyết vụ án.

2. Bản án366/2019/DS-PTngày 22/11/2019 về tranh chấp quyền sử dụng đất.

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

- Trích dẫn nội dung: “Cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp QSDĐ” theo quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự và không chấp việc bị đơn cho rằng nguyên đơn khởi kiện đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 185 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 155 Bộ luật dân sự là có căn cứ pháp luật.”

- Kết quả giải quyết: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn. Giữ nguyên bản án bản án dân sự sơ thẩm số 13/2019/DS-ST ngày 26/07/2019 của Toà án nhân dân huyện TT, Thành phố Hà Nội.

3. Bản án345/2018/LĐ-PTngày 02/04/2018 về tranh chấp tiền lương, bảo hiểm xã hội.

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

- Trích dẫn nội dung: “Kể từ thời điểm năm 2006 và từ ngày Tổng Công ty có Công văn trả lời số 1003/TCT5-TCCB ngày 12/11/2012, ông H đã biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm, không được Tổng Công ty chấp nhận giải quyết nhưng ông không khởi kiện. Đến ngày 01/6/2015, ông H mới nộp đơn khởi kiện tại Tòa án là đã hết thời hiệu khởi kiện. Đề nghị không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.”

- Kết quả giải quyết: Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của nguyên đơn. Giữ nguyên Bản án lao động sơ thẩm số 80/2017/LĐ-ST ngày 14/12/2017 của Tòa án nhân dân quận T, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bản án15/2017/DS-STngày 31/08/2017 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

- Cấp xét xử: Sơ thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

- Trích dẫn nội dung: “ Khoản tiền lãi còn lại tính từ sau ngày 24/4/2012 đến này 19/10/2016 là 1.454.400 đồng nguyên đơnkhông chứng minh được đã thông báo nhưng bị đơn không trả nợ, đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện nên Hội đồng xét xử không chấp nhận.”

- Kết quả giải quyết: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn số tiền 2.284.600đ. Bác một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với số tiền lãi 1.454.400.

5. Bản án16/2019/DS-STngày 05/07/2019 về tranh chấp hợp đồng tín dụng.

- Cấp xét xử: Sơ thẩm

- Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

- Trích dẫn nội dung: “ Theo Điều 159Bộ luật tố tụng Dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011, Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTPngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện nên đình chỉ trả lại đơn khởi kiện cho A đối với yêu cầu thanh toán tiền lãi.

- Kết quả giải quyết:Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn. Buộc bị đơn phải trả cho Ngân hàng A số tiền 10.208.000 đồng.

6. Bản án52/2019/DS-PTngày 02/04/2019 về tranh chấp bồi thường thiệt hại tài sản.

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp

- Trích dẫn nội dung: “Theo quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Như vậy, trong trường hợp ông C có lấn chiếm phần đất của bà X thì bà X có quyền khởi kiện yêu cầu ông C bồi thường thiệt hại từ năm 2015 đến năm 2017, còn khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2014 đã hết thời hiệu khởi kiện.”

- Kết quả giải quyết: Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn.

7. Bản án132/2018/DS-PTngày 15/10/2018về tranh chấp tiền lãi theo hợp đồng vay và mua bán tài sản.

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

- Trích dẫn nội dung: “Đến kỳ hạn trả nợ bị đơn không trả nợ cho nguyên đơn nhưng đến ngày 05/7/2016 nguyên đơn mới yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết thì đã quá thời hiệu khởi kiện [thời hiệu khởi kiện theo Điều 427BLDS năm 2005 là 2 năm; thời hiệu khởi kiện theo Điều 429 BLDS năm 2015 là 3 năm]. Nên, căn cứ vào điểm b khoản 3 Điều 23Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTPngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao quy định “...Đối với yêu cầu thanh toán khoản tiền lãi thì Tòa án không giải quyết vì đã hết thời hiệu khởi kiện.””

- Kết quả giải quyết: Không chấp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 11/2018/DSST ngày 27/4/2018 của Toà án nhân dân huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk.

8. Bản án286/2017/HC-PTngày 12/10/2017 về khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực giáo dục và bồi thường thiệt hại.

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh

- Trích dẫn nội dung: “Tính từ ngày 28/5/2015 nhận được quyết định hành chính đến ngày 22/11/2016 khởi kiện vụ án hành chính, là quá 1 năm, hết thời hiệu khởi kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 Luật tố tụng hành chính.”

- Kết quả giải quyết: Bác kháng cáo của người khởi kiện.

Như Ý

5057

Từ khóa: tổng hợp | bản án | thời hiệu khởi kiện |

Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về

Những lưu ý khi áp dụng thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 có một số quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005; đó là:

-Quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
“Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
“Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”.
[Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 không có quy định này].
- Quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
[Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 02 năm].
Quy định tại Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
[Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm].
- Quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a] Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b] Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này”.
[Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với bất động sản; không có quy định khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thìdi sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó; không có quy định giải quyết đối với trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản].
Do Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 có những quy định về thời hiệu khởi kiện khác với quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và Bộ luật dân sự năm 2005, nên việc áp dụng các quy định này đã được quy định tại Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015của Quốc hội khóa 13, đồng thời cũng đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; cụ thể là:
1. Quy định tại Điều 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Điêu 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định vềHiệu lực thi hành:
“1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ các quy định sau đây của Bộ luật này có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017:
“a] Quy định liên quan đến việc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 4, các điều 43, 44 và 45 của Bộ luật này;
“b] Quy định liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
“c] Quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
“d] Quy định liên quan đến pháp nhân là người đại diện, người giám hộ.
“2. Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016”.
Theo nội dung quy định tại Điều 517 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời điểm có hiệu lực thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và thời điểm hết hiệu lực thi hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được xác định như sau:
1.1. Thời điểm có hiệu lực thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, trừ một số quy định mới có liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, trong đó có các quy định mới liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 và điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì đến ngày01/01/2017 mới có hiệu lực.
Các quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực là:
“2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
“Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ”.
Các quy định liên quan đến áp dụng thời hiệu tại điểm e khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đến ngày 01/01/2017 mới có hiệu lực là:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: …e] Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án vàthời hiệu khởi kiện đã hết”.
1.2. Thời điểm hết hiệu lực thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016,trừ các quy định tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.
Các quy định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 là:
“1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
“2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
“3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau:
“a] Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;
“b] Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
“4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu”.
Quy định tại điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 là:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: … h] Thời hiệu khởi kiện đã hết”.
Như vậy, nội dung quy định tại Điều 517 của Bộ luật TTDS năm 2015 cần được hiểu như sau:
Cho đến hết ngày 31/12/2016, đối với trường hợp đương sự đã có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc nếu thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu đã hết, mà không căn cứ vào việc đương sự có hay không cóyêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
2. Quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự
Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự quy định về việcáp dụng quy định về thời hiệu:
“Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tạiĐiều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12”.
[Các quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 đã được viện dẫn tại điểm 1.2 mục 1 ở trên].
Như vậy, nội dung quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13của Quốc hội cần được hiểu như sau:
Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01/01/2017 thì Tòa án vẫn áp dụng quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết.
[Vì ngày phát sinh tranh chấp là ngày đương sự có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án, nên theo quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội khóa 13 thì trường hợp đương sự đã có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án trước ngày 01/01/2017 Tòa án vẫn phải căn cứ các quy định tại Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và các quy định tại Điều 427, Điều 607, Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 để xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu còn hay hết; nếu đã hết, Tòa án phải áp dụng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 để quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc].
3. Hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016
Tại Điều 4 của Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫnvề việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chínhnhư sau:
“Khi thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính thì cần lưu ý như sau:
“1. Thời điểm phát sinh tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 là ngày khởi kiện, ngày yêu cầu. Việc xác định ngày khởi kiện, ngày yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13.
“2. Thời điểm phát sinh vụ án hành chính quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 104/2015/QH13 là ngày khởi kiện. Việc xác định ngày khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 120 Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13.
“3. Quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31-12-2016 để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
“4. Từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.
4. Bàn về việc áp dụng các quy định mới về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể
Căn cứ quy định tại Điều 517 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội và căn cứ hướng dẫn tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, theo chúng tôi, việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể cần được áp dụng thống nhất như sau:
4.1. Đối với các các giao dịch về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà đương sự có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì tùy từng trường hợp Tòa án giải quyết như sau
a]. Trường hợp Tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nhưng đang trong quá trình giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng bản án, quyết định giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật, thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết.
b]. Trường hợp Tòa án đã giải quyết và bản án, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; bởi vì:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 thìkhông áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực].
c]. Trường hợp Tòa án đã giải quyết và bản án, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bản án, quyết định đó bị kháng nghị vì lý do khác, thì khi xem xét lại bản án, quyết định đó theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết.
d]. Trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do "thời hiệu khởi kiện đã hết", thì đương sự không được quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 [*]; bởi vì:
Mặc dù theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thìđương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây: …d] Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;nhưng đây lại không thuộc trường hợp được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 [vì quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 làđối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này;còn đây là trường hợp đương sự đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, tức là đã phát sinh tranh chấp, trước ngày 01/01/2017]. Do đó, trường hợp này phải áp dụng quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội khóa 13 là“đối với các tranh chấp, yêu cầu… phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12.
đ]. Đối với trường hợp đương sự khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là di sản thừa kế, mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã căn cứ theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý dokhông đủ điều kiện khởi kiện, nay đương sự lại khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế [*], thì Tòa án vẫn áp dụng các quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết; bởi vì:
Đây thực chất là trường hợp tranh chấp di sản thừa kế, nhưng theo quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 và của Bộ luật dân sự năm 2005 thì đã hết thời hiệu khởi kiện, vì thế đương sự chuyển sang khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là di sản thừa kế; tuy nhiên do không đủ điều kiện thuộc trường hợp“không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế”theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, nên Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì lý dokhông đủ điều kiện khởi kiện. Do đó, việc sau ngày 01/01/2017 đương sự lại khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cũng thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 của Quốc hội.
4.2. Đối với các giao dịch về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được xác lập trước ngày 01/01/2017, nhưng từ ngày 01/01/2017 đương sự mới có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu gửi đến Tòa án [tức là từ ngày 01/01/2017 mới phát sinh tranh chấp, yêu cầu] thì Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết.
4.3. Ngày đương sự gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đến Tòa án được xác định theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi bàn về áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và của Bộ luật dân sự năm 2015. Rất mong được các bạn đồng nghiệp trao đổi.
Ghi chú:
[*] Quan điểm này của chúng tôi khác với quan điểm được nêu tại khoản 2 Điều 3 của Dự thảo 1 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối caoHướng dẫn thi hành một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện.



In bài viết
Gửi Email

Các tin khác

  • So sánh các quy định về một số hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 [cũ] và Bộ luật dân sự năm 2015 [mới] [13/11/2017]
  • Những nội dung cơ bản về pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động của doanh nghiệp [Phần 1] [12/11/2017]
  • Đánh giá về trường hợp các hiệp hội đứng sau tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp [08/11/2017]
  • Những nội dung về cách tính mức trợ cấp mất việc làm cho người lao động năm 2017 mà doanh nghiệp và người lao động cần đặc biệt quan tâm. [08/11/2017]
  • Đánh giá thực trạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung các quy định mới trong Luật cạnh tranh sửa đổi [01/11/2017]
  • Thực trạng khuyến mại vượt trần và đánh giá về quy định pháp luật giới hạn mức tối đa khuyến mại [27/10/2017]
  • Tại sao chúng ta cần hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa? Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay như thế nào [24/10/2017]
  • Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW, quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm và điều kiện xuất, nhập khẩu phân bón [23/10/2017]
  • Đánh giá những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị Quyết 42 của Quốc Hội về thí điểm xử lý nợ xấu [20/10/2017]
  • Chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài, bãi bỏ danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng và chuyển cửa khẩu hàng nhập hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình [16/10/2017]

Tiếp tục trao đổi bài viết: “Xác định thời hiệu khởi kiện và nghĩa vụ thanh toán nợ lãi đối với tranh chấp đòi lại tài sản”, tác giả có ý kiến khác với các quan điểm đã trao đổi trước đây.

Qua nghiên cứu bài viết: “Xác định thời hiệu khởi kiện và nghĩa vụ thanh toán nợ lãi đối với tranh chấp đòi lại tài sản” của tác giả Trần Thị Thu Hiền, VKSND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, đăng trên Kiemsat.vn ngày 13/6/2018. Tôi có ý kiến khác với tác giả bài viết.

1. Tác giả bài viết cho rằng cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của A, buộc B phải thanh toán tiền nợ gốc [do thời hiệu khởi kiện của hợp đồng đòi lại tài sản là không xác định theo quy định của BLTTDS năm 2011 và Nghị quyết số 03 ngày 03.12.2012 của HĐTP TAND Tối cao] và nghĩa vụ thanh toán lãi chậm trả [theo quy định tại khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005].

Thời điểm các bên xác lập hợp đồng vay tài sản là ngày 05/01/2009, nhưng đến ngày 03/8/2017 mới yêu cầu Tòa án giải quyết nên theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 [có hiệu lực từ ngày 01/8/2016] của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành BLTTDS thì: “Từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”. Do đó, Tòa án có thẩm quyền phải áp dụng các quy định của BLDS năm 2005 để giải quyết nhưng việc xác định thời hiệu [trong đó có thời hiệu khởi kiện] phải áp dụng các quy định của BLDS năm 2015 và BLTTDS năm 2015 để giải quyết.

Ảnh minh họa [Internet]

Khoản 1 Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định: “1. Thời hiệu khởi kiện... được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự”. Điều 185 BLTTDS năm 2015 quy định: “Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự”. Điều 429 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm”. Mặt khác, Điều 155 BLDS năm 2015 quy định các yêu cầu, tranh chấp không áp dụng thời hiệu khởi kiện chỉ bao gồm yêu cầu bảo vệ nhân thân, bảo vệ quyền sở hữu và tranh chấp về quyền sử dụng đất chứ không quy định tranh chấp đòi lại tài sản là không xác định thời hiệu như BLTTDS năm 2011 và hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

Tại thời điểm thụ lý vụ án [ngày 03/8/2017], BLTTDS năm 2011 và Nghị quyết số 03 năm 2012 đã hết hiệu lực thi hành cho nên ý kiến của tác giả bài viết nêu không đảm bảo căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Về ý kiến cho rằng, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án do hết thời hiệu khởi kiện: Theo quy định điểm e khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì “đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết” thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Đây được hiểu là điều kiện đồng thời: đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu và thời hiệu khởi kiện đã hết. Bài viết chỉ đưa ra một điều kiện là thời hiệu khởi kiện đã hết [mà không có việc đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu] để Tòa án ra quyết định đình chỉ là chưa đảm bảo căn cứ pháp luật.

Mặt khác, khoản 2 Điều 184 BLTTDS năm 2015 quy định: “2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu cảu một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc”. Trong trường hợp các bên đương sự không yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án có thẩm quyền áp dụng khoản 1 Điều 478, khoản 4 Điều 474 BLDS năm 2005 để buộc B phải có nghĩa vụ trả nợ cho A số tiền gốc 300 triệu đồng và tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ [thời hạn chậm trả được tính từ 06/3/2009 đến thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết]. Tuy nhiên, việc tính lãi chậm trả như quy định của pháp luật hiện nay chưa thỏa đáng, bởi vì thời hạn chậm trả phụ thuộc vào thời điểm phát sinh tranh chấp, cụ thể hơn là thời điểm người cho vay khởi kiện để đòi lại tài sản.


Xem thêm >>>

Về xác định thời hiệu khởi kiện thanh toán nợ lãi đối với tranh chấp đòi lại tài sản

Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai: Liệu có cần đại diện hộ dân sinh sống lâu đời?

Video liên quan

Chủ Đề